Hôm nay,  

Chiến Tranh Iraq Trong Lòng Đảng Dân Chủ

11/08/200600:00:00(Xem: 1574)

Hầu hết những người theo dõi thời cuộc Chiến tranh Iraq đều hướng về cuộc bầu cử sơ bộ Đảng Dân Chủ chọn ứng cử viên Dân Chủ vào Thượng Viện liên bang Mỹ, tại Tiểu bang Connecticut. Kết quả chánh thức của cuộc bầu cứ vào ngày thứ Ba: ứng cử viên Joe Lieberman chỉ được 48%, thua ứng cử viên Ned Lamont được 52% tổng số phiếu của đảng viên Dân Chủ. Chánh yếu, Ô Lamont thắng nhờ lập trường chống Chiến tranh Iraq. TNS thua vì lập trường ủng hộ Chiến tranh Iraq. Nhưng TNS Liberman không bỏ cuộc, đã phát động thủ tục xin ứng cử với tư cách "độc lập", không nhượng bô người được Đảng Dân Chủ chỉ định qua cuộc bầu cử sơ bộ.

Nhưng TNS Lieberman tuyên bố, "Vì quyền lợi của tiểu bang, của quốc gia, và của đảng, tôi không thể và sẽ không để kết quả như vậy… Tôi nhưt định đi tới." Sáng sớm hôm sau ngày bầu cử sơ bộ, các phụ tá tranh cử của TNS Lieberman đến nạp cho Bộ Tiểu bang hai họp thỉnh nguyện và tuyên bố đã đủ chữ ký để TNS Lieberman ra ứng cử với tư cách ứng cử viên độc lập vào tháng 11 này. Được biết theo Đài Pháp Quốc tế RFI, TNS Lieberman là vị TNS có nhiều uy tín trong Đảng Dân Chủ, từng được chọn ra ứng cử Phó Tổng Thống Trong Liên danh tổng thống Al Gore- Lieberman năm 2000. Ong là vị đại diện dân cử tranh đấu đem lại nhiều quyền lợi cho người dân TB Connecticut. Ô đã làm thượng nghị suốt ba nhiệm kỳ cộng lại 18 năm, và kỳ ứng cử này là kỳ thứ tư. Trả lời chương truyền hình  NBC's Today về chuyện Ong có đổi ý không, TNS Lieberman nói, "Thưa không, tôi đã dấn thân vào cuộc vận động rồi."

Trong khi đó ứng cử viên đắc cử, người thắng TNS Lieberman trong Đảng Dân Chủ là Ô Ned Lamont vốn chỉ là một thương gia, còn mới trong chánh trị, công chúng ít biết. Nhưng Ô Lamont thắng vì  đề tài tranh cử là chống Chiến tranh Iraq. Ông thiên về đường lối rút quân ra khỏi Iraq.  Ông tấn công TNS Lieberman như một người cuồng nhiệt binh vực TT Bush, hôn TT Bush khi TT Bush đến Quốc Hội đọc diễn văn về tình trạng liên bang. Bức hình này phổ biến sâu rộng. Ông quật TNS Lieberman như một người phản đảng, đã chỉ trích TT Clinton trong vụ dan díu với Monica Lewinsky năm 1998, đã liên minh với cánh hữu trong kỳ bầu cử TT năm 2004, đã từ chối không mở cuộc điều tra Hành Pháp trong vụ bê bối của trại tù Abu Ghraib. Và làm rầm rộ lên tin đồn TNS Lieberman có thể là ứng viên Bộ Trưởng Quốc Phòng hay Nội An của chánh quyền Bush. Toàn đòn chống Chiến tranh Iraq thứ độc, ám khí, độc chiêu..

Cánh tả của Đảng Dân Chủ triệt để ủng hộ Ong Lamont. Cánh bất bình việc Đảng không chọn Ô. Howard Dean chống Chiến tranh Iraq, mà đi chọn TNS Kerry trung hữu của Đảng, làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ nam 2004.

