Hôm nay,  

Xác Con Người Tim Con Thú

18/03/202200:00:00(Xem: 1737)
Pig transplant
Một trái tim lợn biến đổi gen đã được cấy ghép vào David Bennett, 57 tuổi tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở Baltimore vào tháng Giêng.
 
Nếu có ai nói với tôi, là một người có trái tim thú vật. Có lẽ tôi sẽ nỗi giận hoặc mặc cảm buồn rầu. Đây là một câu chửi. Ngụ ý tôi là một loại người giả hình, trong lòng đầy mưu toan ác độc, như một con thú không có nhân tính, ăn thịt luôn đồng loại. Tôi là một súc sinh.

Ông Dasvid Bennett, Sr. là súc sinh? Ông là người có tim thú vật. Tim một con heo.

Sự tưởng tượng của con người vô cùng tận. Nhiều sự tưởng tượng sau một thời gian trở thành thực tế. Ví dụ: Năm 1870, khi con người còn xa lạ với những chiếc tàu ngầm hữu hiệu, có khả năng lặn xuống biển sâu và đi lại như tàu trên mặt nước, nhà văn pháp Jules Verne đã xuất bản một cuốn truyện “Hai Mươi Ngàn Dặm Dưới Đáy Biển”, cho đến nay vẫn còn nổi tiếng. Hàng tỷ độc giả đã say mê khả năng tưởng tượng kỳ thú của tác giả. Một cuộc phiêu lưu dưới đáy biển sâu, hiểm nguy, gặp nhiều quái vật và vượt qua lắm trở ngại. Vào đầu thế kỷ 20, con người mới thực sự có chiếc tàu ngầm tương đương với chiếc tàu Jules Verne.

Trong đời sống hàng ngày, hầu hết chúng ta đều có kinh nghiệm về tưởng tượng hóa thành sự thật. Không có ai trong chúng ta mà không tưởng tượng về cảnh đầm ấm với người yêu trước khi hôn phối hoặc trước khi quyết định “theo chàng về dinh.” Và những tưởng tượng đó đã thành sự thật. Đúng không?
Một câu chuyện hoang đường kỳ lạ của dân Ái Nhỉ Lan, kể rằng: Có vị vua khi ra trận đã bị đứt mất một cánh tay. Anh lính hộ vệ theo vua bị đui một con mắt. Họ đã được một thầy thuốc đương thời cứu chữa, ông thay thế con mắt mèo vào anh lính độc nhãn. Rồi ghép cánh tay của một người chăn heo vào tay nhà vua. Từ đó, anh lính hộ vệ chỉ ngủ một con mắt, còn con mắt mèo thức suốt đêm (rình chuột?). (Cánh tay người chăn heo thường có hành vi gì, không nghe kể?) Người xưa khi gặp những thảm họa mất mát những phần trên cơ thể, đã không biết phải an ủi như thế nào, chỉ còn mơ tưởng. Tưởng tượng là một nơi chứa thuốc gây mê bệnh thất vọng và thất bại.

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC VỀ CẤY GHÉP

Năm 1906, một bác sĩ Pháp có hai bệnh nhân đang chờ chết vì bệnh thận. Ông thay thận cho hai bệnh nhân, một người thay thận của con dê, người kia thay thận của con heo. Cả hai sống thêm được khoảng ba ngày. Ba ngày làm người với thận thú vật. Trong thời điểm đó, y khoa chưa chưa đủ hiểu biết về hệ thống miễn dịch trong cơ thể và chức năng chấp nhận hoặc từ chối sự cấy ghép các bộ phận trong nội tạng. Và cũng không được phép sử dụng những bộ phận của con người.

