Hôm nay,  

Dân Chủ, Phát Triển Và Hội Nhập

24/04/200600:00:00(Xem: 2188)

Ngày nay, khoa học kinh tế đã giúp thế giới tránh được sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng như đã xảy ra cách đây hơn bảy mươi năm mà tầm ảnh hưởng đã bao trùm khắp thế giới. Thế nhưng, không ai có thể quả quyết chỉ có khoa học kinh tế đủ khả năng giải quyết thoả đáng vấn đề tăng trưởng và phát triển cho một quốc gia. Phải chăng đó là lý do tại sao những nhà kinh tế học tỏ ra quan tâm nhiều đến những định chế lương hảo và một chế độ chánh trị tốt nhứt" Chủ yếu đạt hiệu quả kinh tế cao vẫn là thị trường phải được tự do và quyền tư hữu phải được bảo đảm, mà chế độ chánh trị lý tưởng là chế độ cho phép đạt được những mục tiêu ấy. Và một chế độ chánh trị theo dân chủ tự do vẫn là một chế độ lý tưởng hơn hết.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

l.- DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ NÀO"

 

Ai cũng nói Dân chủ nhưng hiểu Dân chủ, về cơ bản, vẫn chưa có được sự đồng thuận giữa những người nói về dân chủ. Nhưng khi hỏi Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namngày nay cần phải có dân chủ không" Chắc chắn sẽ có đông đảo người Việt Namở trong và ngoài nước trả lời là "cần phải có dân chủ". Và phải có dân chủ ngay.

 

Nhìn lại lịch sử, từ khi chưa mất độc lập, sau khi độc lập mất, từ sau khi bị chia đôi năm 1954 và sau khi miền Nam bị cộng sản chiếm năm 1975, Việt Nam chưa bao giờ có được một chế độ dân chủ thật sự. Nói thế không có nghĩa là người dân Việt Nam trong quá khứ, trước khi cộng sản đến, đã không có những cơ hội hưởng được những phúc lợi về vật chất và tinh thần mà ngày nay người ta gọi đó là quyền về con người và, có những cơ hội tham gia việc nước mà ngày nay người ta gọi đó là quyền chánh trị.

 

Quyền về con người và quyền tham gia việc nước mà người dân ở Việt Namngày xưa hưởng được còn là những thứ quyền tiêu cực vì những giá trị ấy chỉ thể hiện dưới dạng văn hóa.

 

Ngày mai này, Việt Namcó được một chế độ Dân chủ Tự do thì cũng không gì khác hơn là những giá trị văn hoá ấy được thể chế hóa, tức ý muốn nói một chế độ dân chủ ở VIệt Namlà điều hoàn toàn phù hợp với truyền thống dân tộc.

 

Như đã nói, vì Việt Nam vẫn chưa có được một chế độ dân chủ thật sự nên ngày mai này khi muốn xây dựng cho mình một chế độ dân chủ, tưởng chúng ta nên tìm học hỏi những kinh nghiệm lịch sử của các nền dân chủ Tây phương và Huê kỳ để giúp chúng ta hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ đặt ra cho xứ sở chúng ta và giúp chúng ta chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề, vì các nền dân chủ ấy giúp chúng ta thấu hiểu được ba ý niệm cơ bản để làm nền tảng xây dựng Việt Nam ngày mai này. Ba ý niệm cơ bản ấy là những quyền bất khả nhượng, chủ quyền và dân chủ.

 

Những quyền bất khả nhượng là những quyền tự nhiên của con người mà mọi Nhà nước không thể tước đoạt của chúng ta và cũng không thể ban phát cho chúng ta, bởi những quyền ấy vốn là sở hữu của chúng ta. Đó là quyền an ninh thân thể, quyền tự do tinh thần và quyền chống lại áp bức của Nhà nước.

 

Các dân tộc Anh, Mỹ, Pháp đã nhơn danh những quyền này để làm những cuộc cách mạng của họ.

 

Chủ quyền quốc gia thuộc toàn dân, nghĩa là người dân tự mình cai trị chính mình.

 

Dân chủ là sự cai trị bởi dân và vì dân. Dân chủ không phải được định nghĩa bởi nguồn gốc quyền lực, mà do dân chúng bị cai trị có kiểm soát được thường xuyên và hữu hiệu người cầm quyền cai trị mình hay không.

