Lúc 9:00am ngày Chúa Nhật 24/11/2013 tại Hội trường thư viện Tully San Jose,
CLB Báo Chí Bắc CA phối hợp với Báo Mõ SF đã tổ chức một buổi hội luận đề tài
Việt Nam Trong Căn Thẳng Đông Á, học giả Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản là diễn
giả.
Buổi hội luận thu hút khoảng 100 đồng hương đến tham dự. Trong số đó có đại diện
hội đoàn, đoàn thể hoạt động trong CĐ như Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali có giám
sát Nguyễn Mộng Hùng, CĐ Người Việt Quốc Gia có ông Trương Thành Minh, LĐCT có
LS Ngô Văn Tiệp, GS Nguyễn Trung Chí, GS Lê Văn Phụng, cựu ĐT Vũ Văn Lộc, Mũ Đỏ
Bùi Đức Lạc, cụ Trường Giang, cụ Lê Thanh Tùng Hội Cao Niên, Ông Nguyễn Hữu Lục
đề thờ Đức Thánh Trần, Ông Đỗ Hùng...v.v. Và truyền thông báo chí.
Lễ khai mạc diễn ra lúc 10:00 am do KS Nguyễn Tấn Thọ điều khiển. MC giới thiệu
quan khách và thông qua chương trình.
Một đại diện BTC mở đầu với lời chào mừng các đoàn thể, hội đoàn, các tổ chức
chính trị và đồng hương đến tham dự.
Tiếp theo sau đó, GS Nguyễn Trung Chí và GS Lê Văn Phung, những người bạn của học
giả Đỗ Thông Minh khi dụ học tại Nhật Bản đã có lời giới thiệu và kể lại những
hoạt động của Ông Đỗ Thông Minh trong thời gian còn tại Nhật Bản cho đến hôm
nay. Qua những lời trình bày ngắn gọn của hai vị giáo sư, người tham dự có thể
biết được qua trình hoạt động trong các lãnh vực văn hóa, chính trị của học giả
Đỗ Thông Minh. Ông du học từ năm 1970, sau 1975 đã tham gia thành lập Tổ chức
Người Việt Tự Do tại Nhật, là một trong 3 tổ chức hình thành nên Mặt Trận Quốc
Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Sau những khủng hoảng trong nội bộ, ông đã
rút lui và chuyên nghiên cứu văn hóa.
Tiếp nối chương trình, nhà báo Huỳnh Lương Thiện, một bạn du học tại Nhật cùng
với Đỗ Thông Minh, trình bày về ý nghĩa và mục đích của buổi hội luận hôm nay
qua đề tài khá lớn bao trùm cả văn hóa, lịch sử, và chính trị trong khu vực
Đông Á do học giả Đỗ Thông Minh sẽ trình bày. Ông giới thiệu
người diễn giả chính, Ông Đỗ Thông Minh, đến với cử tọa.
Bằng một giọng nói trầm trầm, nhưng thu hút, Đỗ Thông Minh đã đưa người nghe
qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa tại sao có những cuộc tranh chấp giữa các quốc
gia vùng Đông Á, và Đông Nam Á để dẫn đến sự khủng hoảng hiện nay về vùng biển
Đông có liên quan đến nhiều nước: Nhật, Đại hàn, Phi Luật Tân, Trung Hoa và Việt
Nam.
Ông cho biết “Chuyến đi này là một loạt cuộc đi nói chuyện với đề tài chính là
“Việt Nam Trong Căng Thẳng Đông Á”, nêu lên 7 điểm nóng trong vùng, liệu sẽ có
thùng thuốc súng nào nổ không và ảnh hưởng tới VN như thế nào?
7 điểm nóng lần lượt từ bắc chí nam gồm:
1- Tranh chấp Nga -Nhật về 4 đảo ở đông-bắc Hokkaido (từ 1945).
2- Tranh chấp Nam - Bắc Triều Tiên (từ 1950).
3- Tranh chấp Hàn - Nhật về quần đảo Độc Đảo (NB gọi là Trúc Đảo) (từ 1945).
4- Tranh chấp Trung - Đài tại eo biển Đài Loan (từ 1950, pháo kích chiến tại
Kim Môn và Mã Tổ năm
1958).
5- Tranh chấp Trung - Nhật về quần đảo Senkaku (TQ gọi là Điếu Ngư, từ1971).
6- Tranh chấp Trung - Phi về đảo Scarborough (TQ gọi là Hoàng Nham) (từ 2012).
7- Tranh chấp Trung - Việt về quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa và Trung Sa)
và Trường Sa (TQ gọi là Nam Sa, từ 1974 và 1988).
Trong buổi hội luận.
Trong phần nói chuyện, chúng tôi đã góp ý trả lời những câu hỏi như:
1/ Nhận định tổng quát về các điểm nóng ở Đông Á?
2/ Đâu là điểm nóng nhất?
3/ Nếu biến cố quân sự xẩy ra thì sẽ xẩy ra dưới hình thức nào?
4/ Ảnh hưởng đến VN như thế nào?
5/ VN phải chuản bị như thế nào để đối phó?
Tất cả các nước trong vùng đều đang ráo riết tăng cường quân sự và chủ chốt sau
lưng các tranh chấp này là TQ và HK (đã đưa 60% lực lượng hải ngoại qua Thái
Bình Dương). Có thể nói, bất cứ biến động lớn nào tại 1 điểm cũng sẽ ảnh hưởng
tới an ninh của toàn khu vực...”
Một cách tóm tắt nhưng đầy đủ. Học giả Đỗ Thông Minh đã trình bày 5 điểm chính
của vấn đề. Sau đó ông cũng trả lời hoặc thảo luận cùng cử tọa về các để tài
nên trên. Có nhiều người tham ý kiến đóng góp hoặc đạt những câu hỏi.
Cuộc hội luận sôi nổi, đụng đến nhiều vấn đề “nhức nhối” của cho CĐVN tại San
Jose (nói riêng) và toàn thể khối người Việt (nói chung) như: “Làm thế nào để
thu hút giới trẻ tham gia vào các công việc chung” nhằm đưa VN đến sự tự do, no
ấm và có nhân quyền, hoặc “Làm thế để có sự đoàn kết giữa những tổ chức người
Việt tại hải ngoại.”...v.v.
Thời gian có giới hạn, đề tài quá rộng lớn. Cuộc hội luận chỉ mở ra cho mọi người
nhìn thấy một vài điểm nóng trong vùng Đông Á và Đông Nam Á hiện nay và người
Việt hải ngoại có vai trò gì trong tiến trình giải quyết các vấn đề nầy vẫn là
câu hỏi cho tất cả những ai còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Buổi hội luận
chấm dứt lúc 12:45pm.
Tưởng cũng nên biết thêm, học giả Đỗ Thông Minh đã đến các cộng đồng Việt tại
Hoa Kỳ 37 lần trong hơn 10 năm qua, các đề tài ông trình bày nằm trong các lãnh
vực, văn hóa, xã hội, chính trị. Ông còn tham gia tổ chức các cuộc trao đổi tìm
hiểu giữa hai dân tộc Việt Nhật qua các buổi trình diễn văn nghệ, triển lãm nghệ
thuật. Ông đã in và phát hành hàng chục tác phẩm về văn hóa Việt Nhật, Hán,
Nôm...v.v.