Hôm nay,  

Đấu Đá Về Chương Trình Đầu Tư EB-5 Trong Tòa Bạch Ốc; "Trả Bà Ta Về" - "Send Her Back"!

26/07/201900:00:00(Xem: 2056)
Le Minh Hai_5_2019
Lê Minh Hải

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International)

Nói tóm lại, điều hiển nhiên cho thấy luật mới về chương trình đầu tư EB5 sẽ được phổ biến. Nhưng hiện đang xảy ra một cuộc đấu đá gay gắt trong Tòa Bạch Ốc về việc phổ biến luật mới này.

Hiện có hai phe trong ban hành pháp của ông Trump đang đấu đá dữ dội về việc hòan tất Điều Lệ mới về chương trình đầu tư EB5.

1/ Phe Steven Miller - Còn gọi là "Phe Chuộng Về Lượng".  Phe này kiểm sóat hòan tòan việc điều hành của Sở di trú thuộc Bộ Nội An. Quyền Giám đốc Sở di trú USCIS, ông Ken Cuccinelli, thuộc về phe này, và cũng là người đứng đầu cơ quan Kiểm Sóat Biên phòng và Thuế Quan (CBP) và cơ quan Thi Hành Luật Di Trú và Thuế Quan (ICE). Thêm vào đó, một số nhân viên cấp hai, cấp ba và cấp bốn dưới sự lãnh đạo của các cơ quan này cũng từ phe này mà ra. Nhiều người trong số này có nhiều mối liên hệ với những tổ chức chống di dân, chẳng hạn như Liên Đoàn Cải Tổ Di Trú (FAIR), Trung Tâm Nghiên Cứu Di Dân (CIS) và NumbersUSA, cả ba tổ chức này được thành lập và tài trợ bởi John Tanton, một bác sĩ nhãn khoa ở tiểu bang Michigan đã nghỉ hưu, người điều hành một công ty xuất bản sách phân biệt chủng tộc và đã viết rằng để duy trì văn hóa Hoa Kỳ cần phải có "một đại đa số người Châu Âu- Hoa Kỳ."

Đã có nhiều cuộc điện thọai hàng ngày của Steven Miller và thuộc hạ của ông trong Tòa Bạch Ốc gọi cho

các viên chức kể trên trong các cơ quan di trú. Phe này hòan tòan chống di trú và muốn giảm số di dân càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều làm nhiều người khó hiểu là tổ tiên bên phía mẹ của Steven Miller là người gốc Do Thái từng di dân sang Hoa Kỳ từ một vùng đất thuộc Liên Bang Sô Viết trước đây, nay là nước Belarus. Tổ tiên của ông đã phải trốn đi vì chiến dịch chống Do Thái tại Sô Viết. Nếu chính phủ Hoa Kỳ trước đây chống di trú thì ông không thể sinh ra ở Hoa Kỳ và làm cố vấn về chính sách cho ông Trump.

2/ Phe Jared Kushner - Còn gọi là "Phe Chuộng Về Phẩm". Jared Kushner là con rể của Tổng thống Trump, hiện cùng với vợ là cố vấn đặc biệt cho ông Trump.

Jared Kushner tìm cách thúc đẩy các sáng kiến di trú có quy mô lớn. Tổng thống Trump đã xác định vấn đề di trú một trong những trọng tâm của chiến dịch tái tranh cử của mình và muốn cho những người ủng hộ ông thấy rằng ông đã giữ những lời hứa về vấn đề di trú trong cuộc bầu cử vừa qua. Tuần qua, Kushner và phe của ông đã trình bày một kế hoạch di trú quy mô trong Tòa Bạch Ốc, muốn giữ  tổng số di dân không thay đổi nhưng với chính sách di dân "dựa trên việc tính điểm" - tăng "chất lượng" của người di dân.

Hai phe này đang đấu đá nhau về nhiều vấn đề di dân. Phe Số Lượng Steven Miller phản đối kế hoạch di trú được đề xuất vì họ muốn giảm tổng số người di dân - không phải chỉ là tăng chất lượng mà thôi.