 

Dân chủ như vậy không gì khác hơn là những định chế do chính người dân thiết lập ra để thực hiện an ninh trong xã hội và bảo vệ cho họ những quyền tự do căn bản, tức là những quyền bất khả nhượng và chủ quyền quốc gia. Trong một chế độ dân chủ, Nhà nước chỉ là một tập hợp những định chế do người dân sáng tạo. Do đó, Nhà nước dân chủ còn được gọi là Nhà nước - Định chế (État - Institution). Quyền lực cho phép Nhà nước hành sử chức năng của mình mà không cho phép Nhà nước có quyền đứng trên xã hội. Bởi trong chế độ dân chủ chỉ có luật pháp biểu thị chủ quyền quốc gia, nên nhờ đó mà nhơn phẩm con người mới được luật pháp bảo vệ, xã hội mới có công lý.

 

Về phía người cộng sản, họ cũng nói dân chủ. Họ vẫn lớn tiếng đề cao dân chủ của họ là ưu việt và không tiếc lời công kích các nền dân chủ ở Tây phương và Huê kỳ là không thật sự dân chủ, bởi đó chỉ là những chế độ công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của một thiểu số tư sản mà thôi. Dân chủ mà người cộng sản đề cao và theo đuổi là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Namngày nay, đảng cộng sản Hànội đang thực thi chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cả nước từ sau khi cướp được trọn vẹn chánh quyền.

 

Theo người cộng sản thì dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ mang "bản chất giai cấp công nhơn, do đảng cộng sản lãnh đạo để thực hiện quyền làm chủ của nhơn dân lao động trên cơ sở chủ nghĩa xã hội" sau khi cướp được chánh quyền.

 

Khi nói đến dân chủ xã hội chủ nghĩa thì, về phương diện hoạt động và thể chế, dân chủ phải có quan hệ hữu cơ, gắn liền với tập trung, để "chế độ dân chủ kết hợp chặt chẽ với chế độ tập trung". Từ mối liên hệ này, tập trung dân chủ trở thành một nguyên tắc, một đòi hỏi tất yếu trong thể chế của chủ nghĩa xã hội. Nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo cho đảng cộng sản có sức mạnh thống nhứt về tư tưởng, chánh trị và tổ chức để khẳng định đó là đảng cầm quyền, tập trung vào tay đảng trọn vẹn quyền lực quốc gia để thực hiện một chế độ cai trị đất nước toàn diện và triệt để. Thông qua tập trung mà chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được giữ vững và trở thành mục đích của chế độ. Không gắn liền với tập trung thì dân chủ xã hội chủ nghĩa không có sức mạnh thực tế trong hành động.

 

Như vậy dân chủ xã hội chủ nghĩa với cơ chế tập trung không gì khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị (mà người cộng sản gọi đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa – xin nhắc lại, với cộng sản, chỉ có một thứ là tập trung dân chủ, chớ không có dân chủ tập trung như có người hiểu sai lạc). Trên thực tế, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn luôn dẫn đến những thảm trạng cho đất nước do chế độ này cai trị: kinh tế thì tụt hậu, xã hội thì nghèo đói, dân chúng thì bị đàn áp, trù dập, đạo đức thì suy đồi. Mọi giá trị tinh thần đều bị chế độ xã hội chủ nghĩa phá hủy. Việt Namlà một trường hợp điển hình.

 

Muốn chấm dứt thảm trạng xã hội chủ nghĩa thì phải từ bỏ dân chủ xã hội chủ nghĩa và thay thế nó bằng một chế độ dân chủ tự do. Bởi dân chủ là điều kiện để thiết lập một xã hội công bằng, là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia. Trong lịch sử nhơn loại chưa bao giờ có một nước dân chủ tự do mà nghèo đói kéo dài (lời khẳng định của giáo sư A. Sen, kinh tế gia, giải Nobel)

 

II.- PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC.-

 

Có người vẫn cho rằng "chế độ chánh trị lý tưởng" không nhứt thiết phải là một chế độ dân chủ, bởi chế độ dân chủ có khi không tránh khỏi những bất lợi cho phát triển kinh tế. Thật vậy, trong một chế độ dân chủ như chúng ta thường thấy, phe cầm quyền bị bắt buộc phải tuân thủ theo xu hướng cử tri đa số thi hành những chương trình xã hội là ưu tiên, đem tái phân phối lợi nhuận của kẻ giàu cho người nghèo, điều này sẽ gây nhiều trở ngại cho việc thực thi chánh sách phát triển kinh tế quốc gia mà mục tiêu hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Trái lại, trên nguyên tắc, không có gì ngăn cản một chế độ không dân chủ vẫn có thể duy trì tự do kinh tế và quyền tư hữu. Một nhà cai trị độc tài không nhất thiết bị bắt buộc phải theo chủ trương kinh tế tập trung. Ở khu vực Đông Nam Á, những người theo lập luận này thường dẫn chứng Nam Hàn, Đài Loan, Singapour như những trường hợp điển hình.

