Hôm nay,  

Liên Aâu, Canada Cũng Kiện Vn Phá Giá Hàng Xuất Khẩu

15/09/200200:00:00(Xem: 3870)
SAIGON – Theo tin của Trần Đình Thanh Lâm, InterPress, nhiều sản phẩm từ VN bị quốc tế nghi ngờ là bán quá giá. Đầu tiên là gạo, sau đó là giầy dép và cá tra, cá da trơn được đặt tên là catfish để xuất khẩu. Bây giờ, hộp quẹt máy (bật lửa) đang bị tố là bán phá giá tại thị trường Liên Âu.
Theo Bộ thương mại Việt Nam, sáu nhà kinh doanh Việt Nam bị Liên Âu tố giác việc cho bán phá giá hộp quẹt gaz, có năm hãng chưa từng sản xuất hay xuất khẩu loại hàng này, còn một hãng cho xuất khẩu hộp quẹt gaz vào Liên Âu, nhưng chỉ chiếm một thị phần quá ư nhỏ.
Liên Âu cũng đang cho thăm dò các nhà xuất khẩu hải sản của Việt Nam trong lúc họ còn đang túi bụi trả lời các câu hỏi của các nhà thẩm tra Hoa kỳ sau vụ có đơn khiếu nại của các nông gia cá tra Hoa kỳ nạp hồi tháng sáu.
Cùng một vấn đề đã gieo họa cho các nhà chế tạo giầy dép của Việt Nam. Liên đoàn Chế tạo Giầy dép của Canada mới đây đã tố giác những nhà chế tạo này hợp tác với các đồng nghiệp tại Hong Kong và Ma Cao để bán phá giá loại giầy không thấm nước của Canada.
“Tất cả các vụ này hiện còn trong vòng điều tra. Chúng tôi phải chứng minh rằng các sản phẩm của chúng tôi cho xuất cảng theo thực giá của chúng, những giá này không có ảnh hưởng tới thị trường của những nhà nhập khẩu,” theo như lời của Nguyễn Văn Hòa, một viên chức của Bộ thương mại Việt Nam.
Kể từ khi CSVN cải tổ theo thị trường tự do vào năm 1991-92, Việt Nam đã trải qua tám vụ chống bán phá giá, có ba vụ còn đang treo.
Năm 1994, Colombia đã tố giác Việt Nam bán phá giá gạo. Việt Nam là một quốc gia xuất cảng gạo quan trọng đã thắng được vụ thưa kiện này.
Bốn năm sau, Liên Minh nạp đơn thỉnh cầu chống bán phá giá bột ngọt của Việt Nam và đã thắng, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam bị thua kiện trước sự tranh tụng về loại thương mại như thế. Sau đó sản phẩm này của Việt Nam cho nhập đã chịu thuế 16,8 phần trăm.

Cũng cùng một năm, Liên Âu lại kết tội các nhà làm giầy dép của Việt Nam về tội xuất khẩu giầy dưới giá thành. Lần kiện này đã thất bại vì Việt Nam chỉ chiếm một thị phần nhỏ theo như so sánh với Trung quốc, Nam Dương và Thái lan, vì thế không có ảnh hưởng gì tới thị trường Liên Âu.
Tất cả những vụ này đã dạy cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam một bài học quan trọng, là họ biết rằng họ có thể thắng kiện về vụ bán phá giá nếu họ chứng minh được các hàng xuất khẩu được bán theo đúng trị giá thực của chúng và không có sự nhúng tay của nhà nước để làm giá cho cạnh tranh.
Đề xuất quan trọng đối với Việt Nam là phải chứng minh nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo các qui luật về thị trường. Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức WTO, lý do này làm cho chính quyền của các quốc gia phát triển nhòm trừng phương thức thương mại của Việt Nam.
Tùy viên thương mại của Liên Âu ở Việt Nam là ông Maurizio Caldarone, cho biết Liên Âu chỉ công nhận theo trường hợp đặc biệt là các nhà kinh doanh phải chứng minh được rằng họ đang hoạt động theo guồng máy của thị trường tự do, không có nhà nước bảo trợ.
Ông Caldarone đã tuyên bố “Việt Nam sẽ được công nhận như có một nền kinh tế tự do, khi Việt Nam đã trở thành một hội viên của tổ chức mậu dịch thế giới WTO.”
Tuy nhiên ông lại lưu ý rằng Việt Nam vẫn có một thời gian dễ dãi theo như so sánh với Trung quốc, một nước đang đi vào con đường của thị trường tự do, gia nhập tổ chức WTO hồi tháng chạp và mới đây đã phải trải qua 200 vụ kiện về bán phá giá.
Tám vụ nạp đơn kiện Việt Nam, chỉ một vụ chứng tỏ là xác thực.
Một quan chức Thương mại VN là Nguyễn Văn Hoà than “Thiệt là quá gay go để chứng minh rằng thị trường của chúng tôi đang hoạt động theo guồng máy của thị trường tự do khi vần đề này lại cho dính líu vào các vấn đề chính trị khác. Trung quốc chưa được Hoa kỳ công nhận có một nền kinh tế thị trường, mặc dầu quốc gia này đã trở thành hội viên của tổ chức WTO”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.