Hôm nay,  

Dân Chủ: Đến Hồi Kết Cuộc?

13/05/200800:00:00(Xem: 9372)

...cuộc chạy đua bên Dân Chủ thực tế đã chấm dứt...

Thứ Ba tuần qua, hai tiểu bang North Carolina và Indiana bầu sơ bộ. Kết quả có phần đúng như tiên liệu, tức là thượng nghị sĩ Barack Obama thắng tại North Carolina và thượng nghị sĩ Hillary Clinton thắng tại Indiana.

Trước ngày bầu này và sau khi các tiểu bang Texas, Ohio và Pennsylvania mang lại chiến thắng cho bà Hillary thì có nhiều người đã nghĩ là bà Hillary còn chút hy vọng, còn nước còn tát. Nhất là sau hai tuần Obama bị đánh túi bụi vì vụ mục sư Jeremiah Wright và vì mấy câu nói của Obama có tính cách khinh thường giới lao động và trung lưu Mỹ. Bà Hillary đưa các chiến thắng liên tục này ra làm bằng chứng là ông Obama không có được sự hậu thuẫn của các tiểu bang lớn, từ New York, New Jersey đến California, Florida, Texas, rồi Ohio và Pennsylvania trong vòng đai các đại hồ. Nếu bà tiếp tục chiến thắng tại Indiana thì rõ ràng xác định được quan điểm của bà. Và khiến các siêu đại biểu phải suy tính lại và cân nhắc cho kỹ ai là người có hy vọng đánh bại McCain của Cộng Hòa.

Bà đã thắng tại Indiana. Nhưng vấn đề là bà thắng quá ít, với 2% phiếu. Thêm vào đó, tại North Carolina, bà thua Obama, mà lại thua quá đậm, với 15% phiếu khác biệt.

Đã vậy “chiến thắng” của bà tại Indiana có thể là chiến thắng giả tạo, hậu quả của “Chiến Dịch Hỗn Loạn” (Operation Chaos).

Phe bảo thủ Cộng Hòa nhận thấy phe Dân Chủ nội chiến càng lâu thì càng có lợi cho ứng viên Cộng Hòa vào tháng Mười Một tới. Vì vậy, nhà bình luận bảo thủ nổi tiếng Rush Limbaugh lên đài phát thanh tung ra "Chiến Dịch Hỗn Loạn", mỗi ngày kêu gọi các cử tri Cộng Hòa bỏ phiếu cho người đẹp Hillary để ngăn chận chiến thắng quá sớm của Obama. Tại Indiana, cuộc bầu sơ bộ của Dân Chủ là bầu cử mở rộng, cho phép cử tri độc lập và Cộng Hòa tham gia. Sau khi kết quả được công bố, theo lời một cố vấn của ông Obama, thì ít ra 7% số phiếu của bà Hillary là do đảng viên Cộng Hòa hưởng ứng lời kêu gọi của Limbaugh.

Nghĩa là nếu không có nhóm phá đám này thì bà Hillary đã thua luôn cả Indiana rồi!

Dù thật hay không, kết quả hai cuộc bầu cử chỉ chứng minh bà Hillary có lẽ đã đi đến cuối đường của cuộc hành trình chính trị hiện nay của mình.

Trên nguyên tắc, bà Hillary vẫn còn hy vọng. Người ta ước tính hãy còn sáu lần bầu cử sơ bộ nữa. Nếu bà Hillary có thể thắng Obama tại tất cả sáu tiểu bang với tỷ lệ 70%-30% thì bà sẽ có đủ số đại biểu để thắng Obama. Tính theo toán học thì đúng thôi. Nhưng tính theo thực tế thì cũng tương tự như nói là bà có thể đi bộ từ New York qua San Francisco vậy. Đi mãi thì cũng tới thôi. Nhưng thực tế thì chẳng ai đi được.

Từ ngày bắt đầu các cuộc bầu sơ bộ, chỉ có một lần duy nhất bà Hillary thắng Obama với tỷ lệ 70-30 này, đó là tại Arkansas, tiểu bang của thống đốc Bill Clinton. Còn thì hai bên ngang ngửa nhau ở mức 55-45, nhiều lắm là 60-40. Bây giờ đòi hỏi bà Hillary phải thắng 70-30 như vậy tại tất cả sáu tiểu bang còn lại thì hơi quá. Nhất là trong sáu tiểu bang ấy, bà chỉ có hy vọng thắng được tại ba nơi là West Virginia, Kentucky, và Puerto Rico, còn sẽ thua tại Oregon, Montana và South Dakota.

