Hôm nay,  

CSVN Đang Gặp Khó Khăn Lớn

11/11/200600:00:00(Xem: 8828)

Ông Lê Hồng Hà Trả Lời Phỏng Vấn Của Đài RFA: CSVN Đang Gặp Khó Khăn Lớn

Đài RFA phỏng vấn Ông Lê Hồng Hà trong bài báo sau đây. .

 - Ông Lê Hồng Hà: Theo tôi suy nghĩ, để nhìn thế cục chung của đất nước nhất là từ sau khi đại hội đảng cho tới nay có thể khái quát trên 3 loại vấn đề.

-Thứ nhất là đảng CS cầm quyền hiện nay đang ở vào một thời điểm khó khăn lớn.

-Điểm thứ hai, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân có những tiến triển mới rất đáng khích lệ.

-Điểm thứ 3 là sự xuất hiện những tổ chức dân chủ đối lập, những tờ báo tự do của cá nhân, và những ý kiến của các thanh niên tham gia vào cuộc đấu tranh để dân chủ hóa đất nước.

- Việt Hùng: Trên căn bản nào mà ông lại cho rằng đảng CSVN đang rơi vào sự bế tắt"

Ông Lê Hồng Hà: Đảng cộng sản cầm quyền hiện nay đang ở vào một thời kỳ khó khăn lớn. Có thể nói về 4 điểm:

1/ Về mặt đường lối và lý luận đương ở vào một thế bế tắt. Bế tắt ấy biểu hiện ra ở chỗ trước Đại hội 10 hàng mấy nghìn ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân để tham gia vào đường lối và lý luận. Tất cả những ý kiến ấy điều bị gạt bỏ dù bề ngoài các ông ấy biểu hiện là "cám ơn" và "để nghiên cứu" nhưng thực ra không nghiên cứu gì cả.

2/ Đội ngũ cán bộ cốt cán, lương chức từ trên trung ương cho tới cơ sở, theo như chúng tôi nhận định, về cơ bản: hư hỏng. Về tỷ lệ thì có thể nói một vài con số là đội ngũ đảng viên hiện nay với một biên chế của đảng là 3.2 triệu. Hiện nay đương chức đương quyền nắm những chức vụ quyền hành ở tất cả các cấp từ trung ương cho đến xã phường. Chúng tôi tính nó chỉ độ vào khoảng 300.000 người mà thôi của số lượng đảng viên của toàn đảng. Trong 300.000 người ấy đại bộ phận đã có phần hư hỏng. Đại bộ phận nghĩa là bao nhiêu" Theo như chúng tôi tính toán thì độ trên dưới 70%.

Khi mà đội ngũ cốt cán nắm những chức vụ quan trọng từ trên xuống dưới mà đã hư hỏng đến 70%, đấy là một thời điểm rất là khó khăn.

3/ Uy tín của đảng CS đối với các tầng lớp nhân dân cực kỳ nghiêm trọng.

4/ Xu thế nổi loạn (như kỳ trước nói) trong một số các tổ chức lâu nay phụ thuộc vào đảng, đặc biệt là trong quốc hội người ta thấy rằng có một trạng thái nổi loạn. Kỳ trước tôi đã có nói một vài ý về kỳ họp lần thứ 9 vừa rồi. Bây giờ qua lần thứ 9 và đang họp lần thứ 10, người ta thấy rằng rõ ràng sinh hoạt trong quốc hội khác hẳn trước. Hội nghị của quốc hội kỳ này người ta thấy là nổi lên những ý kiến chất vấn phê phán mạnh mẽ về vấn đề chống tham nhũng và hôm qua về vấn đề đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Theo chúng tôi suy nghĩ, diễn đàn của quốc hội nó trở thành một diễn đàn chất vấn, phê phán.

- Việt Hùng: Qua sự trình bày của ông, đảng CSVN đang đứng trước khó khăn.

- Ông Lê Hồng Hà: Khó khăn rất lớn.

- Việt Hùng: Nhưng có thể hiểu như thế nào trong khi sau Đại hội 10, một số việc làm như đang muốn tự khẳng định mình qua lời của ông Nguyễn Tấn Dũng nói với quốc hội rằng là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là hướng Việt Nam phải đi tới.

