Hôm nay,  

Đền Thờ Và Hang Toại Đạo Thánh Sebastiano

16/08/200300:00:00(Xem: 4781)
PHOTO: Các bức họa vĩ đại trong Nhà Nguyện Sistina, đặc biệt là bức họa “Ngày Phán Xét Chung.”

Nguyễn Ngọc Cường
(Loạt bài dài, đăng mỗi thứ bảy)
Ở cây số 2.4 bên phải là công trường nhỏ có đền thờ Thánh Sebastianô -- một trong 7 đền thờ, tín hữu hành hương thường thăm viếng. Đền thờ được xây trước thế kỷ V, dâng kính hai Thánh Phêrô Phaolô, vì ban đầu xác hai vị được an táng tạm tại đây. Sau thế kỷ thứ IX, đền thờ được dâng kính thánh Sebastianô, sĩ quan Roma tử đạo dưới thời hoàng đế Diocieziano và được an táng tại nghĩa trang gần đó. Vào thế kỷ XIII người ta xây tường bít kín hai gian cạnh. Năm 1614 Đức Hồng Y Scipione Borghese cho sửa lại theo họa đồ của F. Fonzio như thấy ngày nay. Mặt tiền với 6 cây cột cổ bằng nham thạch do Vasanzio xây.
Nhà nguyện I bên phải là hòn đá có dấu chân Chúa Giesu, nhà nguyện 4 bên phải thuộc gia đình Albani do Fontana xây. Trên bàn thờ có tranh vẽ trên tường của trường phái Carrache và 4 cây cột xanh. Nhà nguyện 2 bên phải có tượng Thánh Sebastianô rất đẹp bằng nham thạch do Giorgetti tạc.
Từ tiền đường đền thờ có lối dẫn vào viện bảo tàng trưng bày các di tích khảo cổ, các quan tài đá và bia mộ vv.,…
Theo cầu thang, bạn xuống hang toại đạo nằm bên dưới. Hang toại đạo bị hư hại nhiều, vì từ thời xa xưa đến nay đã quá lâu. Trong số 4 tầng, hiện chỉ có thể thăm tầng 2. Trong các đường hầm có nhiều phòng, có phòng được trang hoàng bằng các bức vẽ trên tường. Đặc biệt có một bức vẽ gọi là "Biệt thự nhỏ" theo kiểu tranh ở Pompei chỉ dùng đường nét. Nhà nguyện Thánh Sebastianô được tu sửa lại. Bên cạnh có ba lăng tẩm thuộc thế kỷ I-II. Lăng tẩm bên phải của ông M. Clodius Hermes, có các bức tranh rất đẹp như bức tranh con quạ mổ trái nho chẳng hạn. Hai hầm mộ kia được trang hoàng kiểu hồ giả đá cẩm thạch. Bên trong có các bình cổ. Từ đó bạn lên một phòng bên trên dùng để dọn bữa tiệc nhân dịp tống táng người chết. Xác hai Thánh Phêrô và Phaolô đã được an táng tạm trong phòng này. Hiện trên tường còn khắc lời kêu cầu hai Thánh.
Hang toại đạo Domitilia
Trước hang toại đạo Thánh Sabastianô là Via delle Sette Chiege dẫn đến Via Ardeatine. Chừng 300m xa hơn ở số 22 là hang toại đạo Domitilia. Đây là hang toại đạo rộng lớn nhất Roma thuộc thế kỷ III. Ban đầu chỉ là phần mộ các anh chị em Kitô thuộc dòng họ Flavia.
Xuống cầu thang bạn đến đền thờ Thánh Nereo và Achilleô. Đền thờ này được xây giữa các năm 390-395 trên mộ hai vị. Bên trong chia thành ba gian, còn có dấu vẽ chỗ dành cho ca đoàn và các mảnh chấn song.
Bên trái là nghĩa trang Flavio có một lăng tẩm thuộc thế kỷ I. Trong một phòng có các bức vẽ trên tường theo kiểu tranh ở Pompei. Một đường hầm dẫn đến một lăng tẩm khác bên trong có các bức vẽ thuộc thế kỷ I, diễn tả các biểu hiện của sự sống. Ngôn sứ Daniel trên tầng trên có phần mộ của ông Ampliatus. Trong một chỗ khác có các bức tranh thuộc thế kỷ III-IV diễn tả ba nhà đạo sĩ thờ lạy Chúa Hài đồng. Chúa Giêsu và các tông đồ, và cảnh của một cái chợ bán lúa mì.


