Hôm nay,  

Suy Niệm Trên Đường Đời: Đất Với Trời Xe Chữ Đồng (i)

12/16/200100:00:00(View: 25948)
Khí hậu vào đông, trời Cali lạnh… Nhạc Giáng Sinh đã được phát ra, làm rộn rã, rung động tâm hồn các tín hữu chúng ta. Thời gian này là nhiệm mầu nhất trong năm phụng vụ mới của Giáo hội. Nhiệm mầu vì biến cố Con Thiên Chúa làm người: "Lời đã thành xác phàm, và đã lưu trú nơi chúng tôi." (Yn 1:14)

Trí óc con người, dù có siêu việt thông thái thế nào đi nữa, cũng không thể thấu hiểu lời suy ngắm của "người môn đồ Chúa Yêsu yêu mến" trên đây. Đứng trước sự cao cả lớn lao này, chúng ta chỉ có thể cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương loài người vô biên, cứu chuộc loài người đã bị hư mất đời đời, sau cuộc sa ngã của tổ tiên Adong và Evà.

Chúng ta hãy cảm tạ Đức Yêsu là Lời Thiên Chúa - Verbum Dei - đã bỏ Trời để xuống đất, mặc lấy thân xác phàm nhân. Ấy là cơ duyên "đất với Trời xe chữ đồng"! Lời thánh ca rất thẳm sâu mà cố nhạc sĩ Hùng Lân đã được Thần Linh cảm hứng để lột tả ý nghĩa tác phẩm bất hủ "Đêm Thánh Vô Cùng" (Silent Night, Holy Night).

"Chữ đồng" là việc Thiên Chúa "đồng" thân phận với con người, trọn vẹn chia sẻ định mệnh của con người: "Quả thế, Thượng Tế ta có không phải là người không thể cảm thông với nỗi yếu hèn của ta, song là Đấng đã dãi dầu thử thách, muôn sự đều tương tợ, trừ phi tội lỗi. Vậy ta hãy dạn dĩ tiến lại gần ngai ân sủng, hòng được đáp cứu đúng thời." (Hr 4:15-16)

Tác giả Thư gửi Tín hữu Hi-pri (không phải là Thánh Phaolô) đã minh định rằng Chúa Yêsu - Vị Thượng Tế - "muôn sự đều tương tợ" với chúng ta, nghĩa là Ngài "xe chữ đồng" với chúng ta về mọi điều, giống chúng ta về mọi sự, chỉ trừ tội lỗi mà thôi. Nói cách khác, Ngài là Đấng Thiên Sai Cứu Thế đầy tình thương, không những đã "cảm thông" với những yếu đuối, thấp hèn của hết thảy nhân sinh, mà còn "dãi dầu" những gian nan, thử thách của kiếp người với chúng ta.

Vì Chúa Yêsu đã giáng sinh làm người một cách thân yêu và lớn lao như thế, chúng ta hãy "dạn dĩ tiến lại gần ngai ân sủng, hòng được đáp cứu đúng thời." Quả vậy, máng cỏ, hang bò lừa ở Bê-lem chính là "ngai ân sủng", nơi Thiên Chúa nhập thể, nơi phát xuất ơn cứu rỗi, và khi chúng ta bạo dạn tiến lại gần đó, chúng ta sẽ được "đáp cứu đúng thời", nghĩa là "được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần."

Chúng ta được "đáp cứu đúng thời", vì Con Thiên Chúa "lưu trú" nơi chúng ta, "cư ngụ" với chúng ta, hay "cắm lều" giữa chúng ta. Danh hiệu của Ngài là "EMMANUEL", "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi." Sự thật thẳm sâu ấy đem lại cho chúng ta biết bao an ủi và mừng vui.

(Còn tiếp một kỳ)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau khi bị cướp và về đến nhà sáng ngày 1/8, tôi viết vội lá đơn tố cáo gửi đi các nơi, vội vàng ăn cơm để chuẩn bị cho chuyến đi Thái Bình vì về tâm linh một khi đã hứa đi thắp hương viếng ai đó thì không thể không đi, nếu không sẽ không được như ý... ngó nghiêng một lúc không thấy có đuôi nào bám theo, tôi đi xe ôm ra bến xe
Muốn giữ vẹn đạo làm con thì bất cứ ai hễ là con người thì cũng phải lo tròn chữ HIẾU. Đặc biệt, trong nền luân lý Đông phương nói chung và Việt nam nói riêng, chữ Hiếu được xem là trọng yếu. Như chúng ta đều biết, Hiếu là tình cảm yêu thương tha thiết đậm đà, thiêng liêng cao quý của con cái
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v… ít
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát. Tôi lò dò mua căn nhà ở đây cũng vì cái lọng che lồng lộng giữa không gian, thoảng hương thông ngan ngát này. Có lẽ cũng vì con đường đẹp và râm mát nên rất nhiều người đi bộ chọn đi ngang đây. Tôi nghĩ
Tháng bảy hằng năm là ngày giổ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quảng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, đời tên lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mắt, để thay cho lòng hối hận của một đứa con
Ni-sư Chân Phước, vị nữ tu mà tôi yêu quý như mẫu thân, là một người tài hoa nhưng rất khiêm nhường, trầm lặng. Ni-sư là tác giả tập thơ “Đường Về”,
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen .... tùy người đọc đứng ở góc độ nào cũng cảm nhận được năng lượng truyền từ đối tượng mình. Bài thơ chỉ có thế
Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về   Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm ...... Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng
- Thời còn cắp sách đến trường trung học, tôi mê nhất cuốn tiểu thuyết dã sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng
Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.