Hôm nay,  

Thảo Luận về Tuồng Kim Vân Kiều Tại Viện Việt Học, Quận Cam

26/10/202122:28:00(Xem: 2006)

 

 
blank

Từ phải, GS Nguyễn Văn Sâm, và MC Kim Ngân (Giám đốc Viện Việt Học)

 

WESTMINSTER (VB/PTH) --- Hy hữu. Hôm Thứ Bảy 23/10/2021, ngày đầu tiên Viện Việt Học mở cửa lại sau một năm rưỡi đại dịch, cũng là một buổi thảo luận sôi nổi về “Tuồng Kim Vân Kiều” – tác phẩm mới ấn hành của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm. Tác phẩm mới phát hành có tên chính thức là: “Tuồng Kim Vân Kiều: Truyện Kiều ở Nam Kỳ Lục Tỉnh – Toàn bộ ba hồi với chữ Nôm” do Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu, Nguyễn Hiền Tâm bổ chính.
 

Mở đầu, người MC là bà Kim Ngân, Giám Đốc Viện Việt Học, cho biết rằng hôm Thứ Bảy 23/10/2021 cũng là buổi giới thiệu sách đầu tiên kể từ đại dịch. Sau một thời gian dài văn phòng Viện Việt Học đóng cửa vì lệnh giãn cách, bà cho biết một số viên chức trong Viện Việt Học vẫn làm việc hàng ngày và liên lạc thường xuyên cho các dự án của Viện.
 

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nói rằng ông hân hạnh khi thấy bất ngờ có đông người tới tham dự, trong đó đa số là bạn văn và bạn ngoài đời, như thế cũng cho biết vẫn còn nhiều người quan tâm về Việt học. GS Sâm nói rằng “Tuồng Kim Vân Kiều” là một phó phẩm từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhưng không có nghĩa phó phẩm là những gì hoàn toàn dựa vào bản chính, vì có khi tự phó phẩm lại có một đời sống riêng, và có khi xuất sắc hơn bản chính, như trường hợp bản chính “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân thời nhà Minh, Trung Quốc, thua xa khi so với phó phẩm Truyện Kiều do Nguyễn Du mô phỏng, viết lại, sáng tác thành thể thơ độc đáo của Việt Nam.

 
blank

Bìa tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều”
 

GS Nguyễn Văn Sâm dẫn ra một thí dụ, như phở có nguồn gốc từ Hà Nội, khi vào Nam có phở Sài Gòn đã thấy khác rồi, ra hải ngoại lại có phó phẩm là phở vùng Quận Cam hay phở khu vực Bolsa, thì phở trong VN khôngt hể nào so sánh nổi. Và cũng nhờ món phở vùng Quận Cam mà quốc tế mới biết tới món ăn này.
 

GS Nguyễn Văn Sâm cho biết tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều” khi phiên âm là dựa vào bản chép tay của ông Cao Đảnh Hưng (1924-1999) chép lại năm 1942 từ một bản khác trước đó. Nghĩa là, đây là độc bản. GS Sâm nói rằng một ông Tiến sĩ, Trưởng Ban Hán Nôm Đại Học An Giang, đã chụp lại và gửi tới GS Nguyễn Văn Sâm để tác phẩm được phiên âm, chú giải, và phát hành. GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng ông làm công việc cực nhọc và hứng thú này nhằm in để lưu thế, hoàn toàn không có ý thương mãi.
 

Nhà thơ Đặng Phú Phong hỏi về tác giả “Tuồng Kim Vân Kiều” là ai. GS Nguyễn Văn Sâm trả lời rằng không biết, vì chỉ biết là cụ Cảo Đảnh Hưng chép tay năm 1942 từ một bản trước đó, không thấy ghi tác giả, nhưng có thể suy đoán rằng tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều” là của chung, của thời đại, cũng như Bích Câu Kỳ Ngộ, và vì là tuồng, tức là có đời sống  trên sân khấu để làm vui cho những di dân khai phá phương Nam, cho nên có thể có tác giả tập thể trong thời gian dài.
 

