Hôm nay,  

Tìm Hiểu Chiếu Khán Di Dân Và Không Di Dân

8/3/200200:00:00(View: 6397)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú RobInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

TÌM HIỂU CHIẾU KHÁN DI DÂN VÀ KHÔNG DI DÂN,
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

Chúng ta thường được nghe nói về chiếu khán di dân ( Immigrant Visas ) và chiếu khán không di dân ( Non-Immigrant Visas ). Thế nào là chiếu khán di dân và không di dân " Đây là hai danh từ pháp lý có ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.
Chiêu khán không di dân:

Bất cứ người nào nộp đơn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ cũng được xem như là có ý định di dân. Do đó, trong trường hợp xin chiếu khán không di dân, chính người nộp đơn xin nhập cảnh có trách nhiệm chứng minh là mình đến Hoa Kỳ chỉ có tính cách tạm thời, chớ không muốn di dân. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người nộp đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ, vì giới chức lãnh sự có toàn quyền bác khước nếu họ nhận thấy không chắc là người xin nhập cảnh sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi hết thời hạn cho lưu trú. Tóm lại nếu một người nộp đơn xin nhập cảnh không di dân vào Hoa Kỳ mà đương sự bị xem như có ý định di dân thì chắc chắn là đơn sẽ bị bác.

Chiếu khán không di dân chỉ cho phép người ngoại quốc đến Hoa Kỳ trong một thời gian nhất định và để thực hiện một mục đích nhất định.
Mục đích ở đây có thể là theo học chương trình Đại học hoặc hậu đại học, hay là đi làm việc cho một công ty hay cơ quan tại Hoa Kỳ.
Chiếu khán không di dân được đánh dấu bằng những chữ như B2, F1, H1B, vân ..vân.., mổi chữ chỉ một loại không di dân khác nhau.
Chiếu khán di dân:

Chiếu khán di dân ( immigrant visa ) là loại chiếu khán cấp cho người ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ để ở luôn tại đây với tư cách thường trú nhân.

Do đó thay vì chứng minh với giới chức lãnh sự là mình chỉ có ý định lưu trú một thời gian giới hạn như người không di dân, thì người xin chiếu khán di dân phải chứng minh là mình có đủ điều kiện của diện liên hệ gia đình và mình không có ở trong diện bị cấm nhập cảnh. Diện bị cấm nhập cảnh gồm có những người có án hình sự, có bệnh truyền nhiểm và có liên hệ đến hoạt động khủng bố.

Khi một người đến Hoa Kỳ theo theo chiếu khán di dân thì được xem như thường trú nhân và được cấp một cái Thẻ Thường Trú (Alien Registration Card) nhưng thường được gọi là Thẻ Xanh ( Green Card ). Gọi là Thẻ Xanh vì nguyên thủy thẻ này màu xanh. Mặc dù hiện nay thẻ mới không mang màu xanh mà màu hồng hồng, nhưng do thói quen nó vẩn được gọi là Thẻ Xanh.

Thường trú nhân được quyền đi làm để sinh sống, được tự do xuất ngoại, và được theo quy chế thường trú vô hạn định. Tuy nhiên thường trú nhân cũng có thể mất quy chế thường trú và không được hưởng một số quyền lợi của một công dân hoa Kỳ. Do đó nhiều thường trú nhân xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ. Phải có quy chế thường trú nhân trước rồi mới có thể xin nhập tịch được.
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 07-1996 (tăng 12 tháng)

C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 05-1997

D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 08 tháng 12-1993

E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 08-1996

F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 01 tháng 07-1990

G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi có bằng BA về Arts đồng thời cũng có bằng Associate về Kỷ Thuật Cơ Khí (Engineering Technology) nhưng chưa có BS. Xin cho biết là tôi có thể xin chiếu khán không di dân loại H-1 để sang làm việc tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có thể xin một công ty Hoa Kỳ bảo lãnh sang làm việc với tư cách chuyên gia (professional worker) hay không "

Đáp 1: Chiếu khán không di dân loại H-1B là loại chiếu khán thông thường nhất để cấp cho những người đến Hoa Kỳ làm việc theo diện chuyên gia (professionals). Điểm chính yếu của diện này là anh phải có học lực và kinh nghiệm tương đương với bằng BS trở lên về khoa học vi tính ( computer science ). Bạn phải nhờ một cơ quan chuyên môn có uy tín để xin đánh giá trị tương đương về bằng cấp và kinh nghiệm của anh so với cấp bằng đại học của Hoa Kỳ. Bạn có thể đạt tiêu chuẩn nếu bạn có thêm bằng BS về khoa học vi tính (computer science). Có lẻ bạn chỉ cần học thêm một năm nữa ở Đại học là bạn có bằng này và phần bạn đã học về Associate degree cộng với thời gian kinh nghiệm có thể đủ để bù vào một năm đại học còn thiếu.

