Hôm nay,  

Suy Niệm Trên Đường Đời: Đất Với Trời Xe Chữ Đồng (i)

16/12/200100:00:00(Xem: 25936)
Khí hậu vào đông, trời Cali lạnh… Nhạc Giáng Sinh đã được phát ra, làm rộn rã, rung động tâm hồn các tín hữu chúng ta. Thời gian này là nhiệm mầu nhất trong năm phụng vụ mới của Giáo hội. Nhiệm mầu vì biến cố Con Thiên Chúa làm người: "Lời đã thành xác phàm, và đã lưu trú nơi chúng tôi." (Yn 1:14)

Trí óc con người, dù có siêu việt thông thái thế nào đi nữa, cũng không thể thấu hiểu lời suy ngắm của "người môn đồ Chúa Yêsu yêu mến" trên đây. Đứng trước sự cao cả lớn lao này, chúng ta chỉ có thể cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương loài người vô biên, cứu chuộc loài người đã bị hư mất đời đời, sau cuộc sa ngã của tổ tiên Adong và Evà.

Chúng ta hãy cảm tạ Đức Yêsu là Lời Thiên Chúa - Verbum Dei - đã bỏ Trời để xuống đất, mặc lấy thân xác phàm nhân. Ấy là cơ duyên "đất với Trời xe chữ đồng"! Lời thánh ca rất thẳm sâu mà cố nhạc sĩ Hùng Lân đã được Thần Linh cảm hứng để lột tả ý nghĩa tác phẩm bất hủ "Đêm Thánh Vô Cùng" (Silent Night, Holy Night).

"Chữ đồng" là việc Thiên Chúa "đồng" thân phận với con người, trọn vẹn chia sẻ định mệnh của con người: "Quả thế, Thượng Tế ta có không phải là người không thể cảm thông với nỗi yếu hèn của ta, song là Đấng đã dãi dầu thử thách, muôn sự đều tương tợ, trừ phi tội lỗi. Vậy ta hãy dạn dĩ tiến lại gần ngai ân sủng, hòng được đáp cứu đúng thời." (Hr 4:15-16)

Tác giả Thư gửi Tín hữu Hi-pri (không phải là Thánh Phaolô) đã minh định rằng Chúa Yêsu - Vị Thượng Tế - "muôn sự đều tương tợ" với chúng ta, nghĩa là Ngài "xe chữ đồng" với chúng ta về mọi điều, giống chúng ta về mọi sự, chỉ trừ tội lỗi mà thôi. Nói cách khác, Ngài là Đấng Thiên Sai Cứu Thế đầy tình thương, không những đã "cảm thông" với những yếu đuối, thấp hèn của hết thảy nhân sinh, mà còn "dãi dầu" những gian nan, thử thách của kiếp người với chúng ta.

Vì Chúa Yêsu đã giáng sinh làm người một cách thân yêu và lớn lao như thế, chúng ta hãy "dạn dĩ tiến lại gần ngai ân sủng, hòng được đáp cứu đúng thời." Quả vậy, máng cỏ, hang bò lừa ở Bê-lem chính là "ngai ân sủng", nơi Thiên Chúa nhập thể, nơi phát xuất ơn cứu rỗi, và khi chúng ta bạo dạn tiến lại gần đó, chúng ta sẽ được "đáp cứu đúng thời", nghĩa là "được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần."

Chúng ta được "đáp cứu đúng thời", vì Con Thiên Chúa "lưu trú" nơi chúng ta, "cư ngụ" với chúng ta, hay "cắm lều" giữa chúng ta. Danh hiệu của Ngài là "EMMANUEL", "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi." Sự thật thẳm sâu ấy đem lại cho chúng ta biết bao an ủi và mừng vui.

(Còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân sắp tới Lễ Mùa Khai Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nhà văn Nguyễn Hùynh Mai, tác giả Cô Bé Làng Hòa Hảo gởi tới tòa soạn
Ngôi chùa từ lâu im vắng khói hương, sáng nay bỗng xôn xao bởi muôn tấm lòng nao nức đang tìm về. Những bóng áo lam thấp thoáng từ góc phố, nơi đậu xe cho tới trước lối vào chánh điện
Trường sinh bất lão, là một trong những mộng lớn của con người nhưng xưa nay, đâu có ai, dù hạng đế vương hiển hách như Tần Thỉ Hoàng, Hán Cảnh Đế, Thành Cát Tư Hãn.. cũng chưa hề
“Tiễn biệt trần gian như ảo mộng Thế nhân ta gọi thế nhân ơi Cho tôi thấy bóng mờ hương khói Đi đến bờ kia của cuộc đời” Trong một bài thơ khác có tên “Mộng Ảo”, Ngài viết: “Người đi vào cõi mênh mông
Thầy đã đi rồi buổi sáng nay Giọt sương vừa rụng giữa bàn tay Tiếng chuông thiền tịnh ngân chưa dứt Mà học trò xưa vĩnh biệt thầy Thầy hết đau rồi, tâm thảnh thơi
Thật ra, đã là một con người, có cùng nhiều trạng thái tâm tình và tâm linh
Nếu sức khỏe là đề tài lớn của con người thì "sống" và "chết" hay "sống" và "ra đi" cũng là đề tài được bàn luận nhiều trong các tôn giáo.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, dù đang bận rộn vì khóa tu cho hơn 600 người Ý tại Làng Mai (Pháp) - cũng phải có mặt tại Hoa Kỳ 10 ngày (từ 9 Sept/06 đến 19 Sept/06). Mục đích Thiền Sư Nhất Hạnh đi Mỹ ần này là để gặp Đức Đạt - Lai Lạt
Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc từ bao lâu nay là điều không thể phủ nhận. Tư tưởng, nội dung, hình thức lễ nghi của Phật Giáo Bắc tông Việt Nam không thể nói là không xuất nguồn từ Phật Giáo Trung Quốc được. Tư tưởng
Lúc sau này, tôi hay bị những câu thơ ngắn quyến rũ, khi thì bốn câu, khi thì chỉ hai câu thôi cũng đủ khiến tôi ngơ ngẩn, nghĩ suy hoặc có lúc chẳng nghĩ, chẳng suy gì nhưng âm hưởng lời thơ cứ lặng thầm cuốn hút, như chiếc lá đã rơi xuống giòng sông, không thể cưỡng lại để không trôi theo con nước.Chiều nay, bốn câu thơ mãi quẩn quanh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.