Hôm nay,  

Mùa thu, trăng & hạt mưa

10/09/202217:07:00(Xem: 1587)
Tản mạn

autumn leave

1.


Từ khi con người biết đến hội họa và diễn đạt tâm hồn qua cung bậc của âm nhạc hay bằng hình tượng của văn chương, mùa thu đã theo đấy vào thơ ca, nhạc, họa… Bạn đã từng bàng hoàng khi đứng trước bức tranh thu của một danh họa? Lắng nghe mùa thu sướt mướt trên từng giai âm của cung điệu? Hay run rẩy, thổn thức trước một bài thơ thu đầy lá vàng và tâm trạng? Xốn xang, man mác bởi một nỗi…


Mùa thu xưa, xa lăng lắc của cụ Tam nguyên Yên Đổ: “ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu/ Nước biếc trông như tầng khói phủ…” ăm ắp một trời thu xanh, với gió hắt hiu, nước biếc và khói phủ! Còn cái mùa thu gần với hiện đại của Lưu thi sĩ thì bàng bạc, hiu hắt “dưới trăng mờ thổn thức” bởi người chinh phu “trong lòng người cô phụ”? Gần hơn với thế hệ bây giờ, là cái cảm giác chùng chình của mùa thu qua những cảm nhận của Hữu Thỉnh: “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về?” Có nghĩa là thu vừa mới về, và cái vòng quay ba tháng, chín mươi ngày đã trở thành ấn tượng rất riêng của Xuân Quỳnh: “Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá!” Cảnh sắc mùa thu tiếc là ở phương Nam nắng gió, rất khó mà nhìn thấy hay cảm nhận một cách rõ rệt như đất trời phía Bắc, và cả ở trời Âu, trời Tây xa vạn dặm. Mùa thu Paris của Cung Trầm Tưởng với màu vàng huyễn hoặc của vườn Lục Xâm Bua. Mùa thu nước Nga trong thơ Olga Bergon, khéo léo nhắc lại những tấm bảng “nhắc nhở” mọi người ở Matxcơva : “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng”, thì người ta đã cảm nhận và thấu hiểu hết nỗi đau của cây mỗi mùa thu về, sự li biệt của những chiếc lá vàng, rời bỏ những cây mẹ để về cội nguồn của đất cát. Chia tay và li biệt, có ai đó gọi đấy là mùa thu. Một sự tuần hoàn, một vòng quay mới cho sự hồi sinh và tái tạo mới. Phương Đông, lá vàng, hoa cúc… những biểu tượng thu là một trời man mác, nhớ nhung.

 

2.


Nhắc thu thì không thể thiếu vầng trăng, cho dù là “trăng vạn cổ”, quen thuộc với hết thảy mọi người. Song mà trăng dường như mỗi năm mỗi khác, mỗi năm mỗi mới? Mới trong cảm nhận của từng thế hệ, từng lớp người, và trong huyết mạch tâm linh của nòi thi sĩ? Trương Kế xưa từng nhìn trăng qua mấy câu thơ: “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên”. Vầng trăng rụng, tiếng quạ kêu trong một đêm sương đầy, đã như một phát hiện thần thánh, bản ngã của trăng và cả bản ngã của thi nhân mà người đời sau khó sánh? Vầng trăng thu ắt khác hẳn với vầng trăng xuân của Trương Nhược Hư với “Xuân giang hoa nguyệt dạ”? Cùng với người xưa, vốn trăng là bạn, cho nên: “Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt” để rồi: “Giang nguyệt hà niên sơ kiến nhân”. Là bạn, có khi rất ư thân thiết, coi như sở hữu của riêng mình? Vì thế mà Hàn Mặc Tử, người ra đời cách đây một trăm năm đã dám rao: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”!


Trăng là chị Hằng Nga duyên dáng, xinh đẹp: “Trăng ngọc màu duyên tỏa bóng ngà/ Đêm thu xinh đẹp dáng Hằng Nga” ( Như Mai), để bao người mơ mình là Hậu Nghệ, mỏi mòn dưới đất để ngắm… trăng trên trời. Mượn túi thơ, bầu rượu để tìm cảm hứng ngợi ca một chị Hằng hàng triệu năm tuổi? Ánh trăng soi song cửa, ánh trăng chiếu vào nhà, gợi nhớ nhiều thứ về quê hương thung thổ, với bao gương mặt của những người thương yêu và cả những bóng hình trong kỷ niệm. Bóng trăng trên sông, bên bờ suối, ở lưng chừng núi và cả “đầu súng trăng treo” vẫn là những hình ảnh một đời khó quên. Rồi ánh trăng nơi sân đình, tiếng trống lân rộn ràng đêm rằm trung thu, rồi tiếng hò reo tở mở của đám trẻ con lúc phá cỗ đón trăng. Bao con người lớn lên dưới ánh trăng thanh hòa bình quê kiểng?


Trăng vốn tính âm, ánh sáng hiền hòa, dịu mát, ví với bà, với mẹ, với chị và cả với người con gái làng đang tuổi cập kê kia mà ai đã từng gửi thương gửi nhớ. Mong đợi cả mấy mùa trăng?

 

3.


Mùa thu phương Nam đồng nghĩa với mùa mưa, những cơn mưa đỏng đảnh, chợt đến chợt đi. Song cũng có lúc mưa dầm dề, tối trời, tối đất, mà mỗi khi mưa dai dẳng, đăng đăng đê đê, lại chạnh lòng lo miền Bắc, miền Trung bão lũ, lắng nghe đài báo mỗi cơn áp thấp, mỗi cơn bão về là lại mang mang lắm nỗi niềm của những người con xa xứ, dõi mắt về quê qua làn mưa, chẳng phải “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”, mà mưa bay qua mắt, từng hạt, từng hạt, xốn xang, nặng trĩu cả lòng!


Hạt mưa mùa thu, bỗng một sáng nắng ấm, trong văn vắt đọng lại trên sợi dây phơi phía sau hè, cái níu tay khẽ khàng làm lăn dài sợi mưa, nghe nắng ấm tràn trên tay mà vui vì lắm nỗi. Sẽ không còn mưa dầm, làm tù túng chân người già, con trẻ trong nhà. Phía sân chung của khu phố nhỏ, nhiều tiếng cười hơn, bài tập dưỡng sinh vẫn còn chưa dứt, dưới những vệt nắng vàng, làm lay lay những cành lá?


Hạt mưa lại thánh thót nhỏ vào cái lu nước màu da lươn bóng láng trước hiên, rồi mưa lại lộp bộp trên mái nhà, hàng cây lá reo dưới mưa. Không vàng sắc thu mà đang xanh dậy thì, cái màu lục diệp mơn mởn dưới mưa…


Trần Hoàng Vy

(Tiết thu phân)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.