Hôm nay,  

Ngôn Ngữ Lưu Vong - The Exiled Language (imre Kertész)

23/10/200200:00:00(Xem: 4019)
"Cho dù bất cứ ở đâu, viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhà văn của Lò Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, mong tìm nơi nương náu, ở nơi đâu nếu không là trong tiếng nước người..."
Imre Kertész
"Tiếng Đức cũng chỉ là nơi nương náu tạm thời, cho qua một đêm, của nhhững kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, nếu nhận ra điều này. Cũng tốt thôi, nếu làm hòa với một tri thức như thế, và thuộc trong số những người không thuộc về nơi chốn nào. Cũng tốt thôi, chỉ một kiếp người."
"Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, thì nó vẫn là về Lò Thiêu"
Kertész

Với Imre Kertész, một người sống sót Lò Thiêu, tiếng nói Đức có những mắc mứu không thể nào tẩy xóa được tại Âu Châu, nơi vẫn còn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa bài Do Thái. Thứ ngôn ngữ đã một thời giầu sang hiển hách nhờ những nhà văn lớn lao Do Thái như Kafka, Celan, và, mặc dù Imre Kertész viết bằng tiếng Hungary, những tác phẫm của ông được biết đến nhiều nhất, qua bản dịch tiếng Đức.
Dưới đây, là chuyển ngữ, từ bản tiếng Anh của dịch giả Ivan Sanders, trích đoạn bài viết của Imre Kertész, nhà văn Hungary gốc Do Thái, Nobel văn chương 2002, nhan đề "Tự Do Tự Biên Tự Diễn Về Mình" (The Freedom of Self-Definition), trên tờ The Guardian số đề ngày 19 tháng Mười, 2002, trên lưới.
****
Đề tài của tôi là sự tự do định nghĩa mình; tự do này đòi hỏi một điều thật đơn giản, là, mỗi, và mọi thành viên trong xã hội, có quyền mình là mình. Không ai bị biến thành trò cười, hay trở thành nạn nhân của sự phân biệt, chỉ vì mình đã chót sinh ra là mình, hay là chót coi mình là mình, theo một cung cách, đường hướng nào đó. Cũng như vậy, lẽ tất nhiên, đừng ai chơi trội, khi cho rằng, mình hơn người là do gốc gác, niềm tin, tư tưởng, hay giản dị bởi vì là do một điều, mày có biết tao là ai không" Ở đây, tại Âu Châu này, bạn hẳn nhiên coi những tự do như vậy là được đảm bảo; bạn thưởng thức những tự do như vậy, trong cuộc sống thường ngày của bạn, coi đây là những quyền cơ bản của con người, và có thể, bạn chẳng thấy sự cần thiết, bàn về chúng.


Nhưng thật cần thiết bàn về vấn đề này, bởi vì, ngay cả ở những nền dân chủ tây phương, tự do định nghĩa mình là mình cũng chưa thực sự được giải quyết tới nơi tới chốn, như là bề ngoài nó có vẻ như vậy. Đúng là quan niệm về nhân quyền, một trong những quyền cơ bản của nó là quyền về tự do và về phẩm giá, được diễn tả thành công thức rõ ràng như vậy, là từ văn minh tây phương mà ra. Nhưng nhà nước toàn trị cũng có gốc gác của nó ở đây. Bởi vì những chế độ độc tài của thế kỷ 20 đương nhiên họ vờ đi nhân quyền, coi con người như con chiên trong những trại khổng lồ, và dán cho họ những nhãn hiệu lòe loẹt, dễ nhận ra - những nhãn hiệu quá hiển nhiên, rằng, họ thuộc về một nhà nước có đặc quyền hay một quốc gia ô nhục. Người ta thường chỉ nghĩ tới những cực điểm của những gán ghép như thế. Nhưng còn cả lố những cái khác, ở lưng chừng, cho thấy nhiều hình thức khác nhau, của sự đối xử phân biệt.
Chúng ta không thể coi thường sự tổn hại gây ra bởi một hệ thống gán ghép mang tính tập thể, đánh đồng như vậy, khi nó được định chế hóa, hoặc được đem ra thực hành - làm sao biết được, nó vặn vẹo, làm sai lạc quan điểm của người ta như thế nào, làm tẩm độc những liên hệ của họ với người khác ra sao, và làm bại hoại ngay cả hình ảnh của chính họ tới mức nào.
Hệ thống những biểu tượng được chế độ Nazi đem ra thi hành, theo một cách nào đó, là rất ư đơn giản, và quá mức hiển nhiên. Mục đích của nó, là tiêu diệt một số người, trong khi khuyến khích số người khác tha hồ sinh con đẻ cái, như thể họ là thuần chủng. Trong những chế độ độc tài cộng sản, tình hình có phức tạp hơn. Ở đây, những viên chức làm công việc xàng lọc, tuyển chọn, họ luôn luôn thuộc về nhân dân, ở trong nhân dân mà ra, nghĩa là cũng thuộc vào hàng ngũ những con chiên trong những trại khổng lồ như trên đã nói tới, và họ cứ thế tiếp tục đưa người từ trại tù này tới trại tù khác. Đôi khi xẩy ra trường hợp [tiếu lâm] là, ở lưng chừng của những công tác như vậy, viên chức phục trách việc chuyển tù bỗng bị ai đó, từ phía sau lưng tóm cổ anh ta, tàn nhẫn thẩy vào một trong những trại tù chẳng thoải mái chút nào, mà cho tới lúc đó, anh ta vẫn còn đang bận rộn nén chặt người tù vào bên trong.
(còn tiếp)
Jennifer Tran chuyển ngữ, giới thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.