Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang
Bộ luật CSPA yêu cầu một quy trình gồm 3 giai đoạn. Trước hết phải xét xem Bộ luật CSPA có áp dụng trong hồ sơ bảo lãnh của quý vị hay không. Hai là, nếu Bộ luật CSPA áp dụng, bạn cần phải tính độ tuổi theo công thức của Bộ luật CSPA. Ba là, trong nhưng trường hợp "ăn theo" (preference), người được bảo lãnh phải chấn chỉnh tình trạng thẻ xanh của mình trong vòng một năm sau khi được xét visa. Điều đó có nghĩa là người nộp đơn phải nộp bộ đơn DS 230, Part 1 trong vòng 1 năm sau khi loại visa của mình đã trở nên available (thay vì nộp visa application).
Trong những trường hơp người được bảo lãnh đang xin thẻ xanh và có mặt ở Mỹ, người được bảo lãnh phải nộp bộ đơn Form I-824 (Application for Action on an Approved Application or Petition) cho con cái ăn theo trong vòng một năm kể từ ngày loại visa đã trở nên available. Một điều cần lưu ý là Bộ luật CSPA không áp dụng cho người nộp đơn theo diện K-4 (con của fiancé).
Việc tính tuổi CSPA khá phức tạp. Trong những trường hợp Công dân Mỹ bảo lãnh con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi, dộ tuổi này sẽ "freeze" lại từ ngày nộp đơn. Nều thường trú nhân bảo lãnh cho con dươi 21 tuổi chưa lập gia đình, nay bố/mẹ trở thanh công dân Mỹ trước khi con em trở thành 21 tuổi, tuổi CSPA của con em cũng sẽ "freeze" vào ngày bố mẹ trở thành công dân Mỹ. Bộ luật CSPA cho phép con em được bảo lãnh được quyền "opt-out" không automatic trở thành hồ sơ công dân Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi (F1), nhưng vẫn giữ tình trang F2A (ưu tiên 2-thường trú nhân bảo lãnh con dưới 21 tuổi) khi thời gian xét đơn ngắn hơn visa F1 (công dân Mỹ bảo lãnh con chưa lập gia đình). Muốn được "opt-out", người đươc bảo lãnh phải việt đơn xin cho bộ Di Trú USCIS Dsitrict Office. (Muốn biết ngày visa available, quý vị có thể vào http://travel. state.gov/visa/bulletin/bulletin_1360.html).
Trong những trường hợp con cái ăn theo (ông bà, cô chú bảo lãnh), Bộ luật CSPA cho phép con cái được bảo lãnh tránh bị phạt do sở di trú xét hồ sơ quá lâu. Việc tính toán độ tuổi CSPA sẽ dựa trên công thức: [ Tuổi hiện tại - (ngày đơn bảo lãnh nộp và chấp nhận)] = CSPA Age.
Với bản chất phức tạp và luôn thay đổi của luật lệ di trú, việc nộp đơn bảo lãnh không chỉ đơn giản chỉ là việc "điền đơn". Ngoài việc mong muốn bảo lãnh cho con em, bạn nên tìm hiểu xem con em mình có thể bị "age-out" và hợp lệ để "chỉnh" lại tuổi dưới bô luật Child Status Protection Act. Xem ra, luật sư di trú không chỉ cần hiểu biết luật, mà còn phải biết quen thuộc vời nhiều con số, và phải biết…"làm toán" nữa, phải không quý vị?
Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc
Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713)789-8010
hoặc email:
Info@PhamNguyenLaw.com