- Ông Lê Hồng Hà: Quan sát vấn đề của nước Việt Nam, phân biệt lời nói, câu chữ với thực tiễn đang vận động là một vấn đề rất lớn - bên trong của vấn đề và câu nói bên ngoài.

- Việt Hùng: Phải chăng từ những xu hướng trong xã hội Việt Nam ngày nay đẩy phong trào dân chủ trong nước cùng các lực lượng tiến bộ trong đảng và trào lưu xã hội đến gần với nhau, ông nghĩ như thế nào về điểm này"

- Ông Lê Hồng Hà: Phong trào này ngày càng lên mạnh và riêng năm 2006 này nó trồi lên một cách khá mạnh bạo. Đặc biệt là phong trào đấu tranh chống tham nhũng. Về mặt hình thức đây là thi hành nghị quyết của Hội nghị trung ương lần thứ 3 nhưng thực ra đây là một phong trào của nhân dân dâng lên buộc các cơ quan của nhà nước phải xông trận. Nếu nói về nghị quyết của đảng, đặc biệt là 10 năm trước đây thì thiếu gì những nghị quyết, nhưng riêng năm 2006 này phong trào trồi lên như thế, nó đẩy xã hội chống tham nhũng. Rồi thì vấn đề chống tiêu cực trong ngành giáo dục, vấn đề khiếu nại tố cáo, giải quyết những vấn đề oan sai đối với nhân dân.

Phải nói là phong trào của các tầng lớp nhân dân phản ảnh trong các hội nghị của mặt trận Tổ quốc, nó phản ảnh trong quốc hội, nó phản ảnh trong các hội nghị mà các đại biểu quốc hội đi trưng cầu ý kiến cử tri. Phải nói là phong trào này so với trước kia nó ở một phong trào rất mạnh.

- Việt Hùng: Nhưng thưa ông, điều gì để có thể nói rằng dư luận trong xã hội đã tạo được áp lực với chính quyền ạ"

- Ông Lê Hồng Hà: Có thể lấy 2 sự kiện để làm điển hình:

1/ Xung quanh vụ xử đất đai ở Đồ Sơn, muốn dìm vấn đề đó đi. Từ thành ủy, từ ủy ban của Hải Phòng tức là một thành phố vào hàng quan trọng của đất nước này. Lên án buổi chiều thôi, buổi tối là tất cả các tầng lớp đã lên phản đối. Đến lúc quần chúng tấn công như thế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải có thư để gởi cho ba ngành tư pháp, rồi thì ông chủ tịch nước phải nói chuyện trong hội nghị của ngành tòa án tối cao. Rồi thì vấn đề tòa án và các ba ngành phải họp, hủy phiên tào sơ thẩm đi, đấy là sự kiện rất là rõ ràng để nói lên uy lực của phong trào quần chúng.

2/ Sự kiện thứ hai tức là như anh biết, nhân dân của 3 xã của huyện Vân Giang kéo lên để khiếu nại về vấn đề đất đai. Dự án, do chính phủ thông qua, xây dựng khu đô thị Vân Giang có đến hàng nghìn quần chúng của 3 xã ấy kéo ra Hà Nội ở ngay trước cửa trụ sở quốc hội 35 phố Ngô Quyền. Người ta đứng tập trung ở đấy có thể nói rằng là làm cho vỉa hè trước quốc hội và đối diện bên kia đường bị chật nít không ai có thể đi được. Và văn phòng quốc hội phải đóng cửa đến 4, 5 ngày liền. Người ta bao vây cả ngày lẫn đêm, không phải 1-2 tiếng đồng hồ mà 5 ngày liền. Lực lượng công an chỉ có đứng ở vỉa hè chứ không dám can thiệp. Cán bộ nhân dân văn phòng quốc hội phải đi cổng sau mà làm việc. Việc ấy không phải chỉ diễn ra trong 1-2 tiếng mà diễn ra 4-5 ngày liền.

Cái đó chứng tỏ uy lực của quần chúng đấu tranh trong thời kỳ 2006 này đây là một điểm then chốt, khác hẳn những năm trước kia.

- Việt Hùng: Xã hội Việt Nam với cái nhìn của ông Lê Hồng Hà đang rơi vào thời kỳ đại biến chuyển. Lập luận này được hiểu như thế nào" Liệu những đợt sóng ngầm ngay từ lòng đảng CSVN đang lan tỏa trong xã hội có thể gọi là một đảng trong lòng một đảng được hay không"

Đó sẽ là những vấn đề mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong một buổi phát thanh tới. Mời quý vị nhớ đón nghe.

