Hôm nay,  

Người Việt Di Dân Sau 48 Năm (1975-2023) – Phần III (Kết)

02/10/202312:02:00(Xem: 2075)
little saigon business
Little Saigon, Westminster, CA.



Người Việt di cư thích nghi nhanh chóng với văn hóa Mỹ

 

Người nhập cư Việt Nam đã thích nghi nhanh chóng với văn hóa Mỹ. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất đã góp phần vào thành công của họ:
 
a) Tính cần cù (“đạo đức lao động” mạnh mẽ/ strong work ethic):
    Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác.
 
b) Ý thức cộng đồng mạnh mẽ:
    Người nhập cư Việt Nam có xu hướng sống rất gần gũi với nhau. Họ hình thành mối liên kết chặt chẽ với gia đình, bạn bè và hàng xóm. Ý thức cộng đồng này đã giúp họ vượt qua những thách thức của việc nhập cư và xây dựng cuộc sống mới cho chính họ ở Mỹ.
 
c) Hiếu học:
    Người nhập cư Việt Nam trẻ tuổi thích nghi nhanh với môi trường mới nhờ họ cố gắng học hỏi và họ được sự hỗ trợ tích cực cũng như khuyến khích (hay có khi gia đình bắt buộc) từ thế hệ phụ huynh. Nói chung, chúng ta có truyền thống coi trọng học vấn, khoa bảng như trong thứ tự xã hội “sĩ, nông, công, thương “ hay “chẳng tham ruộng cả ao liền, chỉ ham cái bút cái nghiên anh đồ”.
 
d) Ý thức mạnh mẽ về bản sắc:
    Người nhập cư nhất là lứa tuổi phụ huynh Việt Nam tự hào về di sản và văn hóa của họ, muốn giữ gìn bản sắc và truyền lại cho con cháu. Ý thức mạnh mẽ về bản sắc này đã giúp họ duy trì truyền thống văn hóa của mình đồng thời thích nghi với văn hóa Mỹ.
    Chúng ta để ý là VNI để gõ tiếng Việt trên máy tính do Hồ Thanh Việt, một người Việt ở Westmisnster phát triển và trong Unicode Consortium, phần dùng để viết tiếng Việt là do một nhóm người Việt hải ngoại đề xướng (9). Các trang mạng, blog, YouTube nhan nhản của người Việt hải ngoại. Các sách báo cũ của VNCH đều được in lại lúc ban đầu, nay được số hóa trên mạng (ví dụ Nam Phong Tạp Chí, Tự lực Văn đoàn, báo Bách Khoa).
 
e) Ngoài những yếu tố này, người nhập cư Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của một số tổ chức, bao gồm nhà thờ, trường học và các nhóm cộng đồng. Các tổ chức này đã giúp những người nhập cư Việt Nam tìm được việc làm, học tiếng Anh và thích nghi với cuộc sống ở Mỹ.
 