Sự tưởng tượng không thành công của bác sĩ Pháp này đã trở thành hiện thực vào đêm Giáng sinh năm 1954. Bác sĩ Joseph Murray ở Boston, Hoa Kỳ, đã giải phẫu và thay thận cho một cặp anh em sinh đôi: Ronald và Richard Herrick. Bạn đọc có biết, y khoa đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn trước đó để trả lời câu hỏi: Làm sao có thể có những quả thận tươi, chưa chết, để cấy ghép? Ăn cắp của người sống, cấy cho người bệnh? Dùng thận của các tên tử tù sau khi lên đoạn lầu đài để cứu các bệnh nhân khác? Mãi về sau mới có được luật tự nguyện hiến tặng các bộ phận nội tạng của những người vừa qua đời. Anh Ronald Herrick chỉ thay một quả thận, đã sống thêm 56 năm nữa. Còn Richard Herrick, sau khi thay thận đã kết hôn với nữ ý tá, người chăm sóc cho anh trong thời gian dưỡng thương. Từ đó, công việc giải phẫu ghép thận càng ngày càng phát triển và thành công nhiều hơn. 36 năm sau đêm Giáng sinh lịch sử, bác sĩ Murray đã nhận giải thưởng Nobel Y Học năm 1990.

Khi trí óc của con người không thể hiểu, không thể giải thích bất kỳ chuyện gì, họ sẽ sắp xếp chuyện đó vào một trong ba tiết mục: Phép lạ, bí mật, hoặc tà thuật. Có rất nhiều phép lạ như cây cháy trong sa mạc khi Thượng Đế hiện ra; bí mật như phép luyện kim hóa kim loại thành vàng; tà thuật như thư rể cây vào bụng; về sau đã được khoa học giải mã và chứng minh rõ ràng. Lịch sử dạy cho lòng tin một bài học: Đừng quá vội tin một chuyện gì cho đến khi suy xét hoặc chứng nghiệm một cách tận tình. Thử xét thân mình: Nếu người nào sống trong một ngày mà tin vào điều này, việc nọ nhiều hơn là suy xét hoặc để tâm nghi vấn, tìm hiểu, người đó thuộc loại nhẹ dạ, thiếu khôn ngoan, hoặc đồng bóng.

Lịch sử cấy ghép nội tạng có những cảnh tượng kinh hoàng riêng của nó qua nhiều thế kỷ. Ở Anh quốc vào thế kỷ 18, người nghèo tự nhổ răng tốt của mình để bán cho quí tộc, những nhà giàu, để họ trồng vào hàm thay thế răng sâu. (Dĩ nhiên là không thành công, mãi sau này, trong giai đoạn chúng ta đang sống, ngành trồng răng (implanted) mới phát triển với sự bảo đảm không sút ra giữa chừng. Nhưng không dùng răng thật mà dùng răng chế tạo bằng hợp chất. Tôi thử nghĩ, giá như có nha sĩ nào muốn thí nghiệm, tôi xin tình nguyện trồng hai hàm răng, toàn là những răng thật của phụ nữ đẹp, chắc chắn tôi cười sẽ vô cùng hấp dẫn? Bạn có nghĩ vậy không?)

Vào đầu thế kỷ 20, một nhà khoa học lỗi lạc Charles Éduard Brown Séquard đã ráp đầu một con chó bằng đầu con chó khác, bị người hàng xóm theo dõi và tố cáo là thầy phù thủy. Truyền miệng kể rằng, sau sân nhà của Séquard có những sinh vật biến thái biến dạng kỳ lạ như con gà có đuôi chuột (dĩ nhiên là chuyện phóng đại. Tâm lý thông thường của người ta là phóng đại những chuyện kỳ lạ hoặc quan trọng để “phóng đại” sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Nếu bạn không tin, cứ ra những quán cà phê nơi các anh hùng hào kiệt quây quần trò chuyện, lắng nghe thì rõ.) Nhưng Ông Brown-Séquard đã đóng góp nghiêm túc vào lãnh vực thần kinh học (neurology). Ngoài ra, như một thử nghiệm lạ lùng, vào tuổi 70, ông đã tự tiêm dịch hoàn của chó và heo để gia tăng khả năng tình dục (đáng lẽ phải là của dê mới đúng). Về sau, ở Pháp, việc ghép tuyến (gland grafting) trở thành phong trào trong vài ba thập niên.

