Hôm nay,  

Xem Chương Trình Paris By Night 90 “Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam”

07/09/200700:00:00(Xem: 22645)

- Tại Long Beach Convention Center, 300 East Ocean Blvd, Long Beach, CA 90802.

- Vào: xuất 7:30 PM Thứ Bảy 15-9-07 và xuất 2:00 PM Chủ Nhật 16-9-07.

- Vé bán tại Trung Tâm Thúy Nga, 9295 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683, điện thoai: 714-894-5811.

Cũng vẫn với sự điều khiển của MC Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cũng vẫn có sự góp mặt của các tài danh: Khánh Lý, Khánh Hà, Hoàng Oanh, Họa Mi, Ý Lan, Lưu Bích, Minh Tuyết, Trần Thu Hà, Loan Châu, Thanh Trúc, Hương Thủy, Hồ Lệ Thu, Tú Quyên, Bảo Hân, Tâm Đoan, Như Loan, Ngọc Liên, Mai Thiên Vân, Quỳnh Vi, Hương Giang, Quỳnh Dung, Nguyễn Hưng, Thế Sơn, Bằng Kiều, Quang Lê, Trần Thái Hòa, Trịnh Lam, Mạnh Quỳnh, Lương Tùng Quang, Dương Triệu Vũ, Tiến Dũng, Mai Quốc Huy, Ngọc Đan Thanh, Kiều Oanh, Kiều Linh, Lê Tín…nhưng Chương Trình Paris By Night 90 lần này hết sức đặc sắc vì mang nội dung “Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam,” đặc biệt trong mùa Vu Lan năm nay.

Nói đến người phụ nữ VN là nói đến cái đẹp, cái duyên dáng, nết đằm thắm, thùy mị, đoan trang, cả sự hy sinh, lo toan trải qua nhiều thế hệ. “Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam” lần này qui tụ các tài danh lớn ở Quận Cam sẽ trình diễn những ca khúc làm nức lòng khán giả bằng cách khai thác kho tàng vô giá về những nét đẹp của người phụ nữ VN. Không chỉ thế, Chương Trình Paris By Night 90 còn đề cập tới một chân dung người phụ nữ mới trong thế giới văn minh của thời đại, thể hiện qua bài báo “Người Phụ Nữ Độc Lập” của tác giả Bùi Bích Hà như sau:

…Những người phụ nữ VN xuất ngoại để gặp lại hay để theo chồng con họ, hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng có những chị ra đi một mình để thoát khỏi sự đè nén, áp bức từ chế độ hay hủ tục xã hội. Nơi xứ người, phần đông các chị cố gắng duy trì các giá trị truyền thống mang đi từ quê hương trong lúc con gái của các chị thấy chúng phải đối phó với quá nhiều khó khăn nhằm dung hòa hai nguồn tác động Âu Á hàng ngày chi phối chúng. Làm sao có thể vừa hội nhập lối sống của người bản địa vừa gắn mình vào nề nếp gia phong cũ" Các cô “quậy” vì bản thân chúng không biết lựa chọn thế nào. Nhờ vào trình độ học vấn cao hơn, các cô có khả năng tài chánh đủ mạnh để khó mà quay lại nếp sống lệ thuộc trước đây, sau ngưỡng cửa gia đình. Lịch sử  di dân của cộng đồng Việt nam khắc họa trong lòng mọi người nỗi đau bị dằng xé giữa gốc gác, nguồn cội và những điều họ phải làm để sinh tồn. Có cách nào tôn trọng, gìn giữ được nề nếp gia phong ngay giữa một xã hội tuyệt đối đề cao chủ nghĩa cá nhân và mọi thể hiện nhằm biểu lộ chính cá nhân ấy"

* Hôn Nhân: trói buộc hay giải phóng"

