Hôm nay,  

Giải Phóng Apec

16/09/199900:00:00(Xem: 5894)
Mậu dịch và nhân quyền có liên hệ gì không" 10 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vốn là những tay quán quân của môn thể thao ém nhẹm những hũ mắm thúi trong nhà, đã hè nhau hô lớn “Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) là nơi nói chuyện làm ăn buôn bán chớ không phải để bàn chuyện Đông Timor”. Khốn thay những diễn biến trong cuối tuần qua đã cho thấy một thực tế ngược lại.
Các nhà lãnh đạo của 21 nước ven Thái Bình Dương đã họp ở Tân Tây Lan để đồng ý về nguyên tắc tự do hóa thương mại, vậy tại sao con mắt của họ vẫn phải dòm chừng về tình hình một hòn đảo nhỏ ở gần đó, nơi diễn ra một cuộc đổ máu rùng rợn. Và khi các lãnh tụ ngồi vào bàn dự dạ tiệc ăn mừng cuộc họp thương đỉnh lớn nhất thế giới, dù miếng ăn ngon và ly rượu nồng đến mấy họ vẫn không thể quên hình ảnh khoảng 800 người biểu tình bên ngoài, đòi hỏi nhân quyền và đủ thứ từ việc giải phóng Tây Tạng, độc lập cho Đài Loan, thả tù chính trị ở Việt Nam và kêu gọi quốc tế can thiệp chấm dứt đổ máu ở Đông Timor.
Chúng ta đã biết tình hình ở Đông Timor. Truớc những áp lực quốc tế rất nặng, nhất là sau lời tuyên bố của Tổng Thống Clinton chỉ đích danh quân đội Indonesia đã tiếp tay cho bạo loạn, Tổng Thống Indonesia Habibie phải tuyên bố chấp thuận cho một lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tiến vào Đông Timor giúp cho việc ngăn chặn làn sóng bạo động ở nơi này. Trước đó tại New York, 50 vị đại sứ ở LHQ đã công khai lên án Indonesia để cho Đông Timor rơi vào tình trạng vô chính phủ, không chịu cứu giúp cho Đông Timor dù đã thiết quân luật trên đảo này. Đồng thời các nhà lãnh đạo trên thế giới đã yêu cầu Indonesia phải chấp nhận một lực lượng quốc tế duy trì hòa bình. Như vậy, phải chăng các nước lớn trên thế giới đã can thiệp vào việc nội bộ của Indonesia"
Việc Habibbie chấp nhận lực lượng quốc tế chỉ là sự nhượng bộ vào giờ chót. Ba ngày trước, Habibie khăng khăng không chịu nhận lực lượng ngoại quốc, ông ta nói việc ổn định tình thế vẫn là trách nhiệm của quân lực Indonesia. Điều này do đại tướng Wiranto, Tổng tư lệnh quân đội loan báo với bên ngoài, trong khi có tin đồn từ các nước ASEAN cho rằng nếu ép buộc quá, phe quân đội ở Indonesia sẽ đảo chính hạ bệ Habibie và nắm luôn chính quyền.
Từ mấy chục năm qua ngay từ thời Suharto, người ta đã biết phe tướng lãnh Indonesia thực sự là những người làm chủ đất nước này. Họ là những người giữ cho cái ghế Tổng Thống khỏi lung lay, nhưng tại sao họ không giữ được địa vị của Suharto" Đó là vì thế lực mũi súng đã giảm bớt nhiều vì phân hóa, nhất là vì Indonesia đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong các năm 1997-98, mức sống xuống dốc, sinh viên và dân chúng nổi lên làm loạn. Suharto bị loại trừ và Habibie lên thay với sự đồng ý của phe tướng lãnh. Như vậy các ông Tổng Thống Indonesia trước sau vẫn nằm trong tay của những thế lực có súng ở hậu trường.

Sau khi Indonesia được các định chế tài chính quốc tế viện trợ cứu nguy kinh tế, Mỹ cũng tăng cường quan hệ với Indonesia, nhất là quan hệ quân sự. Một bản thỏa ước vừa bán vừa giúp đã được ký kết để Mỹ cấp cho Indonesia một số vũ khí trị giá hơn 100 triệu đô la. Khi có trợ giúp vũ khí hiện đại, quân đội Indonesia tự nhiên phải chấp nhận những chỉ dẫn của các chuyên viên quân sự Mỹ, do đó con mắt Mỹ nhìn rõ hơn vào nội tình quân đội để xem ai thực sự là “Chủ nhân của bù nhìn”, hệ thống chỉ huy quyền lực hậu trường như thế nào. Một cuộc đảo chính quân sự khó có thể xẩy ra nếu không có sự điều động và bố trí quân đội, nhất là khi đã có sự rạn nứt trong hàng ngũ tướng lãnh.
Mặt khác các nước APEC, cả 10 nước ASEAN trong đó, cũng đã thấy rõ là nếu để cho các tướng lãnh đích thân nắm chính quyền tạo thành một chế độ quân phiệt, tình hình Indonesia còn rối loạn hơn nữa và kéo theo luôn cả sự mất ổn định ở Đông Nam Á, làm nguy đến sự phục hồi kinh tế khu vực đang bắt đầu chớm nở sau một thời gian kéo dài khủng hoảng. Vì thế các nước lớn đã làm áp lực và Indonesia rút cuộc đã phải nhượng bộ. Nhưng trên thực tế áp lực này đã củng cố quyền hành của Habibie và làm yếu đi vai trò hậu trường của các thế lực quân sự. Họ đã can thiệp vào việc nội bộ của một nước.
APEC chỉ là một diễn đàn về thương mại trong khu vực Á châu-Thái Bình Dương, nó không thể đưa ra một tuyên ngôn chính trị, nhưng hiển nhiên cuộc họp thượng đỉnh lần này là một cơ hội tốt để bầy tỏ một mối quan tâm lớn đến một chuyện không dính líu gì đến thương mại. Dân chúng Đông Timor đã biểu quyết một sự lựa chọn chính trị là tách rời khỏi Indonesia để lãnh thổ của họ trở thành một nước độc lập. Cuộc trưng cầu dân ý đó đặt trên cơ sở dân tộc tự quyết và nguyên tắc dân chủ, tất cả đều nằm trên một nền tảng vững chắc, không ai có thể phủ nhận là quyền làm người.
21 nước APEC, với sức mạnh kinh tế bằng gần nửa thế giới, với khả năng sản xuất công nghiệp 16 ngàn tỷ đô la một năm, đã đồng ý về nguyên tắc tự do hóa thương mại toàn cầu. Tự do hóa là gì nếu không phải là giải phóng mậu dịch ra khỏi những trói buộc và những rào cản thuế quan. Giải phóng mậu dịch bắt buộc phải đi đôi với giải phóng con người.
Chúng tôi nghĩ cái huyền thoại tách rời nhân quyền ra khỏi thương mại đang sụp đổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.