Theo quy định của chương trình đầu tư EB5, các công ty của ông Kushner là các nhà phát triển đã sử dụng chương trình EB5 trong quá khứ và bạn bè của ông đang nói với ông Kushner rằng quy định mới là một ý tưởng tồi tệ và sẽ làm tổn thương các nhà phát triển. Dường như đã có những cuộc thảo luận trong Tòa Bạch Ốc trong hơn 7 ngày qua và một cuộc gọi từ một người làm việc theo lệnh của ông Kushner đến Sở di trú USCIS yêu cầu họ trì hoãn ban hành những quy định mới.

Đã có tin đồn rằng quy định mới này đã bị khai tử. Nhưng mặc dù có những tin đồn này, quy định mới đã chưa bị khai tử khi bài này được phổ biến. Trong lời khai tuyên thệ trước Quốc hội tuần qua, Michael Valverde, Phó Phó Giám đốc Điều hành Cơ quan Hạ tầng của Sở di trú USCIS, tuyên bố rằng quy định mới sẽ được công bố "tương đối sớm".

"Trả Bà Ta Về" - "Send Her Back"!

Như thường lệ, khi lúng túng những vấn đề chính trị, Tổng thống Trump có thói quen tổ chức những buổi nói chuyện trước những cử tri ủng hộ ông. Nhưng buổi nói chuyện ngày 17 tháng Tám vừa qua tại thành phố Greenville, tiểu bang North Carolina, lại dấy lên một vấn đề hệ trọng khác. Đó là sự chia rẽ và kỳ thị chủng tộc mà các nhà bình luận cho rằng Tổng thống Trump là người dẫn đầu về quan điểm kỳ thị chủng tộc.

Sau khi Tổng thống Trump mở lời công kích nữ dân biểu IIhan Omar thì đám đông cử tri của ông đã đáp ứng bằng cách hô khẩu hiệu "Send Her Back". Có nghĩa là trả bà Omar trở về đất nước nguyên thủy của bà. Nữ dân biểu Omar  thuộc đảng Dân Chủ, được dân chúng tiểu bang Minnesota bầu trong năm 2018 vừa qua. Bà Omar là nữ dân biểu theo đạo Hồi giáo được dân chúng ở tiểu bang này qúy trọng. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều lên tiếng chống lại khẩu hiệu "Trà Bà Ta Về" này. Ông Trump đã nhanh chóng nói rằng ông không đồng ý về câu khẩu hiệu này và đã cố gắng chận lại câu khẩu hiệu này bằng cách "nói rất nhanh" để ngăn những tiếng hò hét "Trà Bà Ta Về". Tuy nhiên, hình ảnh của phóng viên quay trực tiếp cho thấy ông nói dối vì ông đã im lặng để cho đám đông la hét khẩu hiệu này kéo dài hơn 13 giây.


Dân biểu Justin Amash của tiểu bang Michigan, người đã rời đảng Cộng Hòa, sau khi đọc bản báo cáo của ông Robert Mueller liên quan đến những tai tiếng của ông Trump và hành pháp Trump, đã cảnh báo rằng câu khẩu hiệu "Trả Bà Ta Về"  là "xấu xa và nguy hiểm, và đây là hậu quả tất yếu của sự bất đồng chính kiến của Tổng thống Trump. Đây là cách làm cho những giai đọan tồi tệ nhất của lịch sử bắt đầu.  Chúng ta không thể cho phép người đàn ông này đưa chúng ta đến một nơi (tồi tệ) như thế".

Nguyên nhân có câu khẩu hiệu này khởi đi từ ngày 14 tháng Bảy vừa qua khi ông Trump khai hỏa trên mạng xã hội cá nhân của ông nhằm công kích bốn nữ dân biểu thuộc đảng Dân Chủ - Nữ dân biểu Omar, Nữ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez thuộc tiểu bang New York, nữ Dân biểu Ayanna Presley thuộc tiểu bang Massachusetts  và nữ Dân biểu Rashida Tlaib của tiểu bang Michigan. Ông Trump nói những nữ dân biểu này cần "trở về" những nước "nhiễm tội ác và đổ vỡ" của họ. Tất cả bốn nữ dân biểu này đều là công dân Hoa Kỳ và sinh trưởng ở đất nước này ngọai trừ nữ dân biểu Omar sinh trưởng ở nước Somalia và gia đình bà trốn thoát sang Hoa Kỳ lúc bà còn thơ ấu.