Cho dầu giờ đây không ai còn nói đến hôn nhân ép buộc nữa nhưng các cô thiếu nữ Việt Nam vẫn ở trong một tình huống tâm lý giao động. Tình trạng các cô phải ở độc thân cho tới khi kết hôn là một vấn đề tế nhị của cộng đồng. Con gái các gia đình di dân cố gắng hết sức họ để không làm trái lại các nguyên tắc có tính văn hóa dân tộc nhưng đồng thời cũng lại muốn hưởng thụ đời sống hệt như các bạn gái Âu Mỹ của họ. Một số cô nhìn thấy trong hôn nhân sự thoát ly êm đẹp khỏi gông cùm của cha mẹ. Trường hợp này, tất nhiên, cuộc hôn nhân phải tuân thủ nề nếp gia đình, chú rể phải đáp ứng các tiêu chuẩn của cha mẹ vợ. Nói như vậy, có nghĩa là ngày càng ít đi những cô dâu trẻ chọn lựa giải pháp này bởi vì không có gì nguy hiểm hơn là tránh đi sự kềm kẹp này lại rơi ngay vào sự kềm kẹp khác. Từng lớn lên trong một gia đình công nhận vai trò rất quyền uy của người cha, các cô hiểu rõ rằng họ sẽ phải đối đầu gay gắt với người phối ngẫu trong tương lai. Tuy nhiên, xã hội mới cho họ nhiều phong cách sống mới, nhiều cái nhìn mới đưa đến cách đánh giá mới sự việc quanh họ, ít khắc nghiệt hơn trong quan hệ trai gái và ngay cả kinh nghiệm gối chăn trong quan hệ này. Từ đây, người ta ghi nhận một bước lùi thật xa về tuổi kết hôn của các cô gái cùng lúc với trình độ học vấn cao hơn nơi họ. Có kiến thức và độc lập, nữ giới thấy họ có điều kiện lựa chọn hôn nhân theo ý muốn với người bạn trăm năm như họ mong đợi, đánh đổ thành kiến “ế ẩm” đã hoàn toàn lỗi thời.

* Học Vấn, động lực chính đưa tới độc lập

Học vấn làm thay đổi mơ ước thăng tiến của người phụ nữ bất luận xuất xứ họ từ đâu tới. Học vấn đại học mở ra trước mắt họ những chân trời xa và nhu cầu vượt lên. Quan niệm của họ về gia đình không còn giống với thế hệ cha mẹ. Tỷ lệ nghịch với con số sinh sản giảm đi, con số phụ nữ theo đuổi kinh doanh gia tăng. Trong cương vị các nhà buôn lớn nhỏ, giám đốc các cơ xưởng kỹ nghệ hoặc dịch vụ, các nhà khoa học, nữ giới Việt Nam chói lòa trên nhiều bình diện xã hội. Kết quả cuộc nghiên cứu của Fonds d’Action Sociale (Âu châu) cho thấy, phụ nữ di dân hướng hoạt động của họ vào mục đích đạt tới một vị thế xã hội hơn là chuyên chú làm giàu. Họ muốn chứng tỏ tư cách độc lập hơn là chỉ có danh hiệu “tư bản.”

Sự độc lập bằng con đường tri thức chính là lý do khiến đông đảo các thiếu nữ của cộng đồng Việt nam lao vào các trường học và làm việc hăng say. Vấn đề còn lại là liệu thế hệ phụ nữ này, tới lượt họ, sẽ dạy dỗ con cái thuộc thế hệ thứ ba thế nào một khi vẫn biết độc lập thì rất qúy đấy song cái giá phải trả cho nó có nên là sự chối bỏ toàn diện các giá trị văn hoá căn bản của dân tộc chăng"

Chắc hẳn là tất cả chúng ta chưa ai thôi tự đặt cho mình những câu hỏi chưa có lời giải đáp dứt khoát này…

Muốn cảm nhận được đầy đủ, trực tiếp cái đẹp muôn thưở của người phụ nữ Việt Nam, kính mời quý vị đến với Chương Trình “Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam” vào hai show diễn nói trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.