f) Vai trò phụ nữ:
    Có những khác biệt giữa tình trạng phụ nữ tại Mỹ và Á Châu, và chỉ trong nội bộ Á Châu, cũng lại có những khác biệt rất lớn giữa các vùng hay các nước. Một ví dụ rõ ràng nhất là các hoạt động ngoài xã hội và cơ hội giáo dục rất giới hạn của phụ nữ Afganistan hiện nay và phụ nữ ở Indonesia trong lúc hai nước đều đa số Hồi giáo. Về phương diện lịch sử, trong xã hội vùng Đông Nam Á người phụ nữ có vai trò lớn hơn là ở Trung Quốc hay Đông Á như Nhật và Korea. Một lý do được đưa ra là chế độ mẫu hệ từng hiện diện trong lịch sử Đông Nam Á, thay vì vai trò độc tôn của chế độ phụ hệ ( Khổng giáo). Bà Trưng, Bà Triệu, Đô Đốc Tây Sơn Bùi Thị Xuân là những nhân vật tiêu biểu cho vai trò đáng kể người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam. Về tình hình Việt Nam hiện nay, một bài phân tích của Quỹ tiền tệ Quốc Tế cho thấy tỷ số phụ nữ Việt Nam đi làm thuộc loại cao nhất thế giới. Chiến tranh Việt Nam đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về dân số nam so với dân số nữ, đặc biệt ở nhóm tuổi trưởng thành. Khi nền kinh tế bắt đầu phát triển sau khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới vào năm 1986, nguồn cung lao động sẵn có chủ yếu là nữ, và không có gì ngạc nhiên khi số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày càng nhiều. Cải cách Đổi Mới mang lại tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mở cửa nền kinh tế cho thương mại và dẫn đến đô thị hóa nhanh chóng. Trong khi vẫn còn một tỷ lệ lớn lực lượng lao động nữ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, thì lao động nữ làm công ăn lương ngày càng tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực dịch vụ lớn và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Riêng đối với phụ nữ Việt hải ngoại, ngoài truyền thống lịch sử nói trên của phụ nữ Đông Nam Á, họ từng thay thế hay phụ chồng phải đi lính giữ trách nhiệm nuôi sống gia đình, dạy dỗ con cái trong thời chiến tranh, nuôi chồng đi cải tạo, tổ chức vượt biên, lén lút buôn bán chợ trời trong nên kinh tế “bao cấp”, ngăn sông cấm chợ, cho nên họ rất linh động, thích ứng nhanh với hoàn cảnh và có khả năng sống còn cao. Một ví dụ điển hình là Bà Khúc Minh Thơ, người sáng lập Hội Tù Nhân Chính Trị và đã vận động từ ngành ngoại giao cũng như lập pháp Mỹ để đưa tới chương trình H.O. đem các người cựu tù cải tạo và gia đình họ qua Mỹ. Một ví dụ khác là kỹ nghệ làm móng ở Mỹ hiện nay đáng giá hàng tỷ đô la, phần chính là do các bà Việt nam gầy dựng nên từ những ngày mới đến Mỹ được một nữ diễn viên điện ảnh Mỹ giúp đỡ,
 
g) Nhờ những yếu tố này, người nhập cư Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội Hoa Kỳ, tiếp tục ghi dấu ấn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Những người Việt tỵ nạn qua Mỹ sớm (1975) và những người đến Mỹ sau có thể có những cuộc sống và cái nhìn khác nhau. Minh Tường, một bác sĩ rời Việt Nam khoảng 1980, trong bài “Một thủa Sàigòn” (viết năm 1988) được đăng trên bản tin Mùa Hè 2022 của Hội Y Tế Hoa Kỳ Florida, đã viết về cảm giác của mình lúc viếng Little Saigon ở California như sau:
    “... Những người bạn, nhờ qua sớm, nên bây giờ thành công và là những công dân Mỹ mới, vênh váo, hợm hĩnh, dương dương tự đắc, quên hẳn (hay muốn quên?) bạn bè cũ “quê mùa”, nhiều chất Việt Nam quá. Số nhỏ này làm tôi buồn, một nỗi buồn man mác, không thể nói hết được. Tôi biết những người bạn cao ngạo của tôi bây giờ, đã ra đi vào những ngày cuối tháng tư 75. Họ hoàn toàn không hiểu, không nếm mùi những gì đã xảy ra từ sau tháng tư năm đó ở quê nhà. ”
     Sự khác biệt giữa những người đến Mỹ qua những đợt cách nhau mấy chục năm lại càng lớn hơn nữa. Những người trẻ ở Mỹ qua ngã hôn nhân hay du học không từng sống qua trải nghiệm của người tỵ nạn hay thuyền nhân trước đây và có thể không hiểu những gian khổ của lúc ban đầu xây dựng của diaspora trước khi có chỗ đứng trong cộng đồng các dân tộc Hiệp chủng quốc như hiện nay.
 