 

Nhưng ở đây không phải là những chế độ độc tài đảng trị theo kiểu cộng sản, nên kinh tế phát triển và xã hội mở mang do sự cai trị độc tài vẫn phải tôn trọng cái lô – gíc "tự do kinh tế và quyền tư hữu được bảo đảm"; trái lại, điều này bị triệt tiêu ở chế độ cộng sản, như ở Việt Nam ngày nay.

 

Tuy các quốc gia trên đây có thành công thực hiện được phát triển kinh tế, nhưng trong một thời gian, cũng phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ. Bởi chỉ có chế độ dân chủ mới có được sự chọn lựa rộng rãi những chánh sách kinh tế khả thi, tránh không bị dẫn đến những kết quả cực đoan. Những định chế cho phép người dân tham gia chánh trị, làm cho họ có tiếng nói mạnh dạn phê phán nhà cầm quyền, nên thường tránh được những mâu thuẫn xung đột xã hội. Sau cùng, trong chế độ dân chủ, không thể loại bỏ lực lượng thiểu số - tức thua cuộc về chánh trị - ra khỏi những chương trình kinh tế xã hội. Do đó, các thành phần dân chúng tự nhận thấy có trách nhiệm phải hợp tác với nhà cầm quyền trong những chương trình phát triển kinh tế và xã hội.

 

Như vậy, về mặt phúc lợi quốc gia, sự ưu việt của dân chủ là hiển nhiên, và dân chủ về lâu về dài sẽ giúp nền kinh tế đạt những thành tựu ngoạn mục.

 

Nói rõ hơn, một sự hợp tác tối ưu giữa các thành phần xã hội, một tình trạng tranh chấp xã hội tối thiểu, cả hai yếu tố này dĩ nhiên sẽ dẫn đến một hiệu quả kinh tế phi thường và bền vững cho đất nước.

 

Nhà cầm quyền ở Hànội có xu hướng đi theo lý thuyết "độc tài chánh trị không nhứt thiết bị bắt buộc phải làm kinh tế tập trung" khi họ cho ban hành chánh sách "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

 

Ngày nay, Hànội đang phải đối phó với các vấn đề kinh tế, trở thành mối lo âu lớn do cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" của họ gây ra: đầu tư có gia tăng nhưng tỷ lệ đầu người trên GDP thấp, hiệu quả đầu tư kém và cơ cấu đầu tư bất hợp lý. Những dự án đầu tư lớn đều thiếu tính hiệu quả. Còn các chương trình đầu tư trong các ngành sẽ thay thế hàng nhập cảng thì hàng hoá sản xuất không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong gần đây, sự thất bại của các dự án này sẽ là gánh nặng nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

 

Hànội phải chấp nhận cải tổ đường lối kinh tế, nhưng cho đến nay các cải tổ chỉ nhằm giải quyết một số khó khăn trước mắt chớ không nhằm đưa ra một chánh sách cơ bản và rốt ráo. Về chánh sách đã như vậy, luật pháp có sửa đổi khá hơn, tiến bộ hơn, nhưng việc áp dụng lại vô cùng thảm hại, bởi Việt Nam làm kinh tế không có được "con người kinh tế", và làm chánh trị lại không có "con người chánh trị"! Nên hiểu «du kích và đặc công» không thể làm kinh tế và chánh trị được ở Việt Namngày nay!