Việc công kích của ông Trump đã đưa đến việc Hạ viện thông qua một nghị quyết phản đối những câu nói "kỳ thị chủng tộc" của ông. Phản ứng của ông Trump về nghị quyết này là tổ chức buổi nói chuyện làm tăng thêm nạn kỳ thị chủng tộc nói trên.

Ông Bill Weld, cựu Thống đốc tiểu bang Massachusetts thuộc đảng Cộng Hòa, người đã tìm mọi cách để Trump không thể thắng cử tổng thống năm 2020, đã thách thức các thành viên trong đảng Cộng Hòa lên tiếng chống lại câu khẩu hiệu đầy tính kỳ thị chủng tộc này. Ông nói tinh thần kỳ thị này có phải là đảng của Tổng thống Lincoln và Tổng thống Reagan mà họ tham gia hay không. Ông nói "chúng ta phải đấu tranh vì tinh thần của đảng Cộng Hòa, và im lặng không phải cách".

Dân biểu Adam Kinzinger, thuộc đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Illinois, nói rằng ông "rất không đồng ý với đám cực tả và chán ghét giọng điệu của họ. Hôm nay tôi thức dậy và cũng chán ghét không kém - hô khẩu hiệu "trả bà ta về" là xấu xa, sai trái và làm lạnh lẽo xương cốt của Tổ Tiên chúng ta. Điều xấu xa này phải chấm dứt hoặc chúng ta mất đi đại đòan kết".

Ngay cả những người thường ra mặt bảo vệ những sai trái, tai tiếng của Tổng thống Trump, cũng thận trọng cho rằng câu khẩu hiệu này đã vượt quá giới hạn. Dân biểu Kenvin McCathy, lãnh đạo khối thiểu số của đảng Cộng Hòa tại Hạ viện, cũng nói với báo chí rằng những câu khẩu hiệu này "không có chỗ đứng trong đảng và không có chỗ đứng tại quốc gia này".

Một nhà bình luận Âu Châu hóm hỉnh nói rằng, nếu trả tất cả di dân về lại nước của họ, kể cả phu nhân Tổng thống Melania Trump và gia đình bà. Nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng sẽ biến mất vì tên nước không còn đúng nữa. Tổng thống Trump hơi kẹt vì không biết sẽ phải về lại nước Đức, quê của bên cha, hay phải về lại Scotland, quê của bên mẹ, vì dòng họ Trump đều là di dân.  

Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Với hai phe về "số lượng" và "chất lượng, phe nào có vẻ thắng thế trong trận đấu trong Tòa Bạch Ốc, và liệu phe thắng này có thể giữ chương trình đầu tư EB5 cạnh tranh với những nước khác không?
- Đáp: Có vẻ như phe chuộng về "số lượng" sẽ thắng, ngọai trừ Tổng thốngTrump can thiệp vì gia đình ông ta có những liên hệ sâu đậm với chương trình đầu tư EB5. Nếu tăng vốn đầu tư nhưng không tăng số chiếu khán (visa) mỗi năm sẽ không thể lôi cuốn người đầu tư.
- Hỏi: Tại sao thời gian duyệt xét hồ sơ và thời gian phỏng vấn chương trình đầu tư EB5 lại trì trệ như hiện nay? Tình trạng này, dù là tạm thời, đang xảy ra trên tòan thế giới hay chỉ xảy ra ở Việt Nam thôi?
- Đáp: Mỗi năm, số lượng chiếu khán đầu tư EB5 được phổ biến vào tháng 10. Giống như năm 2018, ngày ưu tiên (để phỏng vấn) tiến lên từ năm 2014 đến năm 2016. Chúng ta hy vọng rằng cả hai ngày duyệt xét và ngày ưu tiên sẽ tiến đến năm 2017.
- Hỏi: Liệu cả hai phe thích "lượng" và "phẩm"  có sẽ lắng nghe những người quan tâm về chương trình đầu tư EB5 đề nghị luật cho phép mỗi năm sẽ có 700 gia đình được chiếu khán đầu tư EB5, chứ không chỉ có 700 chiếu khán đầu tư EB5 cho mỗi quốc gia?
- Đáp: Chúng ta hy vọng rằng sẽ có một tu chính án giúp cho đề nghị này thành luật. Nếu vẫn chỉ có 700 chiếu khán dành cho mỗi quốc gia trong một năm, thời gian chờ đợi ở những nước nước như Trung quốc và Việt Nam sẽ dài hơn, và Ấn Độ cũng sẽ ở tình trạng này. Dĩ nhiên, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ tìm những nước khác có thời gian chờ đợi ngắn hơn và những điều kiện dễ dàng hơn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