7) Hôn nhân dị chủng:
    Trong các gia đình mà chủ hộ là người Việt nhập cư ở Mỹ, 91.6% vợ hay chồng là người Việt, 4% là người châu Á (inter-Asian), 4% là người da trắng. Tỷ lệ này cao nhất trong các nhóm Á Châu, cao hơn người Hoa một chút (90%) nhưng cao hơn người Nhật nhiều (66% có vợ hoặc chồng Nhật, nhưng 18.7% chồng hoặc vợ da trắng).
    Đàn ông Việt nói chung (nhập cư hoặc sinh tại Mỹ) đa số lấy vợ người Việt (92.6%), bằng người Ấn (92.5%), người Hàn quốc (90.4%), và người Phi (85.1%) một chút, cao hơn người Nhật (62.8%) nhiều.
    Nhưng phụ nữ có chồng Việt (84.6%) ít hơn là đàn ông có vợ Việt. Tuy nhiên phụ nữ Việt có chồng cùng gốc gác (Việt) nhiều hơn phụ nhữ gốc Á châu khác, nhất là Nhật (44.4%), chỉ thua Ấn Độ (92.9).
    Nhưng nếu chỉ xét đến những cặp vợ chồng mà cả hai người đều được sinh ra (US born) hay lớn lên ở Mỹ (US raised) thì có nhiều khác biệt. 59% đàn ông lấy vợ Việt, và chỉ 40.9% các cô Việt có chồng cùng xứ gốc (ít hơn phụ nữ Nhật, Trung Hoa, Ấ́n Độ, chỉ nhiều hơn phụ nữ Phi 29% và Hàn Quốc 24%).
    Đa số các cô “US Born+US Raised” lấy chồng “ngoại quốc”, phần lớn là người da trắng (41.3%) hay người Á Châu khác (12.2%). Như vậy, cô dâu Việt sinh ra hay lớn lên tại Mỹ lấy chồng Mỹ trắng nhiều hơn là lấy thanh niên gôc Việt.
    Cô dâu sanh tại Mỹ lấy chồng Việt chỉ trong 38% trường hợp, 35% lấy chồng da trắng.
     Chỉ 51% chú rể sanh tại Mỹ có vợ gốc Việt, nếu cả hai đều sanh tại Mỹ, chúng ta không biết số đối với người về Việt Nam lấy vợ như thế nào.
    Trong lãnh vực hôn nhân dị chủng, tình hình đang thay đổi nhanh, càng ngày càng có nhiều cô dâu Việt kết hôn với người khác chủng tộc hay khác dân tộc. Đối với Mỹ, từ thế hệ 1 (nhập cư), qua thế hệ 1.5 (sinh tại VN, lớn lên tại Mỹ), qua thế hệ 2 (sinh tại Mỹ), tỷ lệ lấy người cùng gốc Việt càng ngày càng thấp. Kết quả của những nghiên cứu thống kê thực hiện cách đây mười năm cho thấy đối với những người sinh tại Mỹ, đàn ông chỉ lấy vợ gốc Việt trong quá nửa trường hợp, các phụ nữ (thế hệ 2) chỉ lấy chồng gốc Việt trong hơn một phần ba các trường hợp. Có lẽ khuynh hướng này sẽ càng ngày càng gia tăng. Mẫu số chung cho giới trẻ sẽ là tiếng Anh, văn hóa Mỹ nói chung và giáo dục Mỹ; những yếu tố này sẽ lấn ép yếu tố nguồn gốc chủng tôc, văn hóa, truyền thống gia đình hay sự ưa thích của cha mẹ muốn có người dâu rễ cùng nguồn gốc dễ đối thoại, thông cảm hơn. Có lẽ thế hệ đi trước cần tìm hiểu học hỏi thêm về quê hương mới để có thể đối thoại và vui sống với các thế hệ sau. (10)
 