 

Để giải quyết tình trạng kinh tế Việt Nam tụt hậu từ 20 – 25 năm so với Thái Lan, tưởng không có gì khác hơn là phải dứt khoát về lý luận, tức Việt Nam phải mạnh dạn vứt bỏ cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" mà dấn thân hẵn vào kinh tế thị trường với những định chế khoa học của nó. Nhà cầm quyền phải bỏ ưu tiên dành cho doanh nghiệp Nhà nước, dẹp bỏ hẳn những doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ và đặt lại đúng mức vai trò kinh tế của khu vực tư cũng như khả năng kinh tế của tư doanh mà thành tựu đã nâng cao uy tín Việt Nam trong thời gian qua. Dứt bỏ được cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" chẳng những thật sự đưa Việt Namvào con đường phát triển vững mạnh mà còn giải quyết được một phần lớn tệ nạn tham nhũng. Tiếp theo, nhà cầm quyền Hànội từ bỏ luôn dân chủ xã hội chủ nghĩa thì quốc nạn tham nhũng nhiên hậu sẽ không thể tồn tại được nữa.

 

Về chiến lược phát triển, Việt Namcần phải cải tổ hai ngành giáo dục và y tế để giải quyết cho Việt Namcó một lực lượng sản xuất hùng hậu. Bởi thành phần trẻ ở Việt Namchiếm hơn 50% dân số. Nếu họ được chăm sóc sức khoẻ và giáo dục chỉ theo tiêu chuẩn hiểu biết khoa học, bỏ hẳn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, thì trong một thời gian ngắn, Việt Nammới có khả năng làm giảm bớt khoảng cách tụt hậu hiện tại. Bởi sự hiểu biết nâng cao hiệu quả lao động rất nhiều về lượng mà cả về phẩm. Y tế và giáo dục là sức mạnh của phát triển vừa là yếu tố cải thiện và xây dựng môi trường lành mạnh cho một chiến lược phát triển bền vững thành công.

 

Để đưa Việt Namđi vào hướng này, nhà cầm quyền chỉ cần đặt trọng tâm vào việc xác định mục tiêu phát triển cho thời gian tới là chủ yếu. Việc thực hiện mục tiêu giao phần lớn cho khu vực tư.

 

Phải nhìn thẳng thực tế là khu vực Nhà nước trong hoạt động kinh tế, xã hội và giáo dục từ những ngày đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa đến nay, bao giờ cũng ì ạch, lãng phí và không có hiệu quả. Ngoài ra, ở Việt Namcòn có thêm một tệ nạn tham nhũng khác nữa vô cùng khủng khiếp cần phải được thanh toán ngay để thực thi chánh sách phát triển, đó là vấn đề tài chánh của đảng cộng sản.

 

Vấn đề này cần phải được bạch hoá và định chế hoá. Phải chấm dứt ngay tình trạng tài chánh của đảng không ai có quyền biết tới, kể cả Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhứt.

 

III.- HỘI NHẬP.-

 

Từ năm 1986, để tránh Việt Namrơi xuống vực thẩm xã hội chủ nghĩa, Hànội đã phải chấp nhận đưa Việt Namvào hướng nền kinh tế thị trường. Quyền làm ăn sinh sống của tư nhơn từng bước được thừa nhận. Sự thay đổi này đã giúp Việt Namđạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy Việt Nam đạt được 410 mỹ kim/đầu người (năm 2002, nay 520mỹ kim/đầu người, theo ngân hàng thế giới) nhờ chánh sách mở cửa kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo nhứt thế giới.

 

Về mặt hội nhập, năm 1995, Viêt Nambình thường hoá quan hệ ngoại giao với Huê kỳ. Qua năm sau, Việt Namđược gia nhập ASEAN và đến năm 1998, Việt Namgia nhập APEC. Liền sau khi thiết lập được ngoại giao với Huê kỳ, Việt Nam lập tức làm thủ tục xin gia nhập WTO và ký kết, thương thuyết để ký nhiều Hiệp định Thương mại với các nước trên thế giới như Canada, Tây Ban Nha, Liên hiệp Âu châu. Quan trọng hơn hết trên tiến trình hội nhập này là năm 2000, Việt Namđã ký kết Hiệp ước thương mại song phương với Huê kỳ (BTA).

 

Như vậy, từ năm 1986, nhờ chánh sách giảm bớt tính xã hội chủ nghĩa trong kinh tế mà Việt Namđã đạt được nhiều thành quả khả quan về kinh tế và phát triển quốc gia: kinh tế tăng trưởng đều 8%, mức nghèo khó giảm thiểu quan trọng. Về mậu dịch quốc tế, Việt Namcũng thu hoạch được những bước tiến đáng khuyến khích.