Nhà báo Hoa Thế Nhân nói rằng 95% tác phẩm Việt Nam là mô phỏng theo văn học Trung Quốc. GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có đời sống riêng, có giá trị văn học cao hơn bản gốc của Thanh Tâm Tài Nhân, và Nguyễn Du ngay từ khi mới sáng tác lại, cho nhiều chuyển biến khác.

 blank

Anh Minh Phương (đứng, trái) và MC Kim Ngân (đứng, phải)

 

Nhà báo Văn Lan hỏi rằng Tuồng Kim Vân Kiều đã từng diễn trên sân khấu nào chưa. GS Nguyễn Văn Sâm nói là không thấy tài liệu nào ghi là tuồng này từng được diễn, vì các cụ ngày xưa không bận tâm ghi rằng tuồng này đã diễn ở đâu và mấy lần, chỉ biết rằng tuồng Hoàng Tử Cảnh Đi Tây là có diễn ở sân khấu vì sách có ghi là có lên sân khấu, nhưng nếu Tuồng Kim Vân Kiều đã có lên sân khấu thì bây giờ không thấy tài liệu nào xác minh.
 

Giáo sư Đào Trung Đạo nêu ý kiến rằng đồng ý với GS Nguyễn Văn Sâm, vì càng ngày càng thấy tác giả không quan trọng, vì điều quan trọng không phải là ai viết nhưng là cái gì được viết, được chép vào văn bản; do vậy, hành vi viết mới là văn chương, chứ không phải tác giả.
 

Nhà thơ Đặng Phú Phong nói, tác phẩm nhìn từ nhiều phía mới có giá trị.
 

Nhà báo Phan Tấn Hải góp ý rằng đối với nghệ thuật sân khấu, tác giả nhiều khi bị bỏ quên, thí dụ như khi chúng ta vào YouTube, tìm xem chèo cổ “Thị Mầu Lên Chùa” thì có rất nhiều phó bản tùy nghệ sĩ, tùy thời đại.

 
blank

Nhà văn Ngự Thuyết (trái) và GS Nguyễn Văn Sâm
 

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng nghệ thuật sân khấu như tuồng phần lớn là nhu cầu giải trí, thời đó (thời xuất hiện Tuồng Kim Vân Kiều) lại không có vọng cổ, không có Internet, nhưng giới lưu dân ưa thích tuồng vì lời dễ hiểu, trong khi lời viết theo thể thơ lại khó hiểu đối với lưu dân; nếu biết thêm về tác giả thì hay hơn, nhưng không biết thì coi như con mồ côi.
 

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm cũng nói Giáo sư cảm ơn anh Minh Phương đã giúp ấn hành tác phẩm  “Tuồng Kim Vân Kiều,” cũng như Giáo sư gửi lời cảm ơn nhiều góp sức từ nhiều người khác, như vị Tiến sĩ Hán Nôm ở Đại Học An Giang, như bạn trẻ Nguyễn Thụy Đan, một dự tuyển Tiến sĩ tại Hoa Kỳ, và đặc biệt là “người phụ nữ đã giúp tôi hầu hết mọi chuyện đời thường” (ám chỉ nhà văn Ngọc Ánh, tức là phu nhân của GS Nguyễn Văn Sâm).
 

Nhà văn Ngự Thuyết góp ý, rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều là sáng tạo, không mô phỏng, chính Nguyễn Du đặt tên tác phẩm mới là Đoạn Trường Tân Thanh, rồi các học giả đời sau gọi tắt là Truyện Kiều cho gọn, trong khi Thanh Tâm Tài Nhân viết theo kiểu có chương hồi, thì Nguyễn Du làm thơ một mạch, không chương hồi, và sáng tác thành văn bản mới, rất mới…
 

Nhà báo Phan Tấn Hải góp ý rằng, Tuồng Kim Vân Kiều mà GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm thì cũng giống như làm phim Hollywood lấy tiểu thuyết rồi chuyển thành phim, không thể nói phim hay hơn tiểu thuyết hay ngược lại, vi còn tùy và cũng vì khác thể loại, như cam với táo.
 

MC Kim Ngân góp ý, nói rằng phải chi có nhiều cuộc thảo luận về Truyện Kiều, vì có nhiều bạn trẻ thắc mắc và quan tâm về Truyện Kiều với Nguyễn Du, thậm chí có một em nói rằng có cách nào để em đó chụp hình đẹp như cô Kiều.
 