 =END=

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận
Chính sách di dân của Hoa Kỳ có một số mục tiêu. Đầu tiên, nó giúp đoàn tụ cho các gia đình bằng cách tiếp nhận những người di dân mà đã có người thân ở Hoa Kỳ. Thứ hai, nó tiếp nhận lao động nước ngoài khi thiếu người lao động Hoa kỳ. Thứ ba, nó cung cấp nơi lánh cư cho những người nước ngoài đang phải đối mặt với sự đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội cụ thể hoặc quan điểm chính trị.
Luật gánh nặng xã hội thời chính quyền trước đã có tác động lớn đến người di dân ở Hoa Kỳ. Theo luật đó, người di dân có thể bị từ chối thẻ xanh nếu họ sử dụng một số phúc lợi công cộng nhất định. Khi họ nghe về Luật gánh nặng xã hội này, nhiều gia đình di dân bắt đầu rút tên ra khỏi danh sách các phúc lợi công cộng mà họ và những đứa con sinh ra ở Hoa Kỳ của họ từng có đủ điều kiện được hưởng.
Đây là phần cuối của loạt bài “Người di dân có du nhập văn hóa của họ không?” Hiện nay, một nghiên cứu mới cho thấy rằng, những người Mỹ da trắng sinh ra ở miền Nam chuyển đến các vùng khác của Hoa Kỳ, đã gây ảnh hưởng đến văn hóa ở nơi ở mới của họ như thế nào. Sau năm 1900, có một cuộc di cư lớn của những người da đen miền Nam đến các thành phố công nghiệp miền Bắc. Nhưng cũng có một số lượng lớn hơn những người da trắng miền Nam chuyển đến các vùng khác của đất nước, không phải đến các thành phố Đông Bắc mà thay vào đó là các bang ở phía Tây.
Các nền kinh tế định hướng tăng trưởng đòi hỏi tiết kiệm và đầu tư. Sẵn sàng tiết kiệm tiền là một đặc điểm văn hóa được tiếp tục trong các nhóm người chuyển đến nơi ở mới. Con cháu của những người di dân có hành vi tiết kiệm rất giống với nơi quê cha đất tổ của họ. Nhìn vào các khoản đóng góp hưu trí của những đứa trẻ người di dân sinh ra ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy rằng những điều này tương tự như những gì xảy ra ở các quốc gia tổ tiên của họ. Hai nhóm người di dân quan tâm nhất đến việc đóng góp cho quỹ hưu trí của họ là Ireland và Ấn Độ. Tiếp theo là những người di dân đến từ Hà Lan và Thái Lan. Người Việt Nam nằm ở nhóm trên trung bình. Những người từ Campuchia, Lào, Mexico và Trung Mỹ có đóng góp ít tiền nhất vào khoản tiết kiệm hưu trí của họ ở Mỹ và ở nước họ. Những người di dân mang theo hành vi tiết kiệm từ quê hương của họ và sau đó truyền hành vi đó cho con cái của họ.
Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.
Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không?
Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.