XÁC NGƯỜI TIM HEO

Vào rạng sáng ngày 7 tháng 1 năm 2022, (Tin của the New Yorker) Bariley Griffith, bác sĩ phẫu thuật tim mạch, giật mình thức dậy lúc 2 giờ sáng. Có một chút lo lắng. Mặc dù với 40 năm kinh nghiệm “vuốt ve con tim”, giờ đây, ông cảm thấy bồi hồi vì hôm nay ông sẽ cùng vài đồng nghiệp thực hiện một cuộc giải phẫu tiến hóa: cấy ghép tim con heo vào con người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Nhóm phẫu thuật tim của Griffith của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Maryland Medical Center) đã được sự đồng ý của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép thực hiện ca giải phẫu. Griffith và bạn đồng nghiệp Muhammad M. Mohiuddin đã cùng nhau làm việc theo chí hướng này trong năm năm qua.

Bệnh nhân là David Bennett, Sr, 57 tuổi, ông mang bệnh suy tim khá nặng, đã đồng ý chấp nhận những hậu quả tốt xấu sẽ xảy ra sau khi giải phẫu. (Nếu là tôi, nếu là bạn, chúng ta nghĩ sao? Có nên thay thử một trái tim heo còn trai tráng, hoặc giữ trái tim bệnh hoạn, đi thêm một đoạn đường đời nữa, thay vì có thể mang trái tim heo xuống lòng đất ngay trên bàn mổ? Tôi nghĩ, với bản tính sợ hãi của người Việt và sự tính toán kỹ lưỡng an toàn cho bản thân, thà sống đau hơn chết khỏe, có lẽ chúng ta từ chối. Có lẽ tôi sẽ từ chối với lòng nuối tiếc khôn ngui. Tại sao?  Thử lập luận, trái tim của chúng ta đã quá dạn dày sự sống, mất hết ngây thơ trong trắng thuở ban đầu, lại có đầy dấu sẹo, vết chai vì yêu đương khổ não. Bạn có bao nhiêu lần thất tình? Bao nhiêu lần bị phản bội? Bao nhiêu lần bị từ chối? Dù may mắn một vợ một chồng, trái tim vẫn thút thít  nhiều đêm? Bỗng dưng, sau một cơn mê, sau một giấc ngủ, mở mắt ra, nhìn cuộc đời với trái tim còn trinh, mới toanh, chưa một chút bụi trần. Không thích sao? Không sung sướng sao? Và nếu như tôi tặng cho vợ tôi một trái tim vừa cắt chỉ, hoàn toàn trong sạch, chắc chắn vợ tôi rất hài lòng, không còn nghi ngờ gì nữa.)

Mohiuddin, bác sĩ dẫn đầu phòng thí nghiệm nghiên cứu việc ghép tim heo (Lẽ ra phải ghép tim khỉ mới hợp lý. Ông Charles Darwin cho biết nguồn gốc con người đến từ một giống khỉ đặc biệt, nay đã tuyệt chủng.) Ông sống cách bệnh viện khoảng một giờ lái xe. Vì một trận bão tuyết kéo đến, ông đành phải ngủ lại trên ghế dài trong văn phòng bệnh viện. (Không có người vợ nào thích chuyện chồng đi ngủ đêm ở một nơi khác, ngoại trừ người chồng phải có một trái tim trong trắng. Tìm đâu ra?) Sáng sớm hôm sau, này 7 tháng 2 năm 2022, ông phải đến một cơ sở đặc biệt ở Virginia, công ty Revivicor, chuyên nuôi dưỡng thú vật đặc biệt để thí nghiệm; ông phải mổ lấy trái tim một con heo năm tuổi (tính theo tuổi người có lẽ vào khoảng 25? Vẫn còn thanh niên. Con heo này được nuôi riêng ‘độc thân’ chưa biết gì về tình yêu cay đắng.)

Con heo có vào khoảng 30 ngàn gen. 10 gen phải được loại bỏ để phù hợp với người. (Bao gồm 3 gen chịu trách nhiệm tạo ra đường, 1 gen kiểm soát và phát triển tim heo, 6 gen giúp điều chỉnh chức năng kháng thể.) Ngược lại, phải du nhập 6 gen của người vào hệ thống sinh sống của con heo. Về lý thuyết, tim heo có khả năng được thân xác con người nhận vào “giúp việc” hơn là chống trả “kẻ xâm lăng.”

