Hôm nay,  

Định Nghĩa Child (Con) Dưới Luật Di Trú Và Bộ Luật Child Status Protection Act (CSPA)

19/06/201200:00:00(Xem: 19327)
Bộ Luật di trú INA §101(b)(1) định nghĩa từ "child" (tạm dịch là con cái) là một người con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của đứa trẻ, số tuổi "dưới 21" này cần đòi hỏi nhiều điều kiện khác nhau. Khi nộp đơn bảo lãnh cho con dưới 21 tuổi cho đến khi được xét visa, đứa con này có thể đã bị "age-out" và trở thành trên 21 tuổi. Bộ luật CSPA ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2002 có thể giúp "thay đổi" độ tuổi của con em quý vị trong thời gian chờ xét visa bảo lãnh.

Dưới bộ luật Immigration and Nationality Act (Nhập cư và quốc tịch), Từ "Child" ["con cái"] bao gồm con sanh ra trong giá thú, con riêng, con ngoài giá thú, con nuôi và một số trẻ em mồ côi. Nếu là con riêng (step-child), đứa trẻ phải dưới 18 tuổi khi mối quan hệ step-relationship được thành lập. Nếu là con nuôi thì việc nhận con nuôi phải xảy ra trước khi đứa trẻ 16 tuổi và phải thật sự sống chung hợp pháp với người nhận nuôi ít nhất là 2 năm. Thời gian hai năm nay có thể tính ngay cả sống trước khi đươc hợp thức hóa thủ tục nhận con nuôi. Người nộp đơn phải trình bày những giấy tờ hợp lệ như lệnh của Tòa Án; một mẫu đơn affidavit sẽ không hợp lệ.

Đối với con ngoài giá thú, trước đây chỉ có người Mẹ mới có thể bảo lãnh. Tuy nhiên từ năm 1986, người Cha vẫn có thể bảo lãnh cho con ngoài giá thú nếu thiết lập được mối quan hệ cha con trước khi đứa trẻ 21 tuổi. Quý vị có thể cung cấp bằng chứng như việc người cha đã sống chung với đứa con, hỗ trợ tiền bạc, thăm viếng hoặc những bằng chứng thiết lập mối quan hệ qua lại giữa hai cha con.

Trước đây, nếu đứa con được bảo lãnh trở thành 21 tuổi trước khi đươc xét visa sẽ bị từ chối vì quá 21 tuổi. Tuy nhiên, Bộ Luật Child Status Protection Act (CSPA) năm 2002 cho phép việc quyết định khi xem xét đứa con được bảo lãnh có còn "21 tuổi" trong khi được xét visa. Quốc hội Hoa Kỳ nhận ra rằng nhiều con em được bảo lãnh đã chờ quá lâu, và khi được xét visa thì đã bị "lão hóa" trên 21 tuổi do thời gian chờ xét visa quá lâu. Bộ luật CSPA có thể bảo vệ quyền lợi của các con em trong những hồ sơ di dân theo diện đoàn tụ gia đình, diện công việc và những chương trình nhân đạo khác (refugees, nạn nhân của nạn bạo hành).
luat_su_thien_trang_medium
Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang

Bộ luật CSPA yêu cầu một quy trình gồm 3 giai đoạn. Trước hết phải xét xem Bộ luật CSPA có áp dụng trong hồ sơ bảo lãnh của quý vị hay không. Hai là, nếu Bộ luật CSPA áp dụng, bạn cần phải tính độ tuổi theo công thức của Bộ luật CSPA. Ba là, trong nhưng trường hợp "ăn theo" (preference), người được bảo lãnh phải chấn chỉnh tình trạng thẻ xanh của mình trong vòng một năm sau khi được xét visa. Điều đó có nghĩa là người nộp đơn phải nộp bộ đơn DS 230, Part 1 trong vòng 1 năm sau khi loại visa của mình đã trở nên available (thay vì nộp visa application).