- Việt Hùng: Để tiếp tục câu chuyện từ buổi phát thanh trước thưa ông Lê Hồng Hà, phải chăng những cái điều ông trình bày như vậy có thể nói rằng cái mốc 2006 sẽ là khởi điểm của thời kỳ đại biến chuyển"

- Lê Hồng Hà: Tôi muốn nói tức là sự xuất hiện những tổ chức dân chủ đối lập, những tờ báo tất cả những cái sự kiện trên chứng tỏ rằng chuyển biến của xã hội Việt Nam nó đã bước vào một thời điểm có tính quyết định.

- Việt Hùng: Nhưng mà dựa vào căn bản nào ông cho rằng những cái biến chuyển ở Việt Nam bây giờ đang rơi vào một cái thời điểm quyết định"

- Lê Hồng Hà: Cái mà chúng tôi quan niệm rằng là cái thời gian một hai năm trước mắt nó có thể ví như năm 1945, thế thì cái thời kỳ năm 2006,năm 2007 này theo chúng tôi suy nghĩ nó cũng sẽ là một cái thời điểm có thể kết thúc thắng lợi cái quá trình đổi mới đã kéo dài 20 năm vừa qua, cái ý nghĩa của nó ý nghĩa quan trọng và nó đánh dấu cái nước Việt Nam hiện nay sẽ bước sang một giai đoạn mới, tức là mình có thể nêu lên bốn điểm.

Điểm thứ nhất, tức là trong 20 năm trước đây cái sự hội nhập quốc tế là có tính chất từng bộ phận, từng mặt, nhưng mà từ năm 2006 trở đi với cái việc vào WTO, với cái việc hội nghị APEC, với các vấn đề này nọ thì nước Việt Nam hiện nay chuyển thẳng sang một cái hội nhập quốc tế đầy đủ chứ không còn phải nửa vời nữa, cái việc ấy nó có tác dụng lớn đối với sinh hoạt của đất nước.

 Cái điểm thứ hai nó đặc trưng lớn, tức là kinh tế Việt Nam hai mươi năm trước đây là nó cứ nửa vời, nào là định hướng xã hội chủ nghĩa, nào là thế này thế khác và bây giờ vẫn cứ nói cái điệu ấy. Nhưng mà từ năm 2006 trở đi kinh tế sẽ đầy đủ hoàn toàn chuyển sang kinh tế thị trường,

Điểm thứ ba tức là khu vực kinh tế nó phải chuyển theo một cái nền kinh tế thị trường dựa trên chế độ tư hữu và nhiều thành phần. Những các cái mà nói rằng quốc doanh sẽ chủ đạo thì chính cái quốc doanh khi vào hội nhập kinh tế quốc tế như thế này thì chính cái kinh tế quốc doanh phải cổ phần hóa cho nhanh, phải chỉnh đốn cho nhanh chứ nếu không thì có thể phá sản, cho nên người ta đều thấy rằng là kinh tế quốc doanh làm ăn theo cái kiểu không có hiệu quả như cái thời gian vừa qua đó, khi bước vào kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế rồi thì cái đó sẽ có nhiều nguy cơ lắm.

Một cái điểm thứ tư tức là cơ cấu xã hội của cái xã hội Việt Nam nó đã đổi nhiểu so với trước kia. Cơ cấu xã hội trước kia là những vấn đề giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh công nông làm cơ sở rồi có một cái số trí thức liên minh, nhưng mà thực ra trong xã hội Việt Nam như mấy năm gần đây tầng lớp doanh nhân ngày càng có vị trí lớn và nhất là trong các năm 2005, 2006 này cái vai trò của doanh nhân đứng về mặt tổ chức, đứng về mặt hội nghị đứng về mặt này lại càng lớn, kinh tế thị trường một cách hoàn chỉnh, cơ cấu kinh tế nó đổi khác trước, cơ cấu xã hội nó đổi khác trước thì nó đặt ra vấn đề là phải dân chủ hóa thật sự đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền đầy đủ. Đến cái giai đoạn này tức là chúng bước vào cái thời kỳ nó đòi hỏi dứt khoát phải dân chủ hóa phải xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự....