Kết luận
 
Người Việt di cư quy mô lớn từ Việt Nam sang Hoa Kỳ và các nước khác sau Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, bắt đầu bằng cuộc di tản do Hoa Kỳ bảo trợ cho khoảng 125.000 người tị nạn Việt Nam. Khi cuộc khủng hoảng nhân đạo và sự di dời của người dân ở khu vực Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào) ngày càng gia tăng, ngày càng có nhiều người tị nạn và gia đình họ được nhận vào một số nước phát triển phương tây, phần chính là Hoa Kỳ.
    Riêng về Hoa Kỳ, dân số nhập cư Việt Nam đã tăng đáng kể kể từ đó, tăng gần gấp đôi mỗi thập kỷ từ năm 1980 đến năm 2000, và sau đó tăng 26% vào những năm 2000. Năm 2017, hơn 1,3 triệu người Việt cư trú tại Hoa Kỳ, chiếm 3% trong tổng số 44,5 triệu người nhập cư của cả nước và là nhóm người sinh ra ở nước ngoài lớn thứ sáu ở Mỹ. Khác với trước đây khi hầu hết người Việt Nam được nhận là người tị nạn, những người Việt thường trú hợp pháp tại Hoa Kỳ ngày nay (có thẻ xanh/green card) phần lớn thông qua việc đoàn tụ gia đình; rất ít người được thẻ xanh thông qua công việc làm hoặc các kênh khác. Người nhập cư Việt Nam nói chung bị giới hạn về tiếng Anh hơn (LEP hay Limited English Proficient) so với tổng dân số sinh ra ở nước ngoài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người Việt có quốc tịch Mỹ ở tỷ lệ cao hơn nhiều và họ ít khi bị xếp vào thành phần nghèo khó hoặc ít khi thiếu bảo hiểm y tế so với tổng dân số nhập cư khác.(11) Sự hiện diện của trên 20 ngàn sinh viên từ Việt Nam đi du học ở Mỹ với đa số có ý định ở lại sau khi học xong là một hiện tượng tương đối mới đáng chú ý.
    Trên bình diện toàn cầu, với số người Việt di dân ra khỏi nước chừng 100 ngàn người mỗi năm, và số lượng các phụ nữ lấy chồng ở ngoại quốc càng ngày càng tăng tạo nên một thế hệ mới trẻ em gốc Việt ở Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Úc…cộng đồng người Việt hay gốc Việt hứa hẹn sẽ có những phát triển và thay đổi ngoạn mục.
    Một điểm quan trọng cần nhắc tới khi nói đến cộng đồng hải ngoại là số tiền hiện nay họ gởi về Việt Nam mỗi năm, lên đến 18 tỷ dollars Mỹ năm 2022 (12), và một nửa gởi từ Mỹ. So sánh số lượng này với những gói quà gồm thuốc men, thuốc lá, áo quần gởi lẻ tẻ về nước trong những năm sau 1975, hay tổng sản lượng của VN hiện nay chừng 366 tỷ dollars (chừng 1/20 của GDP). Một so sánh khác là số tiền này gấp đôi số tiền Mỹ chi 9,3 tỷ đô la mỗi năm cho chiến tranh Việt Nam. Hiện nay Israel là nước nhận được nhiều viện trợ nhất của Mỹ, 3,8 tỷ USD cho quân sự và 80 triệu cho kinh tế. Nếu xét theo chiều hướng này, người Việt hải ngoại là nguồn viện trợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
 

– Bác sĩ Hồ Văn Hiền


Tham khảo:
 

(6) https://www.ocregister.com/2015/05/01/how-they-became-us-orange-county-changed-forever-in-the-40-years-since-the-fall-of-saigon/

 

(7) https://vietbao.com/p301418a312775/song-va-viet-o-hai-ngoai-hoi-ky-cua-nguyen-hung-quoc

 

(8) https://www.voatiengviet.com/a/7071676.html)

 

(9) https://saigoneer.com/saigon-technology/14055-typing-vietnamese,-part-2-the-vietnamese-diaspora,-unicode-and-the-ubiquity-of-unikey

 

(10) https://langhue.org/index.php/van-hoc/but-ky,-but-luan,-dich-thuat/21551-tl-hon-nhan-di-chung-ho-van-hien.html

 

(11) https://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese-immigrants-united-states-5

 