Trước quyết định ứng cử độc lập của TNS Lienberman, bất chấp sự chọn lựa qua cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ, phản ứng của Đảng Dân Chủ khá mạnh. Lãnh tụ Đảng Dân Chủ  Reid, Schumer and Dodd ngưng liên lạc với TNS Lieberman. Và hai TNS Hillary Rodham Clinton của New York and John Kerry của Massachusetts được xem là ứng cử viên tổng thông của Đảng Dân Chủ cũng dứt đường chuông với TNS Lieberman. Còn một số lãnh tụ Đảng Dân Chủ cấp quốc gia tuyên bố ủng hộ Ô. Lamont như người được đảng chỉ định làm ứng cử viên Dân Chủ vào Thượng Viện Liên bang đại diện cho TB Connecticut. Hai TNS có thế lực hàng đầu của đảng Dân Chủ, Harry Reid của TB Nevada and Chuck Schumer của TB New York, tuyên bố, Lieberman quá thân cận với George Bush và ở một phương diện nào kết quả bầu cử  là một trưng cầu dân ý về tổng thống. TNS Chris Dodd, đồng bang, đồng viện, đồng đảng Dân Chủ  với và là người vận động cho TNS Lieberman trong một cuộc tập họp tại Hardford để bày tỏ tình đoàn kết nội bộ của đảng Dân Chủ của TB Connecticut, bày tỏ sự rất tiếc uổng về quyết định của người bạn mình tiếp tục ứng cử với tư cách độc lập và minh thị tuyên bố từ nay sẽ lo vận động cho ứng cử viên của Đảng là Ô Lamont, người đã thắng TNS Lieberman trong bầu cử sơ bô của Đảng.

 Sẽ thiếu nếu không để cập đến ý kiến của Đảng Cộng Hoà về người mà Đảng Dân Chủ loại ra trong bầu cử sơ bộ. Chủ tịch Đảng Cộng Hoà, Ô Ken Mehlman chụp lấy cơ hội này tấn công đảng Dân Chủ dối lập về lập trường phản chiến. Ô tuyên bố, "Joe Lieberman tin tưởng một nền quốc phòng mạnh, vì lẽ đó Ong bị loại ra khỏi đảng." Nhưng việc TNS Lieberman ra ứng cử độc lập cũng không chắc xé được phiếu Dân Chủ lợi cho ứng cử viên Cộng Hoà ở Connecticut. Hồ sơ ghi danh của cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ cho thấy có 14.000 cử tri ghi danh Dân Chủ và 14.000 cử tri bên ngoài Dân Chủ đầu phiếu thêm cho ứng cử viên Dân Chủ Lamont.

Thế là Chiến tranh Iraq đã lan vào và bùng nổ trong nội bộ Đảng Dân Chủ và ngay tại TB Connecticut trong lòng nước Mỹ rồi. Kết quả bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ đã cho thấy đảng viên Đảng Dân Chủ và một số người không ghi đảng tịch đã bày tỏ lập trường không muốn tiếp tục cuộc chiến tại Iraq. TNS Lieberman của Đảng Dân Chủ đã đại diện cho TB Connecticut suốt ba nhiệm kỳ 18 năm, dem quyền lợi nhiều về cho tiểu bang, nhưng không đưọc đảng Dân Chủ ủng hộ ra tranh cử lại vì lập trường ủng hộ Chiến tranh Iraq của Ong.

Khuynh hướng của Đảng Dân Chủ từ sau bầu cử tổng thống 2004, theo thăm dò của báo New York Times, chỉ có  24% đảng viên Dân Chủ tin Mỹ có lý do tham chiến ở Iraq. Theo sưu khảo đối chiếu của tổ chức Pew Research Center for the People and the Press, tỷ lệ này quá thấp, thấp hơn trong Chiến tranh VN. Sai biệt hai lập trường thời Chiến tranh VN trong đảng Dân Chủ chỉ có 18 điểm, bây giờ trong Chiến tranh Iraq sai biệt đến 50 điểm .

Bà TNS Hillary Clinton, người được tin sẽ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ, cắt dây chuông, im lặng, không khuyên TNS Lieberman một lời nào. Nhưng Bà chỉ chờ và xem không sót một diễn biến nào về trường hợp TNS Liberman. Để quyết định lấy hay không lấy, và lấy đến mức độ nào vấn đề Chiến tranh Iraq làm đề tài  tranh cử tổng thống năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.