- Việt Hùng: Ông nói rằng là cái xã hội Việt Nam đã vận hành, mà cái mốc 2006 sẽ là cái khởi điểm cho cái thời kỳ đại biến chuyển"

- Lê Hồng Hà: Cái thời điểm ấy có thể nó là 2 năm, có thể nó là 3 năm, tức là nó là một nửa của nhiệm kỳ khóa X....

- Việt Hùng: Trở lại cái câu hỏi hồi nảy chúng tôi có đặt ra đó, ông cho rằng cái móc 2006 là cái khởi điểm của cái thời kỳ đại biến chuyển và ông cho rằng có thể là trong vòng một hai năm hoặc hai ba năm, thế nhưng mà không ít ý kiến phát xuất từ Việt Nam thì nói rằng là phải ít nhất là 5 đến 10 năm nữa thì tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam mới có những cái bước chuyển mình thực sự.

- Lê Hồng Hà: Đúng là ở nước Việt Nam thì nhiều ý kiến cho rằng phải 10, 15 năm nữa thì mới có thể có chuyển biến lớn, tín hiệu về mặt chính trị thì nó xuất hiện rồi.

- Việt Hùng: Nhưng mà thưa ông phải chăng là từ những cái yếu tố áp lực của xã hội Việt Nam biến chuyển với cái sự hội nhập đó, buộc cái vấn đề chính trị nó phải mở ra hay nói đúng hơn là có những cái chặng đường dù muốn hay không bắt buộc phải đi qua.

- Lê Hồng Hà: Ý kiến của tôi muốn nói là 2006, 2007 nó xuất hiện ra những các cái mà tôi tạm thời dùng cái gọi là làn sóng ngầm (vague de fond) như chúng ta nói là nó đang vận động và nó quyết định cái sự vận động của xã hội, còn những vấn đề mà họp rồi ra quyết định rằng là phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phải giữ vững Mac-Lenin, phải định hướng rồi thì dân chủ phải là dân chủ xã hội chủ nghĩa rồi thì giai cấp công nhân phải lãnh đạo, tất cả những câu nói ấy người ta cứ giữ và cứ nói rồi đảng CS vẫn là lãnh đạo. Thực ra những vấn đề đó là nói trong văn kiện, nói trong báo chí thôi chứ còn thực tế cái sự vận động của xã hội nó đi theo một cái như là một cái làn sóng không cưỡng nỗi, khi cái vấn đề mà nó xâm phạm đến cái chế độ toàn trị, tức là vấn đề phong trào chống tham nhũng.

- Việt Hùng: Trước khi chấm dứt câu chuyện, chúng tôi muốn đặt lại cái vấn đề vừa rồi ông có nói tới cái làn sóng ngầm đang vận hành trong xã hội làm cho người ta có cảm tưởng đâu đó là có một đảng trong lòng một đảng"

- Lê Hồng Hà: Cái đặc trưng của cái làn sóng ngầm ở đất nước Việt Nam trong 30 năm qua nó là một cái không có cương lĩnh, không do một đảng chính trị nào lãnh đạo cả, mà tất cả những cái đó nó do cái nhu cầu thiết thực của đời sống xã hội, nó thúc đẩy tầng lớp này phải lên, tầng lớp kia phải lên. Thí dụ như bây giờ nói rằng là cái vấn đề khoán hộ không hề do một cái đảng chính trị đối lập nào ra một cái cương lĩnh nào cả. Không phải. Cũng như vấn đề hình thành tầng lớp doanh nhân hiện nay, một dạo đảng CS nhất định ngăn chận cái giai cấp tư sản hình thành không cho cái doanh nhân phát triển nhiều, thế nhưng mà rồi nó cứ phát triển và hiện nay tức là độ vào khoảng 200 nghìn cái doanh nhân nó phát triển rồi và định phấn đấu trong một vài năm tới đó độ 500 nghìn. Thế thì không phải do một đảng chính trị nào lãnh đạo cả, không phải có một cái cương lĩnh nào có sẵn cả mà nó là do nhu cầu của cuộc sống và tất cả các tầng lớp nhân dân dâng lên.

- Việt Hùng: Xin thay mặt quý thính giả của đài cám ơn ông Lê Hồng Hà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.