Hôm nay,  

Tìm Hiểu Chiếu Khán Di Dân Và Không Di Dân

8/3/200200:00:00(View: 6442)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú RobInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

TÌM HIỂU CHIẾU KHÁN DI DÂN VÀ KHÔNG DI DÂN,
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

Chúng ta thường được nghe nói về chiếu khán di dân ( Immigrant Visas ) và chiếu khán không di dân ( Non-Immigrant Visas ). Thế nào là chiếu khán di dân và không di dân " Đây là hai danh từ pháp lý có ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.
Chiêu khán không di dân:

Bất cứ người nào nộp đơn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ cũng được xem như là có ý định di dân. Do đó, trong trường hợp xin chiếu khán không di dân, chính người nộp đơn xin nhập cảnh có trách nhiệm chứng minh là mình đến Hoa Kỳ chỉ có tính cách tạm thời, chớ không muốn di dân. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người nộp đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ, vì giới chức lãnh sự có toàn quyền bác khước nếu họ nhận thấy không chắc là người xin nhập cảnh sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi hết thời hạn cho lưu trú. Tóm lại nếu một người nộp đơn xin nhập cảnh không di dân vào Hoa Kỳ mà đương sự bị xem như có ý định di dân thì chắc chắn là đơn sẽ bị bác.

Chiếu khán không di dân chỉ cho phép người ngoại quốc đến Hoa Kỳ trong một thời gian nhất định và để thực hiện một mục đích nhất định.
Mục đích ở đây có thể là theo học chương trình Đại học hoặc hậu đại học, hay là đi làm việc cho một công ty hay cơ quan tại Hoa Kỳ.
Chiếu khán không di dân được đánh dấu bằng những chữ như B2, F1, H1B, vân ..vân.., mổi chữ chỉ một loại không di dân khác nhau.
Chiếu khán di dân:

Chiếu khán di dân ( immigrant visa ) là loại chiếu khán cấp cho người ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ để ở luôn tại đây với tư cách thường trú nhân.

Do đó thay vì chứng minh với giới chức lãnh sự là mình chỉ có ý định lưu trú một thời gian giới hạn như người không di dân, thì người xin chiếu khán di dân phải chứng minh là mình có đủ điều kiện của diện liên hệ gia đình và mình không có ở trong diện bị cấm nhập cảnh. Diện bị cấm nhập cảnh gồm có những người có án hình sự, có bệnh truyền nhiểm và có liên hệ đến hoạt động khủng bố.

Khi một người đến Hoa Kỳ theo theo chiếu khán di dân thì được xem như thường trú nhân và được cấp một cái Thẻ Thường Trú (Alien Registration Card) nhưng thường được gọi là Thẻ Xanh ( Green Card ). Gọi là Thẻ Xanh vì nguyên thủy thẻ này màu xanh. Mặc dù hiện nay thẻ mới không mang màu xanh mà màu hồng hồng, nhưng do thói quen nó vẩn được gọi là Thẻ Xanh.

Thường trú nhân được quyền đi làm để sinh sống, được tự do xuất ngoại, và được theo quy chế thường trú vô hạn định. Tuy nhiên thường trú nhân cũng có thể mất quy chế thường trú và không được hưởng một số quyền lợi của một công dân hoa Kỳ. Do đó nhiều thường trú nhân xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ. Phải có quy chế thường trú nhân trước rồi mới có thể xin nhập tịch được.
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 07-1996 (tăng 12 tháng)

C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 05-1997

D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 08 tháng 12-1993

E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 08-1996

F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 01 tháng 07-1990

G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi có bằng BA về Arts đồng thời cũng có bằng Associate về Kỷ Thuật Cơ Khí (Engineering Technology) nhưng chưa có BS. Xin cho biết là tôi có thể xin chiếu khán không di dân loại H-1 để sang làm việc tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có thể xin một công ty Hoa Kỳ bảo lãnh sang làm việc với tư cách chuyên gia (professional worker) hay không "

Đáp 1: Chiếu khán không di dân loại H-1B là loại chiếu khán thông thường nhất để cấp cho những người đến Hoa Kỳ làm việc theo diện chuyên gia (professionals). Điểm chính yếu của diện này là anh phải có học lực và kinh nghiệm tương đương với bằng BS trở lên về khoa học vi tính ( computer science ). Bạn phải nhờ một cơ quan chuyên môn có uy tín để xin đánh giá trị tương đương về bằng cấp và kinh nghiệm của anh so với cấp bằng đại học của Hoa Kỳ. Bạn có thể đạt tiêu chuẩn nếu bạn có thêm bằng BS về khoa học vi tính (computer science). Có lẻ bạn chỉ cần học thêm một năm nữa ở Đại học là bạn có bằng này và phần bạn đã học về Associate degree cộng với thời gian kinh nghiệm có thể đủ để bù vào một năm đại học còn thiếu.