Câu hỏi 2: Anh rể tôi đang du học ở Hoa Kỳ theo chiếu khán F-1 và cũng vừa tốt nghiệp trường College ở đây. Anh ấy đang tìm việc làm nhưng chưa tìm được. Anh ấy có giấy phép làm việc nhưng là loại làm việc thuộc chương trình huấn luyện thực tập. Xin cho biết là anh ấy có thể đi làm chổ nào cũng được hay là anh ấy phải đi làm những việc thuộc lãnh vực chuyên môn của mình vì anh ấy có bằng BS về Thảo Chương Vi tính ( Computer Programming ). Ngoài ra anh anh ấy có thể xin giấy phép đi làm việc thông thường (Work Permit) hay không "

Đáp 2: Mục đích của Thẻ làm việc là để đi làm lấy kinh nghiệm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Không thấy Sở Di Trú thắc mắc về vấn đề loại việc làm gì khi cấp Thẻ làm việc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện thời của người anh rể của bạn thì tốt hơn hết là anh ấy nên tìm việc làm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Khi đã chọn huấn luyện thực tập, thì đương sự phải trở về nước để xin chiếu khán công việc tại tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào tháng 7 năm 1868, Tu chính án thứ Mười bốn đã được bổ túc vào Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án này bảo đảm quyền công dân Hoa kỳ cho tất cả trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ, kể cả những người từng là nô lệ. Ngoại lệ duy nhất là con của các nhà ngoại giao. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh đối với những trẻ em sinh ra từ cha mẹ là người di dân bất hợp pháp hoặc người ở Hoa kỳ với chiếu khán du lịch. Ngay sau khi sắc lệnh được ban hành, đã có nhiều vụ kiện chống lại sắc lệnh này. Kết quả là một tòa án liên bang Quận phán quyết rằng quyền công dân theo nơi sinh không thể bị chấm dứt cho đến khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định cho vấn đề này.
Ông Trump và ông Miller nói rằng người di dân đang xâm lược California. Người dân sống ở California và chính quyền California nói rằng không có cuộc xâm lược nào cả. Chúng ta nên tin ai? Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia California đến Los Angeles. Ông cho biết quân đội cần phải "giải phóng" Los Angeles khỏi "cuộc xâm lăng của người di dân".
19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần".
Ngày 28 tháng 5 năm 2025: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn thế giới ngừng duyệt xét chiếu khán sinh viên mới trong khi đang làm việc để mở rộng quy trình "kiểm tra và sàng lọc trên mạng xã hội" đối với tất cả những đương đơn xin chiếu khán sinh viên mới.
Câu chuyện sau đây của người mẹ ba con, được chia sẻ trong chương trình podcast The Daily Blast của The New Republic, đã nêu lên những mâu thuẫn giữa chính sách nhập cư và tình người, cũng như những góc khuất trong cuộc sống của di dân tại Mỹ.
Ngày 25 tháng 5 năm 2025. Chính quyền của ông Trump đã trục xuất bất hợp pháp một số nam giới người châu Á đến Nam Sudan. Các luật sư đại diện cho những người này cho biết một chuyến bay quân sự của Hoa Kỳ chở khoảng một tá người, bao gồm công dân Lào, Thái Lan, Myanmar, Mexico và Việt Nam, đã hạ cánh xuống Nam Sudan vào ngày 20 tháng 5.
Câu chuyện của Tuấn Phan, một người đàn ông gốc Việt tại Quận Pierce, tiểu bang Washington, tưởng chừng đã đến hồi kết với việc Ông chấp nhận trục xuất về Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Thế nhưng, một quyết định bất ngờ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đẩy ông vào một hành trình đầy hiểm nguy đến Nam Sudan, một quốc gia Phi Châu đang chìm trong bất ổn.
04 tháng 4 năm 2025. Các viên chức liên bang đang âm thầm hủy chiếu khán của một số sinh viên đại học quốc tế. Điều này khiến các viên chức đại học lo ngại. Họ cho biết chính quyền Trump đang sử dụng các chiến lược mới và lý do không rõ ràng để đẩy một số sinh viên ra khỏi đất nước. Tại sao chiếu khán sinh viên bị hủy? Một số sinh viên đã mất chiếu khán vì các hành động ủng hộ người Palestine, hoặc các tội nhẹ, thậm chí là vi phạm giao thông. Những sinh viên khác không biết lý do vì sao chiếu khán của họ lại bị hủy. Tại Đại học Tiểu bang Minnesota, năm sinh viên nước ngoài đã bị mất chiếu khán vì những lý do không rõ ràng. Tình cờ, trường đại học phát hiện ra việc hủy chiếu khán khi đang kiểm tra một sinh viên có chiếu khán bị hủy vì lái xe khi say rượu.
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã công bố dữ liệu chương trình EB-5 từ Quý 4 tài khóa năm 2024. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ từ chối cao đối với đơn I-526 (Đầu tư trực tiếp vào cơ sở kinh doanh của chính họ) so với đơn I-526E đầu tư cho Trung tâm vùng. Tỷ lệ từ chối đối với đơn I-526 là khoảng 30%, điều này có nghĩa là Sở Di trú đã ban hành quyết định từ chối đối với gần một phần ba tổng số đương đơn Đầu tư trực tiếp. Những đương đơn này đã chờ khoảng 57 tháng để Sở Di Trú ra quyết định.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.