Em bằng lòng làm vợ anh không?

25/03/202321:34:00(Xem: 1002)
Tạp bút

couple-in-love


Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa.

 

Khi yêu nhau chân thành và say đắm đến độ không thể thiếu nhau thì xấu-đẹp, giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu… nào có khác gì nhau! Khi yêu nhau thì người yêu  của mình đẹp hơn hết thảy, mùi hương của người mình yêu thơm hơn bất cứ thứ nước hoa nào trên cõi đời này, mùi hương ấy quyện lấy trong hồn, quấn quýt cả trong giấc ngủ.

 

Khi yêu nhau tha thiết không thể rời nhau thì bấy giờ già-trẻ, lớn-bé, nam-nữ, tây-ta… chẳng còn chi ngăn cách. Tình yêu quả thật là diệu kỳ, tình yêu như phép lạ, duy chỉ có tình yêu mới có thể san bằng và khỏa lấp được những hố sâu ngăn cách, duy chỉ có tình yêu mới vượt qua được những định chế của xã hội, những cấm đoán của tôn giáo, những luật lệ hà khắc của nhân gian.

 

Người ta bảo con tim có lý lẽ riêng của nó, khối óc không sao hiểu và điều khiển được, điều ấy là có thật, là sự thật. Ai cũng có thể thấy và có thể kiểm chứng trong đời. Thân xác này có thể bệnh tật suy hao, thân thể này có thể già nua nhưng tình yêu thì không! Nó vẫn âm ỉ trong tim, nó vẫn thầm lặng trong hồn, khi có điều kiện hay lúc gặp đối tượng thích ý thì nó lại bùng lên mãnh liệt, khi đã bị tình yêu đoạt hồn rồi thì tuổi tác và thân thể cũng không còn là vấn đề nữa, những quan niệm xã hội cũng mặc, những tín điều tôn giáo cũng vô phương bó buộc được con tim.

 

Đời có những mối tình rất nghiệt ngã nhưng cũng đẹp vô cùng, đó là là những mối tình có sự khác biệt lớn lao về tuổi tác, hình thể, địa vị, tôn giáo, giới tính…Người đời thường lên án, mạ lỵ thậm chí truy sát… Thật đáng buồn và đau lòng làm sao! Giả sử những kẻ lên án và truy bức ấy ở vào trường hợp của những người đang yêu trong hoàn cảnh oái ăm ấy ắt họ cũng không thể làm khác được. Tình yêu nó như ma thuật, như thuốc phiện phù dung. Ngạn ngữ phương tây có bảo rằng: Có xỏ chân vào đôi giày thì mới biết giày nào vừa chân mình, đừng buộc mọi người phải vừa chân với giày của mình.

 

Tình yêu vốn đẹp và tuyệt vời như thế, tình yêu làm cho con người trở nên “ Người” hơn, tình yêu làm cho chúng ta khác với muôn loài động vật, nếu không có tình yêu mà chỉ có kiếm ăn, làm tình và sinh sản… thì chúng ta và con vật có khác gì nhau. Hãy tận hưởng tình yêu của mình. Hãy tôn trọng tình yêu của kẻ khác dù tình yêu ấy khác biệt với chúng ta. Hãy sống với khoảnh khắc hiện tại ngay bây giờ và ở đây, đừng hứa hẹn một kiếp nào hay một cõi nào khác. Tình yêu hiện tại ở nơi này. Cơ hội không bao giờ hết và không bao giờ thiếu, chúng ta còn có thể tạo cơ hội cho chính mình.

 

Khi yêu nhau mà mình hỏi người yêu của mình: “Em bằng lòng làm vợ anh không?”, khi  yêu nhau mà được người yêu hỏi: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” ấy là giây phút thần tiên, là khoảnh khắc dâng trào, là đỉnh điểm của tình yêu. Còn gì sung sướng hơn, còn gì hạnh phúc hơn!

 

Bạn đã hỏi người yêu của mình: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” chưa? Bạn đã được người yêu của mình hỏi: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” chưa?

 

Hãy tạo cơ hội cho chính bản thân mình, hãy tạo cơ hội cho tình yêu của mình!

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 11/22)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Như đã có lần thổ lộ với anh: Đại khái là tôi được thả ra từ trại tù cải tạo vào cuối năm 1981, một mình về tạm trú tại căn nhà trong khu Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Căn nhà này vốn được cho phép mua hồi bố tôi làm đốc công của Tổng Cục Gia Cư trước Bẩy Lăm. Ở tạm là vì đã có sẵn giấy báo là phải thu xếp ngay để đi vùng kinh tế mới ở nông trường Phước Bình, Phước Long. Vợ con vốn trước đấy, trong thời gian tôi ở tù, đã phải co cụm lại mới mong sống còn, rúm ró về cư ngụ nhà mẹ vợ; mình tôi vác xác đi kinh tế mới.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Thơ của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Quảng Tánh Trần Cầm...
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Ngôn ngữ táo bạo, ý tưởng phóng túng, một thi pháp mới lạ luôn luôn tìm tòi sáng tạo. Đó là thơ Lưu Diệu Vân. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.