Câu hỏi 2: Anh rể tôi đang du học ở Hoa Kỳ theo chiếu khán F-1 và cũng vừa tốt nghiệp trường College ở đây. Anh ấy đang tìm việc làm nhưng chưa tìm được. Anh ấy có giấy phép làm việc nhưng là loại làm việc thuộc chương trình huấn luyện thực tập. Xin cho biết là anh ấy có thể đi làm chổ nào cũng được hay là anh ấy phải đi làm những việc thuộc lãnh vực chuyên môn của mình vì anh ấy có bằng BS về Thảo Chương Vi tính ( Computer Programming ). Ngoài ra anh anh ấy có thể xin giấy phép đi làm việc thông thường (Work Permit) hay không "

Đáp 2: Mục đích của Thẻ làm việc là để đi làm lấy kinh nghiệm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Không thấy Sở Di Trú thắc mắc về vấn đề loại việc làm gì khi cấp Thẻ làm việc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện thời của người anh rể của bạn thì tốt hơn hết là anh ấy nên tìm việc làm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Khi đã chọn huấn luyện thực tập, thì đương sự phải trở về nước để xin chiếu khán công việc tại tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính sách di dân luôn là một vấn đề nóng bỏng trong nhiều thế hệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nhưng làn sóng người dân rời bỏ nhà cửa, đi bằng đường bộ hoặc đường biển vào năm 2023, gây ra những cuộc khủng hoảng di dân này đến những cuộc khủng hoảng di dân khác ở nhiều khu vực. Những tranh cãi về chính sách di dân đã dẫn đến những xung đột chính trị trong nước và xung đột về ngoại giao.
Một nghiên cứu mới cho thấy sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng 12% trong năm học 2022-23, mức tăng lớn nhất trong hơn 40 năm. Hơn 1 triệu sinh viên đến từ nước ngoài, nhiều nhất kể từ năm học 2019-20 khi đại dịch Covid bắt đầu. Số sinh viên đến từ Ấn Độ tăng 35%. Mỹ vẫn là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế muốn đi du học. Điều này đã đúng trong hơn một thế kỷ. Ngày nay, hầu hết sinh viên nước ngoài đến học các chương trình sau đại học, thường là về khoa học, công nghệ và kinh doanh. Sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ với 290,000.
Hoa Kỳ là một đất nước được thành lập và xây dựng bởi những người di dân từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả đây là nơi có nhiều người di dân hơn bất kỳ các quốc gia nào khác. Tính đến năm 2021, có hơn 45,3 triệu người sống ở Hoa Kỳ là người được sinh ra ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 số người di dân trên toàn thế giới. Nhưng trong khi một số người, di dân là để đoàn tụ gia đình, thì một số khác, di dân là để tìm việc làm hoặc để lánh nạn. Vậy tại sao người ta di dân vào Hoa Kỳ? Đây là 5 lý do chính vào năm 2021
Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác.
Năm 1910, Cục điều tra dân số phát hiện ra rằng 14,7% dân số Hoa Kỳ là người sinh ra ở nước ngoài. Đó là con số cao nhất – trước đây. Vào tháng 8 năm nay, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài ở Hoa Kỳ là 15%. Các ước tính về dân số mới từ Cục điều tra dân số cho biết tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài sẽ tiếp tục tang trong suốt thế kỷ này, lập kỷ lục mới từ năm này sang năm khác.
Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
Gần đây, Tổng thống Biden đã ký một Sắc lệnh Trí tuệ nhân tạo ngày thứ Hai nhằm giúp Hoa Kỳ dễ dàng thu hút các nhân tài AI người nước ngoài nhiều hơn. Hiện tại, không có thay đổi nào. Ông Biden đã chỉ đạo một số cơ quan chính phủ để chuẩn bị các đề xuất, chính sách mới.
Đây là ý kiến của một người về cách làm thế nào để một quốc gia có thể có một xã hội đa văn hóa thành công. Một xã hội đa văn hóa là gồm các nhóm dân tộc đa dạng; việc không hòa nhập và đối địch nhau sẽ dẫn đến tự sát tập thể. Chúng ta đang bắt đầu thấy điều đó ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện đang chứng kiến sự gia tăng các tội ác bạo lực về phân biệt chủng tộc và tội ác có động cơ từ thù hận tôn giáo.
Một trong những điều khiến người xin chiếu khán khó chịu nhất là sự chậm trễ trong quá trình phỏng vấn ở Lãnh sự. Những sự chậm trễ này có thể do nhiều lý do, bao gồm cả Giấy INA §221(g) và Duyệt xét hành chính.
Sở Di Trú đã ra mắt công cụ tự phục vụ Thay đổi Địa chỉ (E-COA) mới để giúp công dân nước ngoài cập nhật địa chỉ của họ dễ dàng hơn. Tất cả công dân nước ngoài, kể cả người có thẻ xanh, phải thông báo cho Sở Di Trú về việc thay đổi địa chỉ trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển đi. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thông báo cho Sở Di Trú biết về việc thay đổi địa chỉ, đặc biệt nếu bạn có các hồ sơ đang chờ duyệt xét mà Sở Di Trú có thể cần liên hệ với bạn hoặc gửi thông tin cho bạn - chẳng hạn như Giấy phép Làm việc hoặc Thẻ xanh.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.