(12) https://tuoitre.vn/kieu-hoi-ve-viet-nam-dau-tu-kinh-doanh-ngay-cang-nhieu-2023052218354347.htm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Joe Biden khẳng định sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Israel là “vững chắc và không lung lay, giống như những gì chúng tôi đã và đang làm kể từ thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel, chỉ 11 phút sau khi quốc gia này thành lập, cách đây 75 năm.” Israel đã tuyên bố quyết tâm tiêu diệt Hamas và phát động một cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Tính đến cuối tháng 11, đã có hơn 14,000 người Palestine thiệt mạng. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn Gaza và khiến khoảng 70% dân số ở đây phải sơ tán.
Là người gốc Việt có khả năng làm truyền thanh dòng chính nên khi Việt Nam mở cửa chào đón du khách phương Tây, anh đã về làm phóng sự về sinh hoạt đời sống, về những thay đổi đang diễn ra trên quê hương nguồn cội sau ngày có chính sách “Đổi mới”. Loạt phóng sự đem đến cho anh giải thưởng xuất sắc của Overseas Press Club. Anh cũng còn là một nhà bình luận trong chương trình “All Things Considered” trên hệ thống truyền thanh National Public Radio.
Sách giáo khoa Hoa Kỳ thuật lại câu chuyện về những nhà phiêu lưu thám hiểm châu Âu thành lập các thuộc địa ở “Tân Thế giới” và những câu chuyện về “Lễ tạ ơn đầu tiên” thường miêu tả những người thực dân và những người Mỹ bản địa đang cùng nhau ăn uống chan hòa hạnh phúc. Sách vở ghi chép cuộc chiến giành độc lập của các thuộc địa là một chiến thắng chính đáng. Việc loại bỏ người Mỹ bản địa có thể được nhắc đến như một chú thích đáng buồn, nhưng chiến thắng của tinh thần tiên phong chiếm vị trí trung tâm khiến những chi tiết khác lu mờ.
Hiện nay trên thế giới được cho là có khoảng 10,000 tôn giáo. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những tôn giáo lớn như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, v.v… nhưng cũng có hàng trăm triệu người khác tin vào các tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống hoặc tín ngưỡng bộ lạc.
Kinh điển Phật giáo buổi sơ thời đề cập đến một số vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Khi mục đích chính trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát cá nhân ra khỏi các đau khổ đang lan tràn, giáo lý của Ngài cũng thừa nhận sự tương thuộc của cá nhân với xã hội, thể chế chính trị và kinh tế. Giáo lý của Đức Phật đã tìm cách dung hoà những mối quan hệ này một cách xây dựng...
Cho nên vào năm 1955, khi “Một Quốc Gia Vừa Ra Đời” như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường. Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế...
Viễn cảnh một ĐBSCL khô hạn và sa mạc hoá, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thuỷ điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo... Một vấn đề nhức nhối và hết sức trọng đại hiện nay được nhà văn Ngô Thế Vinh, với cái tâm tha thiết luôn hướng về sinh mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam, phân tích và nhận định trong bài viết công phu sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ NARA: Thượng viện mở cuộc điều tra về Hoạt động Tình báo của Chính phủ nhằm điều tra âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài của CIA, và sau 40 năm vào ngày 7.7.2015 bản văn được công khai ✱ NARA: HĐQMCM hội họp tìm cách giải quyết số phận của 2 anh em ông Diệm-Nhu. Quyết định chung cuộc là giết 2 ông Diệm-Nhu. Hội đồng chọn Đại Úy Nhung làm người thi hành lệnh xử tử. ✱ BNG/Đại sứ Lodge: Tướng Khánh nói với tôi chiếc cặp (của ông Diệm) đựng một triệu đô la Mỹ “mệnh giá lớn nhất”. Tướng Minh đã giữ chiếc cặp và chưa bao giờ giao nộp nó. Tướng Minh vào thời gian này đã lấy được 40 ký vàng miếng...
Israel đang tập trung quân đội tại khu vực biên giới giáp với Dải Gaza dự kiến cho một cuộc tấn công trên bộ. Đồng thời, họ cũng đang gấp rút sơ tán các ngôi làng ở gần biên giới với Lebanon vì lo ngại mặt trận thứ hai mở ra ở phía bắc. Hizbullah, một nhóm chiến binh Shia được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Lebanon, từng đụng độ với Israel. Cả hai bên, một nhà báo và ít nhất hai thường dân Lebanon đã thiệt mạng. Iran cảnh báo lực lượng ủy nhiệm sắp tung ra “đòn phủ đầu” chống lại Israel. Trước đây, Hizbullah đã từng tham chiến để ủng hộ Hamas, nhóm chiến binh kiểm soát Gaza. Sự tham gia của họ vào cuộc xung đột hiện tại sẽ đẩy căng thẳng leo thang đáng kể. Vậy Hizbullah là gì và đáng gờm đến mức nào?
"Dự án Kênh Phù Nam tại Cam Bốt do Trung Quốc đỡ đầu, tuy nói là tuyến thủy vận thôi nhưng vẫn có thể là kênh dẫn thủy nhập điền. Trung Quốc có chiến lược khai thác mối hận thù giữa dân tộc Cam Bốt và Việt Nam để chia rẽ họ, đồng thời tài trợ hàng chục tỉ Mỹ kim mua chuộc Lào và Cam Bốt, ràng buộc họ thành con nợ, để cô lập Việt Nam. Bài tham luận này trình bày một chiến lược hoàn toàn mới cho Việt Nam và liên minh chiến lược cho Việt Nam và Cam Bốt để đối phó với Trung Quốc và Lào." Đó là lời Dẫn nhập bài biên khảo về dự án đào kênh Phù Nam của Cam Bốt, bài của kỹ sư Phạm Phan Long, một chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long. Sau bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh, đây là tiếng chuông cảnh báo thứ hai về vấn đề này. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.