Hôm nay,  

Liên Âu: Lo Ngại Cho Nhân Quyền Vùng Tây Nguyên

11/06/200300:00:00(Xem: 3837)
HANOI -- Một phái đoàn từ Liên hiệp châu Âu (EU) đã trở về từ Cao nguyên Trung phần Việt nam và người ta cho rằng họ sẽ báo cáo lên chính phủ EU là tình hình nhân quyền ở nơi đó vẫn đáng phải quan ngại, theo tin Đài BBC như sau.
Cao nguyên trung phần của Việt Nam là nơi tập trung nhiều sắc dân thiểu số, có nhiều người theo đạo Tin lành, và hiện đang gặp nhiều khó khăn từ việc hạ giá cà phê trên thế giới.
Chính quyền CS Việt nam nói dân chúng trong vùng đã ổn định sau vụ nổi dậy hồi hai năm trước, và hiện an hưởng cuộc sống ổn định và trù phú.
Thế nhưng các nguồn tin thân cận với phái đoàn nói họ không thể tự kiểm chứng tình hình trong số 3 ngày làm việc, một chuyến đi hoàn toàn được chính quyền cộng sản giám sát.
Giới chức ngoại giao phương Tây tin là chuyện vi phạm nhân quyền, trong đó có cả vấn đề đàn áp tôn giáo, đang tiếp diễn.
Phóng viên BBC từ Hà Nội Clare Arthur cho biết phái đoàn quan chức ngoại giao Liên hiệp châu Âu đi từ Hà Nội lên thủ phủ tỉnh Đắc Lắc là Buôn Mê Thuộc để gặp giới chức đảng bộ địa phương, cũng như nông dân và lãnh đạo của các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo La Mã và đạo Tin lành đang bị cấm.
Trong vòng 2 năm, đây là phái đoàn EU thứ ba đến nơi đây, nhưng cũng giống như phái đoàn báo chí quốc tế vừa được đưa đến đây, các sự kiện này được dùng vào các tuyên truyền của chính phủ.
Truyền thông nhà nước tường thuật chuyến đi của phái đoàn phương Tây như là một tín hiệu cho thấy quốc tế chấp thuận chính sách của Việt Nam đối với khu vực này.

Thế nhưng các nguồn ngoại giao nói phái đoàn đã than phiền về chuyện không được tạo điều kiện để quan sát tình hình thực tế.
Một nhà ngoại giao nói rõ ràng đã có những con đường mới, những trường học và bệnh viện mới, và một vài cuộc gặp được tự do trao đổi riêng tư, nhưng có nhiều cuộc gặp khác bị theo dõi.
Một vài người, trong số đó có cả giới lãnh đạo tôn giáo, có vẻ như bị dọa nạt hoặc trả lời như học thuộc lòng.
Theo nhận định của giới ngoại giao, thì có thể là tình hình sức khỏe và giáo dục ở Cao nguyên trung phần đã được cải thiện, nhưng mà tình hình nhân quyền và tôn giáo vẫn còn đáng quan ngại và cần phải cải thiện.
Bên ngoài lề câu chuyện, giới ngoại giao phương Tây nói các chuyến thị sát như vậy hầu như là để thể hiện cho chính phủ Việt Nam thấy là cộng đồng quốc tế vẫn đang chú ý nhiều đến nhân quyền ở Việt Nam.
Thế nhưng các chuyến đi đó cũng mở đường cho các dự án phát triển giúp cải thiện cuộc sống cho người nghèo.
Và cho dù các cuộc thăm viếng rất ngắn còn phái đoàn thì nhỏ, nhưng nó sẽ đưa ra vấn đề cho các tranh cãi lớn hơn.
Một vài quan chức ngoại giao tiếp tục giữ quan điểm phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, và tiếp tục hợp tác với chính phủ Việt Nam là cách tốt để cải thiện tình hình.
Thế nhưng những người khác lại chán nản trước quá trình cải tổ nhân quyền và muốn gây sức ép lên ủy hội châu Âu phải xem xét có tiếp tục ngoại thương và viện trợ với các điều kiện mạnh hơn trong cải tổ hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.