Trong những trường hơp người được bảo lãnh đang xin thẻ xanh và có mặt ở Mỹ, người được bảo lãnh phải nộp bộ đơn Form I-824 (Application for Action on an Approved Application or Petition) cho con cái ăn theo trong vòng một năm kể từ ngày loại visa đã trở nên available. Một điều cần lưu ý là Bộ luật CSPA không áp dụng cho người nộp đơn theo diện K-4 (con của fiancé).

Việc tính tuổi CSPA khá phức tạp. Trong những trường hợp Công dân Mỹ bảo lãnh con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi, dộ tuổi này sẽ "freeze" lại từ ngày nộp đơn. Nều thường trú nhân bảo lãnh cho con dươi 21 tuổi chưa lập gia đình, nay bố/mẹ trở thanh công dân Mỹ trước khi con em trở thành 21 tuổi, tuổi CSPA của con em cũng sẽ "freeze" vào ngày bố mẹ trở thành công dân Mỹ. Bộ luật CSPA cho phép con em được bảo lãnh được quyền "opt-out" không automatic trở thành hồ sơ công dân Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi (F1), nhưng vẫn giữ tình trang F2A (ưu tiên 2-thường trú nhân bảo lãnh con dưới 21 tuổi) khi thời gian xét đơn ngắn hơn visa F1 (công dân Mỹ bảo lãnh con chưa lập gia đình). Muốn được "opt-out", người đươc bảo lãnh phải việt đơn xin cho bộ Di Trú USCIS Dsitrict Office. (Muốn biết ngày visa available, quý vị có thể vào http://travel. state.gov/visa/bulletin/bulletin_1360.html).

Trong những trường hợp con cái ăn theo (ông bà, cô chú bảo lãnh), Bộ luật CSPA cho phép con cái được bảo lãnh tránh bị phạt do sở di trú xét hồ sơ quá lâu. Việc tính toán độ tuổi CSPA sẽ dựa trên công thức: [ Tuổi hiện tại - (ngày đơn bảo lãnh nộp và chấp nhận)] = CSPA Age.

Với bản chất phức tạp và luôn thay đổi của luật lệ di trú, việc nộp đơn bảo lãnh không chỉ đơn giản chỉ là việc "điền đơn". Ngoài việc mong muốn bảo lãnh cho con em, bạn nên tìm hiểu xem con em mình có thể bị "age-out" và hợp lệ để "chỉnh" lại tuổi dưới bô luật Child Status Protection Act. Xem ra, luật sư di trú không chỉ cần hiểu biết luật, mà còn phải biết quen thuộc vời nhiều con số, và phải biết…"làm toán" nữa, phải không quý vị?

Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc
Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713)789-8010
hoặc email:
Info@PhamNguyenLaw.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sống ở Mỹ có hai cái mà nó cứ theo đuổi chúng ta, làm chúng ta phải bận tâm luôn cho đến tuổi già là cái nhà và cái xe. Việc tậu một cái nhà hay cái xe là điều quan trọng nhưng đa số chúng ta ít người chịu để ý đến những luật lệ, thủ tục phiền toái khi phải mua nhà hay mua xe.
Khi các doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong các ngành nghề đặc biệt đòi hỏi chuyên môn lý thuyết hoặc kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên ngành, chẳng hạn như các nhà khoa học, kỹ sư, lập trình máy tính, thì H-1B visa là một trong những loại visa không di dân ma các nhà doanh nghiệp thường ngắm tới.
Tìm ra một luật sư thích hợp cho mình là một quá trình thử thách. Tùy thuộc vào lý do tại sao quí vị phải đi tìm lời khuyên pháp lý, quí vị có thể bị yêu cầu phải tiết lộ những thông tin mật liên quan đến tình trạng tài chính, đời sống riêng tư, những ký ức đau buồn cá nhân, hay những khó khăn tài chính của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.