Thực tế, cuộc chạy đua bên Dân Chủ coi như đã thoát khỏi vòng bế tắc vì không còn ngang ngửa nữa. Lễ đăng quang của tân lãnh tụ Barack Obama coi như chỉ còn chờ ngày đại hội Đảng, trừ phi Obama bị bất ngờ khám phá ra đã dính dáng vào một xì-căng-đan khủng khiếp nào khác, hay bị… sét đánh.

Ngay sau khi kết quả tại Indiana và North Carolina được công bố, cựu thượng nghị sĩ George McGovern, người đỡ đầu chính trị cho bà Clinton từ thập niên 70 đã mau mắn kêu gọi bà nên thức tỉnh, rút lui và yểm trợ Obama để cứu đảng Dân Chủ. Qua mấy ngày sau, một tá siêu đại biểu thính mũi thính tai đã lên tiếng ủng hộ Obama. Tính đến ngày 10-5-08, theo báo chí Mỹ, bà Hillary có được hậu thuẫn của 272 siêu đại biểu, ông Obama được 276, còn lại khoảng 250 đại biểu chưa công khai lên tiếng (các con số trên không chính xác lắm, tùy theo cách đếm của mỗi tờ báo hay cách gật gù trả lời của từng siêu đại biểu, nhưng đại khái hai bên ngang ngửa nhau).

Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể đoán được phần nào ý định của họ qua chuyến viếng thăm Hạ Viện của ông Obama.

Để xác định vị thế của mình, hai ngày sau chiến thắng tại North Carolina, ông Obama ghé “thăm” Hạ Viện tại thủ  đô  Washington. Ông được bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện nghênh đón và các dân biểu đồng loạt hoan hô ngất trời như vị tân lãnh tụ của đảng Dân Chủ. Chỉ mới ngày hôm trước, bà Hillary cũng đã đến Hạ Viện họp với các dân biểu ủng hộ bà để thảo luận về kế hoạch trong những ngày tới. Một cuộc viếng thăm thầm lặng, không kèn không trống, không có bà Pelosi ra đón, báo chí cũng không đăng tin.

Báo chí cũng đồng loạt bày tỏ quan điểm. Tờ báo cấp tiến số một của Mỹ, Washington Post đăng bài Vĩnh Biệt Hillary (A Farewell to Hillary) một ngày sau khi kết quả tại Indiana được công bố. 

Ông Obama cũng đã mau mắn chứng tỏ tư thế kẻ cả sau khi thắng trận. Trong khi bà Hillary tiếp tục tấn công mình thì Obama chỉ thị cho đàn em phải đối xử lễ độ với bà Hillary, chính ông lên tiếng ca ngợi bà Hillary đã rất tích cực hăng hái chạy đua với ông. Rồi ông quay mũi dùi tấn công McCain, coi như bây giờ là lúc phải chú ý đến McCain, chứ Hillary thì xong chuyện rồi.

Tất cả mọi biến chuyển đều hướng về phía thắng lợi của Obama. Tất cả mọi người đều tin chắc cuộc chạy đua đã chấm dứt.

Ngoại trừ một người. Đó chính là bà Hillary.

Bà tiếp tục  tuyên bố “chưa thua”, cuộc tranh cử vẫn tiếp tục, vẫn hăng hái đi vận động tại các tiểu bang sắp có bầu sơ bộ. Nói như tổng thống Thiệu của ta hồi xưa: “làm chính trị thì phải lỳ”. Cái lỳ của bà khiến mọi người thắc mắc không hiểu bà đang tính toán gì đây.

Giả thuyết đầu tiên là thực sự bà tin tưởng bà vẫn còn hy vọng. Nhưng giả thuyết này không vững lắm. Bà có cả một guồng máy thăm dò dư luận và tính xác xuất, với sự tiếp tay của các siêu chuyên gia lãnh lương bạc triệu (cố vấn chiến lược của bà, ông Mark Penn, sau khi bị ép từ chức cố vấn đã gửi biên lai tính tiền bà thiếu, sơ sơ có sáu triệu đô thôi). Không thể nào bà không nhìn thấy những con số chứng minh sự vô vọng của mình.

Giả thuyết thứ hai là bà tiếp tục ở lại chiến đấu để lấy thêm hậu thuẫn hầu điều đình cái ghế phó tổng thống. Giả thuyết này lại càng không ổn nếu ta biết được tính cao ngạo của bà, cũng như sự khó khăn của liên danh Obama-Clinton. Cả bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, và thượng nghị sĩ Ted Kennedy đều đã lên tiếng bác bỏ giải pháp liên danh Obama-Clinton. Ngay cả Michelle Obama, vợ của Obama, cũng không che giấu việc bà chống lại một liên minh với Hillary.

