Hôm nay,  

Tìm Hiểu Chiếu Khán Di Dân Và Không Di Dân

8/3/200200:00:00(View: 6441)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú RobInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

TÌM HIỂU CHIẾU KHÁN DI DÂN VÀ KHÔNG DI DÂN,
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

Chúng ta thường được nghe nói về chiếu khán di dân ( Immigrant Visas ) và chiếu khán không di dân ( Non-Immigrant Visas ). Thế nào là chiếu khán di dân và không di dân " Đây là hai danh từ pháp lý có ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.
Chiêu khán không di dân:

Bất cứ người nào nộp đơn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ cũng được xem như là có ý định di dân. Do đó, trong trường hợp xin chiếu khán không di dân, chính người nộp đơn xin nhập cảnh có trách nhiệm chứng minh là mình đến Hoa Kỳ chỉ có tính cách tạm thời, chớ không muốn di dân. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người nộp đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ, vì giới chức lãnh sự có toàn quyền bác khước nếu họ nhận thấy không chắc là người xin nhập cảnh sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi hết thời hạn cho lưu trú. Tóm lại nếu một người nộp đơn xin nhập cảnh không di dân vào Hoa Kỳ mà đương sự bị xem như có ý định di dân thì chắc chắn là đơn sẽ bị bác.

Chiếu khán không di dân chỉ cho phép người ngoại quốc đến Hoa Kỳ trong một thời gian nhất định và để thực hiện một mục đích nhất định.
Mục đích ở đây có thể là theo học chương trình Đại học hoặc hậu đại học, hay là đi làm việc cho một công ty hay cơ quan tại Hoa Kỳ.
Chiếu khán không di dân được đánh dấu bằng những chữ như B2, F1, H1B, vân ..vân.., mổi chữ chỉ một loại không di dân khác nhau.
Chiếu khán di dân:

Chiếu khán di dân ( immigrant visa ) là loại chiếu khán cấp cho người ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ để ở luôn tại đây với tư cách thường trú nhân.

Do đó thay vì chứng minh với giới chức lãnh sự là mình chỉ có ý định lưu trú một thời gian giới hạn như người không di dân, thì người xin chiếu khán di dân phải chứng minh là mình có đủ điều kiện của diện liên hệ gia đình và mình không có ở trong diện bị cấm nhập cảnh. Diện bị cấm nhập cảnh gồm có những người có án hình sự, có bệnh truyền nhiểm và có liên hệ đến hoạt động khủng bố.

Khi một người đến Hoa Kỳ theo theo chiếu khán di dân thì được xem như thường trú nhân và được cấp một cái Thẻ Thường Trú (Alien Registration Card) nhưng thường được gọi là Thẻ Xanh ( Green Card ). Gọi là Thẻ Xanh vì nguyên thủy thẻ này màu xanh. Mặc dù hiện nay thẻ mới không mang màu xanh mà màu hồng hồng, nhưng do thói quen nó vẩn được gọi là Thẻ Xanh.

Thường trú nhân được quyền đi làm để sinh sống, được tự do xuất ngoại, và được theo quy chế thường trú vô hạn định. Tuy nhiên thường trú nhân cũng có thể mất quy chế thường trú và không được hưởng một số quyền lợi của một công dân hoa Kỳ. Do đó nhiều thường trú nhân xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ. Phải có quy chế thường trú nhân trước rồi mới có thể xin nhập tịch được.
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 07-1996 (tăng 12 tháng)

C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 05-1997

D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 08 tháng 12-1993

E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 08-1996

F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 01 tháng 07-1990

G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi có bằng BA về Arts đồng thời cũng có bằng Associate về Kỷ Thuật Cơ Khí (Engineering Technology) nhưng chưa có BS. Xin cho biết là tôi có thể xin chiếu khán không di dân loại H-1 để sang làm việc tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có thể xin một công ty Hoa Kỳ bảo lãnh sang làm việc với tư cách chuyên gia (professional worker) hay không "