Ông Mohiuddin, đưa trái tim heo vào một chiếc hộp (giống cái máy tự động làm bánh mì cao cấp) giữ lạnh và nhịp sống trong những hóa chất dinh dưỡng.

Trái tim lạnh lẽo đưa vào phòng mổ, nơi bác sĩ Griffith và các bác sĩ, y tá phụ đang chờ đợi. Trước khi bắt đầu ca mổ, ông Griffith đề nghị mọi người dành 30 giây đầu tiên để nghĩ đến những gì mà anh bệnh nhân sắp phải trả qua. Khoảnh khắc đó trở thành linh thiêng. 

“Quá trình cấy ghép một trái tim vừa tàn bạo vừa chính xác. Một vết rạch dài 8 inch ở ngực. Xương ức được cắt đôi bằng cưa xương. Các xương sườn được mở ra ngoài để lộ tim. Một tĩnh mạch lớn và một động mạch lớn được nối bằng ống với máy bắt cầu tim phổi; ống thứ ba rửa nội tạng bằng chất lỏng làm ngừng tim. Đó là sự khởi đầu.” (Trích The New Yoker.)

Sự thành công của ca mổ này đang được theo dõi cho đến hôm nay. Chúng ta sẽ phải chờ xem kết quả sự sống còn của bệnh nhân có thể kéo dài được bao lâu, như vậy mới có thể tính ra mức độ khôn ngoan của người Việt.

Bây giờ nghĩ lại, từ thuở xa xưa nào, huyền sử Trung Quốc đã có ông Trư Bát Giới, ông heo đi theo Tề Thiên Đại Thánh phò Tam Tạng thỉnh kinh. Ông heo thì phải có tim heo. Bạn thấy đó, sự tưởng tượng tưởng chừng tào lao mà nay chúng ta đã có một ông tim heo: David Bennett, Sr.
CHỦ NGHĨA HẬU NHÂN BẢN (Posthuman).

Xenotransplantation là từ vựng chỉ về việc cấy ghép tế bào, nhất là các bộ phận nội tạng, giữa các loài sinh vật khác nhau.

Sự cấy ghép phát triển, thành công, sẽ cứu được nhiều nhân mạng. Thử nghĩ, nếu mọi bộ phận của người có thể thay thế như một chiếc xe hơi cũ. Hư chỗ nào thay chỗ đó, như vậy, con người có khả năng sống lâu hơn với sức khỏe tốt. Nhưng có hai trở ngại lớn:

1-    Các bộ phận của thú vật thường không hòa hợp với hệ thống phòng thủ miễn nhiễm của con người, các gen của thú vật có cơ hội tạo ra cuộc nội loạn trong sức khỏe, gây tổn thương và tử thương. Vì vậy, cho đến nay chỉ có tim heo là gần gũi và có cơ hội sống chung hòa bình với cơ thể con người.

2-    Vì, có thể, mỗi loại thú sẽ phù hợp vời những bộ phận và tế bào khác nhau. Nếu thành công, thân xác con người sẽ trở thành thập cẩm. Tim heo, gan cọp, thận dê, ruột khỉ …v…v… E rằng sẽ hỗn loạn hết trật tự và chuyện kỳ thị càng lên cao.

Do đó, khoa học đề nghị, nên clone những bộ phận nội tạng của một người sẵn lúc người đó còn khỏe mạnh. Rồi khi những bộ phận trong cơ thể có vấn đề, chỉ cần thay thế, vì chúng cùng một hệ thống, một dòng DNA, một cấu trúc nên không phản kháng mà hòa thuận dễ dàng.

Thử nghiệm Clone bị tôn giáo và xã hội chống đối, đưa đến việc luật pháp ngăn chận, vì sợ rằng, có những kẻ điên (ngày nay thế giới nẩy sinh rất nhiều kẻ điên loạn) sẽ clone con người. Một loại người hoàn hảo. không biết sẽ là nô lệ hay chủ nhân của nhân loại. Loại người giả tưởng gần gũi này được mổ xẻ trong chủ nghĩa Hậu Nhân Bản (Thuật ngữ ‘nhân bản’ không chính xác để dịch chữ posthuman, chỉ tạm hiểu là một loại người mai sau, gọi là người Mai Hậu.)