Giả thuyết thứ ba là bà níu kéo để gây quỹ trả nợ. Hiện nay, bà đã bỏ tiền túi ứng ra hơn mười một triệu đô cho quỹ tranh cử để chi phí cho cuộc vận động. Theo luật lệ bầu cử, số tiền này nếu không được hoàn trả cho bà trước ngày chính thức bầu đại diện đảng tại đại hội đảng thì coi như bị mất. Do đó, bà phải tìm thu tiền cho quỹ vận động của bà để hoàn trả lại bà. Giả thuyết này cũng khó tin. Trong bẩy năm sau khi rời Tòa Bạch Ốc, hai ông bà Clinton đã làm ra trên một trăm triệu đô (109 triệu đô theo giấy khai thuế của hai ông bà). Mất một chục triệu cũng không chết ai. Ông Mitt Romney của Cộng Hòa đã bỏ ra hơn 35 triệu tiền túi tranh cử, để rồi thất bại và mất hết.

Giả thuyết thứ tư do chính các dân biểu da đen trong khối Black Congressional Caucus nêu lên, là tuy b à  biết rằng thua, mà vẫn cố tình đánh cho Obama bị trọng thương để Obama sẽ phải thua McCain. Rồi McCain làm tổng thống một nhiệm kỳ đến năm 2012 thì bà Hillary sẽ tái xuất hiện. Lúc đó bà sẽ có bằng chứng rõ ràng là Obama không thể được bầu làm tổng thống và chỉ có bà mới là niềm hy vọng của đảng Dân Chủ.

Giả thuyết đang được bàn tán xôn xao nhất, coi như là sự giải thích hợp tình hợp lý nhất dựa trên cá tính và tham vọng của bà Hillary.

Không cần biết giả thuyết nào đúng hay sai. Chỉ cần biết cuộc chạy đua bên Dân Chủ thực tế đã chấm dứt, cho dù vẫn còn sáu keo nữa.

Có thể Hillary sẽ lại ra nữa trong cuộc bầu tới vào năm 2012, nhưng ít nhất là cho đến nay, giấc mộng an bang tế thế của bà Hillary coi như cáo chung. Giấc mộng đó bắt đầu cách đây hai mươi năm qua một thứ giao kèo giữa hai ông bà Clinton, làm sao để cả hai sẽ thay phiên nhau làm tổng thống (chi tiết được ghi nhận bởi hai ký giả kỳ cựu của báo New York Time, Jeff Gerth và Don Van Natta trong sách “Her Way, The Hopes and Ambitions of Hillary Rodham Clinton”).

Kể ra thì nếu có một người phụ nữ nào có thể cáng đáng được trách nhiệm tổng thống Mỹ thì người đó chắc chắc chỉ có thể là Hillary. Bà là người thông minh, tính toán kỹ lưỡng, đầy đủ sự cứng rắn và kiên trì để nhận trách nhiệm trọng đại. Trong cái xã hội “macho” phụ hệ của Mỹ này, bà muốn ngoi đầu lên thì phải có tất cả những cá tính trên.

Nhưng nghiệt thay, với những cá tính đó thì bà lại bị nhìn vào như một người quá ghê gớm, thủ đoạn, xảo quyệt. Một Nixon đàn bà.

Thêm vào đó, dân Mỹ cũng quá chán ngán với cái tên Clinton rồi. Trên tờ Boston Globe, tờ báo chính của Massachussets, tiểu bang cấp tiến nhất nước Mỹ, ngày 8-5-2008, ký giả Joan Vennochi đã viết “một phần quan trọng của sự thay đổi mà cử tri mong muốn một cách giản dị chỉ là bầu một người với cái tên không phải là Bush hay Clinton (nguyên văn “A big part of the change voters desire may be simply to elect someone whose last name isn't Bush or Clinton.”). Nhất là khi ứng viên Clinton này không phải là ngẫu nhiên trùng tên, mà chính là vợ của cựu tổng thống Bill Clinton.

Điều đáng ghi nhận là bà Hillary rất cao ngạo và thông minh, ý thức được chuyện này ngay từ đầu. Sau khi mới thành hôn với thống đốc Bill Clinton của Arkansas, bà từ chối không chịu lấy họ Clinton mà nhất định dùng họ Rodham của mình. Mọi người phải gọi bà là Hillary Rodham. Mãi sau này bà tính toán lại, thấy cái tên Clinton rất ăn khách với cử tri Dân Chủ, nên mới chịu lấy tên là Hillary Clinton. Rốt cuộc, hình như đã tính sai.