Đáp 1: Chiếu khán không di dân loại H-1B là loại chiếu khán thông thường nhất để cấp cho những người đến Hoa Kỳ làm việc theo diện chuyên gia (professionals). Điểm chính yếu của diện này là anh phải có học lực và kinh nghiệm tương đương với bằng BS trở lên về khoa học vi tính ( computer science ). Bạn phải nhờ một cơ quan chuyên môn có uy tín để xin đánh giá trị tương đương về bằng cấp và kinh nghiệm của anh so với cấp bằng đại học của Hoa Kỳ. Bạn có thể đạt tiêu chuẩn nếu bạn có thêm bằng BS về khoa học vi tính (computer science). Có lẻ bạn chỉ cần học thêm một năm nữa ở Đại học là bạn có bằng này và phần bạn đã học về Associate degree cộng với thời gian kinh nghiệm có thể đủ để bù vào một năm đại học còn thiếu.

Câu hỏi 2: Anh rể tôi đang du học ở Hoa Kỳ theo chiếu khán F-1 và cũng vừa tốt nghiệp trường College ở đây. Anh ấy đang tìm việc làm nhưng chưa tìm được. Anh ấy có giấy phép làm việc nhưng là loại làm việc thuộc chương trình huấn luyện thực tập. Xin cho biết là anh ấy có thể đi làm chổ nào cũng được hay là anh ấy phải đi làm những việc thuộc lãnh vực chuyên môn của mình vì anh ấy có bằng BS về Thảo Chương Vi tính ( Computer Programming ). Ngoài ra anh anh ấy có thể xin giấy phép đi làm việc thông thường (Work Permit) hay không "

Đáp 2: Mục đích của Thẻ làm việc là để đi làm lấy kinh nghiệm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Không thấy Sở Di Trú thắc mắc về vấn đề loại việc làm gì khi cấp Thẻ làm việc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện thời của người anh rể của bạn thì tốt hơn hết là anh ấy nên tìm việc làm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Khi đã chọn huấn luyện thực tập, thì đương sự phải trở về nước để xin chiếu khán công việc tại tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên.
Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú
Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục - Cả Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao tiếp tục đương đầu với tồn đọng. Có rất ít hoặc không có sự cải thiện nào về hầu hết thời gian duyệt xét trong năm ngoái, mặc dù có một số chính sách và thủ tục mới đã được triển khai vào năm 2023. Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024.
Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này.
Đại dịch COVID-19 đã khiến quá trình xin chiếu khán Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn trước. Việc đóng cửa và trì hoãn của lãnh sự quán cũng như việc khôi phục lại cho việc duyệt xét chiếu khán bị hạn chế đã tạo ra tình trạng tồn đọng và gia tăng thời gian chờ đợi. Một bài báo gần đây nói rằng tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán B1-B2 phải chờ đợi rất lâu cho đến khi họ được gọi phỏng vấn. Điều này có đúng không? Đúng. Và không.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) đã phát hành một thông cáo báo chí, nêu bật những thành tựu về hoạt động chiếu khán của họ trong năm tài khóa liên bang 2023 (FY 2023) từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Trong năm tài khóa 2023, DOS đã cấp hơn 10,4 triệu chiếu khán không di dân trên toàn cầu, và một nửa số đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đã duyệt xét nhiều chiếu khán không di dân hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy là không chỉ sự trở lại của khối lượng duyệt xét chiếu khán như thời điểm trước khi đại dịch, mà còn gần đạt mức kỷ lục đối với một số loại chiếu khán không di dân.
Chấm dứt Điều khoản 42 (Title 42). Tổng thống tiền nhiệm đã sử dụng luật y tế công cộng có tên Điều khoản 42 để trục xuất những người di dân tìm cách nhập cảnh vào đất nước tại biên giới Hoa Kỳ/Mexico. Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội cho rằng điều này đã ngăn chặn hệ thống tị nạn của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden cuối cùng cũng đã chấm dứt việc sử dụng lệnh Điều khoản 42 vào tháng 5 năm 2023. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa lo ngại tình trạng di dân bất hợp pháp hàng loạt sau khi Điều khoản 42 bị dừng lại, nhưng điều này đã không xảy ra. Biên giới chứng kiến sự trở lại của một chế độ thực thi biên giới hơn bình thường, với các dòng di dân khi cao khi thấp.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.