“[…] Thế giới Hậu Nhân Loại (Posthumanity) có khả năng hiện thực hoặc chỉ tưởng tượng? Chuyện đó thuộc vào mai sau. Quan trọng là sự kiện này được báo động một cách nghiêm túc về cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. […].

Cụ thể và thực tế trong chủ nghĩa Hậu Nhân Bản là con người sẽ sống lâu hơn. Chuyện sống 150 năm sẽ dễ dàng xảy ra. Con người có thể làm chứng nhân cho một vài thế kỷ. Do tiến bộ y khoa và sinh học, con người có khả năng kéo dài sự sống. Thay thế những phụ tùng hư hao, yếu kém để giữ gìn sức khỏe. Clone những tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc clone những hạch nhân mới để duy trì sự trẻ trung. Hệ lụy kéo theo nạn nhân mãn cho xã hội. Giá trị về Chân Thiện Mỹ sẽ thay đổi. Người ta sẽ chứng minh nhiều vấn đề sai lầm về niềm tin.   Câu hỏi, sống lâu có cần thiết không? Có tốt hơn không? Có giá trị hơn không? Sẽ tạo dựng những đề tài lớn cho nghệ thuật, văn chương và triết học trong thế kỷ 21. Trong khuynh hướng Hậu Nhân Bản, nhà văn thao thức những câu hỏi về tương lai và không có câu trả lời chắc chắn. Câu trả lời hiện tại thuộc về trí tưởng tượng của người đọc. […]”
(Trích tiểu luận: Chủ Nghĩa Hậu Nhân Bản.)

Hãy kết luận bằng câu nói của David Bowie: “Ngày mai thuộc về những ai nghe được bước chân nó đang đi đến.”

TIN GIỜ CHÓT.

Tin The New York Time, ngày 9 tháng 3 năm 2022.

David Bennett Sr. bệnh nhân đâu tiên được thay tim bằng trái tim heo, đã qua đời chiều thứ Ba ngày 8 tháng 3, tại bệnh viện University of Maryland Medical Center. Ông tình nguyện cho một cuộc thử nghiệm lớn lao và quan trọng trong lịch sử y khoa. Ông chết đi mang theo biết bao nhiêu niềm hy vọng của những người đang chờ đợi thay tim. hành trình thay tim người bằng tim thú vật sẽ còn lâu dài, nhiều trở ngại và nhiều hy vọng.
 