Sự cố gắng chạy đua đến cùng của bà đã gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ đảng Dân Chủ. Một bên là Obama với khối dân da đen, thượng lưu cấp tiến (kiểu Oprah Winfrey, hay tài tử xi-nê-ma Tom Hank), và trí thức trẻ tại các đại học. Một bên là bà Hillary với khối dân lao động, các bà Mỹ trắng, các dân thiểu số (Mễ, và Á Đông như Tàu, Việt,…). Chia rẽ trầm trọng đến độ một phần ba những người ái mộ bà lên tiếng sẽ bỏ phiếu cho McCain nếu Obama đại diện cho Dân Chủ, trong khi một phần tư những người ái mộ Obama sẽ bỏ phiếu cho McCain nếu bà đại diện cho Dân Chủ! 

Các lãnh tụ tên tuổi của Dân Chủ đều không vui với cái lỳ lợm tai hại của bà Hillary. Nếu bên Tàu có nhóm Tứ Nhân Bang do Giang Thanh cầm đầu chống Đặng Tiểu Bình, thì ở Mỹ, báo chí cũng tung ra nhóm Tứ Nhân Bang (The Gang Of Four) do Al Gore cầm đầu chống bà Hillary.

Al Gore vẫn còn hậm hực bà Hillary ra tranh cử thượng nghị sĩ New York năm 2000 khi ông tranh cử tổng thống, làm ông mất một phần hậu thuẫn tài chánh cũng như mất đi một phần nhân sự của guồng máy Dân Chủ, để rồi phải thua Bush sát nút. Ngoài Gore, còn có TNS John Kerry (vì bà không tích cực hậu thuẫn cho ông trong cuộc tranh cử năm 2004, do những tính toán cá nhân của bà), chủ tịch đảng Howard Dean (ông này chống chiến tranh Iraq kịch liệt và chỉ trích bà Hillary đã bỏ phiếu chấp thuận cho Bush đánh Iraq trong khi hoan hô Obama đã “sáng suốt” chống cuộc chiến này từ đầu), và TNS Ted Kennedy (cấp tiến cực đoan, chống chiến lược ôn hòa tam đầu chế hay chân vạc của Bill Clinton).

Chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi cũng tỏ rõ thái độ khi bà công khai tuyên bố chia xẻ quan điểm của Obama là các siêu đại biểu phải bỏ phiếu theo đa số cử tri. Đây là đòi hỏi của ông Obama vì ông đang dẫn đầu về số phiếu cử tri, trong khi bà Hillary thì đòi hỏi các siêu đại biểu phải bầu cho người nào có hy vọng đánh bại McCain nhất, dù người đó có ít phiếu cử tri hơn.

Người ta đang nhìn thấy vài chuyển biến trong chiều hướng thành lập một liên danh gọi là lý tưởng, Obama - Hillary. Liên danh này sẽ đoàn kết được đảng và sẽ thu hút hết cả hai khối cử tri trong đảng. Liên danh này có thể thành sự thật vì nhu cầu chính trị chung, nhưng coi bộ hơi khó. Obama hò hét thay đổi mà lại đi ôm bà Hillary thì hoá ra nói dóc thôi. Bà Hillary chê Obama không có kinh nghiệm mà bây giờ lại chịu ngồi dưới Obama thì hơi khó giải thích chống lại lập luận “tham vọng quyền hành bằng mọi giá”.  Chưa ai biết dân Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận một người da đen hay một phụ nữ làm tổng thống chưa, mà bây giờ lại có cả hai trong một liên danh thì hơi nhiều rủi ro.

Hơn thế nữa, bà sẽ mất hết hy vọng làm tổng thống nếu Obama thành công làm trọn tám năm, hai nhiệm kỳ vì lúc dó bà quá già rồi, 69 tuổi (bây giờ phe Dân Chủ đang tấn công McCain là quá già, mai mốt bà 69 tuổi mà ra tranh cử thì chắc chắn sẽ bị Cộng Hòa vác gậy bà đập lưng bà). Nếu Obama thất bại sớm thì bà cũng mang tiếng và thất bại lây thôi.

Có lẽ bà Hillary sẽ đành chấp nhận vai trò thượng nghị sĩ với nhiều uy tín, có tiếng nói mạnh trong thượng viện, dần dần leo thang từ địa vị em út (Junior Senator, thượng nghị sĩ Chuck Shummer là Senior Senator của New York vì được bầu lên trước đó) mà trở thành chị cả trong thượng viện, điều đình tay đôi với tổng thống Obama hay tổng thống McCain về các dự luật. Giải an ủi cho đỡ buồn khi phải chờ thời. (11-5-08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.