 

Giờ đây, trọng tâm của Việt Namtrên chặng đường hội nhập là gia nhập WTO trong năm tới (2006). Đến cuối năm 2003, tiểu ban của WTO đăc trách về vấn đề hội nhập của Viêt Namđã họp bảy kỳ để cứu xét hồ sơ, như xem xét cơ chế thương mại, canh nông, quan thuế và biện pháp cải cách thị trường của Việt Nam. Hai điểm chính để WTO dựa trên đó làm việc và quyết định là qui chế tối huệ quốc và qui chế công dân.

 

Qui chế tối huệ quốc đòi hỏi các quốc gia thành viên phải được đối xử bình đẳng. Còn qui chế công dân bảo đảm công dân các nước thành viên phải được đối xử bình đẳng như nhau về quyền làm ăn. Như vậy, người Việt Namở hải ngoại về Việt Namlàm ăn phải được đối xử bình đẳng với người ngoại quốc tại Việt Namvá cả người Việt Namtại Việt Nam.

 

Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nambảo vệ quyền lợi của mình trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, nên Việt Namđã bắt đầu tuân thủ những biện pháp cải tổ kinh tế thị trường theo đòi hỏi của thủ tục gia nhập.

 

Nếu thật sự Việt Nam muốn đạt mục tiêu phát triển để tránh cho đất nước tình trạng nghèo đói thì Việt Nam, trong những ngày tới, phải trở thành thành viên chánh thức của WTO và thật sự cải thiện đặc tính trong mối quan hệ với các tổ chức địa phương như ASEAN, APEC.

 

Tuy nhiên, hội nhập không phải là sức mạnh vạn năng, phi thường, đưa ngay Việt Namtrở thành nước giàu mạnh. Hội nhập chỉ là cơ hội, là điều kiện để phát triển. Quan trọng là sau khi hội nhập, Việt Namphải nghiêm chỉnh thực thi một cuộc cải cách thật sự về kinh tế và cả về chánh trị nữa. Có như thế thì với một chế độ dân chủ pháp trị và một nền kinh tế thị trường trong định chế quốc tế, Việt Nammới sớm đạt được sự phát triển mạnh và bền vững được.

 

Ngoài ra, với tư thế một nước phát triển, Việt Namcòn cần phải tạo cho mình một thế địa lý chánh trị tự lập trong thế chiến lược vùng Đông Á ổn định.

 

Nền dân chủ pháp trị và sự phát triển bền vững sẽ đem lại cho Viêt Nam một sức mạnh để có thể chủ động hữu hiệu trong mọi tình huống, nhứt là đối phó với những thử thách từ bên ngoài về áp lực kinh tế và cả về an ninh lãnh thổ.

 

Đối với Việt Nam, trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và phức tạp của đất nước, hội nhập còn mang thêm một ý nghĩa khác hơn, đó là nhà cầm quyền Hànội phải dọn mình, trước tiên, để hội nhập với nhơn dân trong nước và với khối người Việt hải ngoại.

 

Xưa nay, chế độ cộng sản muốn tồn tại như kẻ chiến thắng và đứng trên nhơn dân, nên lúc nào cũng tạo ra mâu thuẫn xung đột xã hội.

 

Giờ đây, người cộng sản nên thật sự hội nhập với toàn dân, tức sống cùng với nhơn dân, không cần những mâu thuẫn để tồn tại nữa. Mà hội nhập không gì khác hơn là hòa giải dân tộc trên cơ sở công bình xã hội.

 

Hãy ý thức hội nhập với nhơn dân trong và ngoài nước là sức mạnh vạn năng giúp Việt Namhội nhập thành công, hài hòa với thế giới.

 

NGUYỄN VĂN TRẦN

 

Ghi chú:

 

- Le Monde, 3/11/2003

 

- Việt Nam cần đổi mới thật sự, Võ nhơn Trí, Đông Á xuất bản (Vancouver, Canada, 2003)

 

- Đánh thức con rồng ngủ quên, Phạm đỗ Chí, Nguyễn quốc Khải, … Trẻ xuất bản, Saigon, 2002.

 

- La démocratie et le marché, J.P. Fitoussi, Paris.

 

- Vietnam, le chagrin de la paix, Alain S. de Sacy, Paris, 2002.

 

- Asie du Sud-Est: enjeu régional ou enjeu mondial" Hugnes Tertrais, Paris, 2002.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.