Hang toại đạo Priscilla
Xa hơn trên Via Salaria bên trái là Mausoleo Lucillius Poetus thuộc thế kỷ I sau TL. Đường Salaria sau đó chạy qua các Villia Grazioli, Lancelioti và Ada. Vilia Ada thuộc vua Vittorio Emanuele III.
Tại số 420, 2 km cách Piazza Fiume là cửa vào hang toại đạo Priscilia là một trong các hang toại đạo cổ xưa nhất Roma. Bên trong có các bức vẽ trên tường thuộc thế kỷ II. Trong một nhà nguyện vuông có bức vẽ Đức mẹ, Chúa Giêsu Hài đồng và ngôn cứ Idala, thuộc tiền bán thế kỷ II. Đây là tác phẩm có vẽ hình Đức mẹ cổ xưa nhất được biết cho đến nay.
Nhà nguyện Sistina
Nhà nguyện Sistina là viên ngọc quý của nghệ thuật thời phục hưng. Nó nổi tiếng nhờ các bức vẽ trên tường. Qua các cảnh Kinh thánh cựu ước và tân ước và nhất là qua bức họa "Ngày phán xét chung," Michelangelo và các họa sĩ thời đó đã không chỉ để lại cho hậu thế một phần gia tài quý báu của kho tàng nghệ thuật, mà còn trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống con người nữa.
Nhà nguyện dài 40.30m rộng 13.20m đã được Giovanninô de Dolci xây cho Đức giáo hoàng Sesto IV giữa các năm 1473-1481 theo họa đồ của Baccio Pontelli và kể từ đó trở thành nhà nguyện riêng của các giáo hoàng. Các cuộc bầu giáo hoàng cũng như các lễ nghi quan trọng đều được tổ chức tại đây. Các tủ dựng cho ca đoàn bằng cẩm thạch cũng như các ghế ngồi cho ca viên do Mino da Fiesole và các điêu khắc gia khắc họa đồ chạm trổ. Nền nhà nguyện trang trí kiểu Cosma, các bức tranh trên tường được vẽ giữa các năm 1481-1483.
Trên tường bên trái các bức tranh kể lại cuộc Moshê. Bắt đầu từ phía bàn thờ.
- Môche và vợ là Saphora bên Ai Cập, lễ cắt bì cho con họ (do Perugino và Pinturichio vẽ).
- Vài biến cố trong cuộc đời Môchê: Đánh giết một tên Ai Cập đuổi bọn mục từ Madianit chặn không cho các con ông Jetro đến giếng múc nước.
- Thiên chúa hiện ra với ông trong bụi gai cháy và truyền cho ông đem dân ngài ra khỏi Ai Cập (do Sandro Bottcelli vẽ).
- Qua biển đỏ (do Cosimo Rosselli vẽ)
- Môshê trên núi Sinai- nhận hai bảng luật. Dân Isreal thờ con bò vàng (do Cosimo Rosselli vẽ)
- Thiên Chúa trừng phạt Nathan, Core và Abiron. Hậu cảnh là khải hoàn môn Costantinô và đền Septizonium (do Botticelli vẽ).
- Môshê trao cây gậy lại cho Gioshua dân Do Thái than khóc Môchê (do Luca Signorelli vẽ).
- Trên tường bên phải các bức tranh kể lại cuộc đời Chúa Giêsu.
- Chúa Giêsu lãnh phép thánh tẩy bên bờ sông GIóc-dan (có lẽ do Perugio và Pinturicho vẽ)
- Chữa người phong hủi, Chúa Giêsu chịu cám dỗ, hậu cảnh là mặt tiền nhà thương Santo Spirito đang được Đức giáo hoàng Sesto IV cho xây thời đó (do Botticelli vẽ).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.