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng trong khi phiên âm Tuồng Kim Vân Kiều, Giáo sư đã ghi thêm vài trăm chữ Nôm, như thế sẽ giúp cho những người làm tự điển đời sau đỡ mất công, phiên âm không khó nhưng chú giải mới khó, viết thành chữ Nôm mới khó.
 

Anh Minh Phương nói rằng anh sẽ giúp Viện Việt Học làm Tự Điển Chữ Nôm. Nhà báo Phan Tấn Hải nói rằng in sách giấy thì tốn tiền, lại khó phổ biến, nên đưa lên mạng thành Tự Điển Chữ Nôm online thì người Việt khắp thế giới tiếp cận được, có lợi vô củng.

 blank

Toàn cảnh hội trường
 

Nhà báo Văn Lan nói rằng Giáo sư Nguyễn Văn Sâm có muốn dựng thành tuồng trên sân khấu hay không, vì Viện Việt Học và thân hữu hẳn là có nhiều nghệ sĩ sẵn sàng đóng vai trên sân khấu tuồng.

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nói là không có thì giờ, vì giáo sư đang phiên âm nhiều tuồng khác cần phổ biến, như Tuổng Nhị Độ Mai…

Tham dự buổi giới thiệu sách và thảo luận có nhiều người trong giới trí thức và văn nghệ sĩ, như GS Phạm Lệ Hương, GS Đào Trung Đạo, GS Cao Minh Châu (Giải Khuyến Học), Ngự Thuyết, Thành Tôn, Phạm Phú Minh, Phan Thanh Tâm, Phạm Gia Cổn, Trịnh Y Thư, Cung Tích Biền, Nguyễn Thanh Huy, Thân Trọng Mẫn, ca sĩ Thu Vàng, vân vân.
 

Cũng nên thêm rằng, trong Thư Mời của Viện Việt Học, có kèm lời GS Nguyễn Văn Sâm nói về tuồng:

“Tuồng vốn là biến thể của truyện thơ, biến thể để phù hợp với trình độ thưởng thức của người bình dân vào thời tác phẩm xuất hiện. Người dân thế kỷ 19 trong Nam không thể nào hiểu hết cái hay của truyện Kiều, do văn chương quá uyên bác của nguyên tác và nhứt là không thể trình diễn được -- Tuồng hát bội lúc đó là bộ môn văn nghệ nổi bật nhứt do hoàn cảnh sanh hoạt của dân chúng --  Ở Miền Bắc cũng có hai tuồng Kiều, nhưng mang sắc thái của miền ngoài. Bản chúng ta có đây chứa đựng một kho tàng về từ ngữ, về cách nói chuyện đặc trưng Nam Bộ vô cùng quý báu khó lòng tìm thấy ở các tác phẩm thuộc thể loại khác. Đọc thầm hay ê a đồng thời nhớ lại những câu tương ứng trong Đoạn Trường Tân Thanh tôi nghĩ là một hạnh phúc tuyệt diệu của người thích văn nghệ...”

blank

Từ phải: GS Nguyễn Văn Sâm, nhà thơ Đặng Phú Phong, nhà văn Ngự Thuyết, GS Đào Trung Đạo

.

Sau đây là trích tiểu sử GS Nguyễn Văn Sâm từ trang nhà Viện Việt Học: Sanh tại Sài gòn, 1940. Từng dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Đại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Đại Học Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo, Cần Thơ.

Sang Mỹ từ năm 1979, vẫn sống bằng nghề dạy học. Viết cho Văn, Văn Học và các tạp chí Việt ngữ của người Việt.

Trước 1975 chuyên viết về biên khảo văn học. Đã in: Văn Học Nam Hà (1971, 1973), Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (1969), Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp (1972).

Qua Mỹ viết truyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương.

Đã in ở Mỹ: Câu Hò Vân Tiên (1985), Ngày Tháng Bồng Bềnh (1987), Khói Sóng Trên Sông (2000).

Gần đây, trở về gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Âu Châu: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lôi Phong Tháp, Sơn Hậu Diễn Truyện, Trương Ngáo v.v...

Thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Trưởng ban Văn chương, Viện Việt-Học. Hiện cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.

 
blank

Hai vị giáo sư Viện Việt Học, từ phải: GS Phạm Lệ Hương, GS Nguyễn Văn Sâm
 

Tuồng Kim Vân Kiều in trên khổ lớn, dày 496 trang. Độc giả quan tâm có thể liên lạc tới GS Nguyễn Văn Sâm, theo thông tin ở trang 491:

samnguyen20002002@yahoo.com 

Telephone: (714) 332-9086.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
Hai giải xổ số khổng lồ, một sẽ xổ vào đêm nay và một sẽ xổ vào đêm mai. Không ai trúng giải độc đắc Mega Millions hoặc Powerball trong các kỳ quay gần đây nhất của hai giải xổ số này và tổng số tiền cộng lại hiện ở mức gần 2 tỷ USD. NBC News đưa tin giải độc đắc Mega Millions đã tăng lên 1,1 tỷ USD và Powerball lên 800 triệu USD.
Biển Đông: Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật kêu gọi Philippines đừng thực hiện bất kỳ hành động "khiêu khích" nào và tuyên bố rằng TQ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình: “Nếu Philippines liên tục thách thức điểm mấu chốt của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình”.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ rơi vào tình trạng đóng cửa một phần sau khi Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, nhưng Quốc hội đã không thông qua kịp thời để duy trì hoạt động của một số bộ, ngành. Việc đóng cửa dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có ít hoặc không có tác động gì khi các nhà lãnh đạo Thượng viện thông báo rằng họ đã đồng ý bỏ phiếu về gói tài trợ vào sáng sớm thứ Bảy.
Một thị trấn nhỏ ở Bờ Đông của tiểu bang Maryland đã đình chỉ toàn bộ lực lượng cảnh sát trong khi chờ kết quả điều tra của các công tố viên tiểu bang, một quyết định phần lớn không giải thích được khiến người dân bị sốc, hoài nghi và lo lắng. Với việc Sở Cảnh sát Ridgely tạm thời không còn tồn tại, các cơ quan an toàn công cộng khác đã đồng ý lấp đầy khoảng trống. Nhưng cư dân của thị trấn lịch sử với khoảng 1.600 người này lo ngại về thời gian phản ứng nếu họ cần hỗ trợ.
Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã công bố dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, đã được Bạch Ốc và Quốc hội đồng thuận, đồng thời được lập ra để duy trì hoạt động của chính phủ cho đến tháng 9/2024.
Sản xuất chậm để tăng chất lượng. Giám đốc tài chính (CFO) của Công ty Boeing Brian West tiết lộ hôm thứ Tư rằng nhà sản xuất phi cơ sẽ hạn chế sản xuất mẫu 737 trong vài tháng tới để "củng cố" chất lượng của mẫu này. Phát biểu tại Hội nghị Công nghiệp Toàn cầu của Bank of America (BofA) ở London, West giải thích điều đó có nghĩa là Boeing sẽ không sản xuất 38 chiếc phi cơ 737 như thường lệ. Ngoài ra, ông khẳng định Boeing sẽ không “vội vàng” hay “đi quá nhanh” với quy trình kiểm tra chất lượng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm thứ Ba tuyên bố rằng Hoa Kỳ "sẽ không để Ukraine thất bại" trong việc tự bảo vệ khỏi xâm chiếm của Nga. "Liên minh này sẽ không để Ukraine thất bại. Và thế giới tự do sẽ không để Ukraine thất bại", Austin nói tại căn cứ không quân Rammstein ở Đức trước khi cuộc họp trực tiếp lần thứ 20 của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine bắt đầu.
Theo một cuộc khảo sát quốc gia mới đượ Thăm dò do Quỹ Hành động Tiến bộ (Progress Action Fund) của đảng Dân chủ công bố, do công ty Public Policy Polling thực hiện, cho thấy Biden dẫn trước Trump với tỷ lệ 46% đến 45% trong khi 9% riêng biệt cho biết họ không chắc chắn. Bởi vì cuộc thăm dò nằm trong phạm vi sai số cộng hoặc trừ 3,4 điểm phần trăm của cuộc khảo sát, nên hai người đang huề nhau về mặt thống kê.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.