Tài liệu:
-       “The Medical Miracle of a Pig’s Heart in a Human Body,” Tivka Galchen, 21 tháng 2 năm 2022, The New Yorker.
-       “How a Pig Heart Was Transplanted Into a Human For The First Time,” Clare Wilson, 11 tháng 1 năm 2022. NewScirntist.
-       “Pig’s Heart Beating Inside Human,” Tin tức của IAS Gatewayy, 12 tháng 1 năm 2022.
 (Chủ nghĩa hậu nhân bản: https://www.academia.edu/45522633/Ch%E1%BB%A7_
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế giới đã phải đối mặt với muôn vàn hỗn loạn và khó khăn trong những năm 2020. Sau đại dịch COVID là các cuộc xung đột và chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, khiến cho giá cả lương thực và nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy. Ngoài ra, biến đổi khí hậu đang gây ra những sự kiện thiên tai thảm khốc chưa từng có. Những cụm từ “chưa từng có,” hay “chưa từng thấy” đã trở nên quá quen thuộc đến mức nhàm tai.
“Trung Cộng muốn đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam để đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Bắc Việt, ngăn chận cuộc tổng tấn công Miền Nam đang tiến hành,” Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, ông Bửu Viên nói với chúng tôi ngay sau cuộc rút quân khỏi Pleiku (15/2/1975). Ít lâu sau, lại được nghe Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết sau một cuộc Họp Nội Các, rằng: “TC có liên lạc và đề nghị một kế hoạch để tiếp cứu VNCH, nhưng TT Thiệu đã từ chối.” Vào thời điểm ấy thì chúng tôi cho rằng câu chuyện TC muốn can thiệp để ngăn chận cuộc tấn công của BV là hoang tưởng, viển vông nên không để ý, và sau này cũng quên không hỏi thẳng TT Thiệu.
Vào thế kỷ 18, Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party) được gọi tắt là Cộng Hòa (Republican) hoạt động ở Hoa Kỳ do Thomas Jefferson và James Madison thành lập, nhằm chống lại chủ trương và chính sách của Đảng Liên Bang (Federalist Party) lãnh đạo bởi Luật Sư Alexander Hamilton hoạt động mạnh về kinh tế, xã hội, ngoại giao...
Các di tích bằng đá gọi là megalith rải rác khắp nơi trên thế giới, tiếng Việt gọi là “cự thạch” (“cự” có nghĩa là lớn như trong cự phách, cự đại, cự phú, dịch prefix mega; thạch là đá)...
LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Bước vào tháng Tư, mời đọc bài bài viết đã đăng trên báo xuân Việt Báo Ất Dậu (2005), vừa được tác giả gửi lại bản có hiệu đính.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng và chưa có bảng thống kê về ngôn ngữ, kể từ khi có mặt loài người sống trên hành tinh trái đất này. Có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn ngôn ngữ khác biệt nhau, và chưa có ai qủa quyết con số chính xác về ngôn ngữ từng được sử dụng trong lịch sử phát triển của xã hội con người...
Cho dù Hoa Kỳ trong thế yếu không còn thúc đẩy Trung Quốc dân chủ hóa nhưng bù lại cả hai chính quyền Bush (con) và Obama đều bang giao với Trung Quốc như một đối tác trách nhiệm (responsible party). Thực tế trái ngược vì tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh tăng theo đà phát triển kinh tế nên Trung Quốc không còn muốn nép mình trong trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo...
Tháng Ba là tháng vinh danh những đóng góp của người phụ nữ cho xã hội, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nước khác. Nhà văn người Anh Charlotte Brontë (1816-1855) đã viết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của bà “Jane Eyre,” được xuất bản vào năm 1847, rằng, “Tôi không phải là chim; và không có cái lưới nào bẫy được tôi: Tôi là một con người tự do với ý chí độc lập.”Charlotte Brontë đã khai hỏa trên mặt trận văn chương cho cuộc chiến kéo dài hàng nhiều thế kỷ để đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội mà tới hôm nay vẫn chưa thực sự chấm dứt. Những thanh thiếu nữ tại Afghanistan đã và đang bị cấm thừa hưởng nền giáo dục học đường mà đáng lý ra các em phải có được! Nhưng, không phải chỉ ở thời đại của tác giả “Jane Eyre” người phụ nữ mới gióng lên tiếng nói tự do và độc lập mà trong lịch sử nhân loại từ xưa tới nay người phụ nữ đã bao lần lên tiếng, xuống đường để tranh đấu cho tự do và độc lập của họ cũng như của xã hội và đất nước họ.
Vào thập niên 1970 kinh tế và dân số Ấn Độ và Trung Quốc tương đương với nhau nhưng rồi 30 năm sau đó tăng trưởng bên Tàu vượt xa Ấn. Nếu so sánh Trung Quốc với nhiều nước đang mở mang khác như Ai Cập, Brazil, Indonesia…kết quả đều tương tự. Câu hỏi đặt ra nơi đây tại sao tham nhũng ở Trung Quốc không cản trở tăng trưởng, mà trái lại nền kinh tế bốc hỏa nhanh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại?
Vào đầu thế kỷ 20, xã hội Nga cũng tương tự như xã hội Pháp trước cuộc cách mạng 1789 vậy. Một mặt triều đình thối nát, công quỹ kiệt quệ. Mặt khác giáo hội Chính Thống Giáo cũng liên kết với vương quyền và giới quý tộc bóc lột người dân. Cuộc cách mạng lật đổ Nga Hoàng năm 1917 không phải hoàn toàn, hoặc chủ yếu, do người Cộng Sản Bolshevik. Cũng như cuộc cách mạng Pháp và những cuộc cách mạng khác, thành quả có được là do sự đóng góp của nhiều cá nhân và đảng phái khác nhau. Tuy nhiên tổ chức nào nghiêm túc, chặt chẽ và kỷ luật sẽ nắm được thế thượng phong...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.