Hôm nay,  

Carter Đi Cuba?

17/05/200200:00:00(Xem: 3646)
Cựu Tổng Thống Jimmy Carter đi Cuba được Chủ tịch CS Fidel Castro đối xử như ông hoàng. Đồng thời chánh quyền của Tổng thống Bush đương nhiệm xem Castro là kẻ thù nguy hiễm. Điều đó làm người ta nghĩ đến một vấn đề vừa tế nhị vừa khó xử: vấn đề các cựu tổng thống trong chính trường Mỹ gần đây.

Một phần tư thế kỷ mới có một Cựu Tổng thống Mỹ trên đất Cuba. Hai nước cách nhau chỉ 150 cây số ngàn. Nhưng hai chế độ xa nhau hàng vạn dặm. Từ khi Castro CS lên năm chánh quyền, Mỹ cắt đứt bang giao, cấm vận kinh tế Cuba. Người Cuba tỵ nạn ở Mỹ chống Castro tối đa, có lần được CIA yễm trợ phục quốc nhưng thất bại ở Vịnh Con Heo. Gần đây, trong cuộc chiến chống khủng bố, Cuba bị Mỹ xem có dính líu với khủng bố và có vũ khí giết người hàng loạt. Bổng dưng Cựu Tổng Thống đi viếng thăm Cuba, được đích thân Ô. Castro tiếp rước như một quốc khách, long trọng không thua gì khi Đức Giáo Hoàng đến Cuba. Quốc ca Mỹ lần đầu tiên được Ô. Castro cho trổi lên chào kính. Ô. Castro chánh thức mở hai đại tiệc khoản đãi, tuyên hứa Ô. Carter "tự do nói chuyện với dân chúng." Truyền thanh và truyền hình Nhà Nước sẽ trực tiếp phát đi khắp nước. Oâng Carter chẳng những được gặp mà còn ăn sáng "làm việc" với những người Cuba ly khai, tranh đấu nữạ. Để làm quà cho Ô. Carter, Ô. Castro, trước đó vài ngày, phóng thích nhà tranh đấu Vladimir Roca. Chưa đủ. Ô. Castro còn mời Ô. Cater cứ tự do đến quan sát đến các trung tâm "một số người đã buộc tội gần đây là nơi sản xuất vũ khí sinh học." Số người đó là chánh quyền Mỹ hiện thời, trong đó có TT Bush.

Chủ nhà quá nồng nhiệt và tử tế thì khách cũng phải xử đẹp. Ô. Cater đáp lời, Oâng đến đây như một người bạn của nhân dân Cuba, xem những thành tựu y tế, giáo dục, và văn hóa (theo nội dung giấy phép của chánh quyền Mỹ cấp ). Nhưng Ông cũng nói thêm, sẽ gặp đại diện các tổ chức tôn giáo và những nhóm khác, để tìm hiểu những điểm khác nhau và những gì có thể cộng tác được. Ông hy vọng hai nước sẽ bình thường ngoại giao trên tinh thần tương kính.

Nhưng chánh quyền của TT Bush đương nhiệm không hài lòng, không ủng hộ chuyến đi ấy. Giấy phép chánh thức cấp cho Cựu TT Carter như một đại diện cho một hội nghiên cứu văn hoá, giáo dục tư (Times; 11/5 ). Nhà Trắng còn cố làm giảm tầm quan trọng của chuyến đi, tuyên bố nhấn mạnh rằng đó chỉ là cuộc viếng thăm có tính cách "riêng tư" mà thôi. TT Bush chẳng những vẫn cứng rắn tiếp tục đoạn giao, cấm vận như trước đây mà còn xem Cuba dính líu với quân khủng bố và sản xuất vũ khí sinh hoá.Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ đặc trách Châu Mỹ La tinh, một người Mỹ gốc Cuba, tố giác Ô. Castro gởi máy bay chiến đấu giúp cuộc đảo chánh ở Venezuela. Và khẳng định rằng Mỹ đang tìm công cụ chánh trị biến Cuba thành dân chủ (Le Monde và Liberation, Pháp.) Nói khác, là lật đổ Castro và CSû.

Cho đến bây giờ trong lịch sử Mỹ có hai đương kim tổng thống sống đương thời với năm cựu tổng thống. Người thứ nhứt là TT Lincoln. Nhưng thời TT Lincoln, thế kỷ 19, di chuyển, truyền thông còn hạn chế, khi một tổng thống rời chức vụ thường ít có dịp tái xuất hiện trong chính trường và trước công chúng. Người thứ hai là TT Bush hiện thời . Năm Cựu Tổng Thống đó là Quí Oâng Ford, Carter, Reagan, Bush Cha, và Clinton. Trong 5 vị cựu, hai vị rời chức vụ lúc tuổi mới ngoài năm mươi: Carter và Clinton. Ba vị còn muốn đóng vai trò quốc tế là Ô. Carter, Bush Cha, và Clinton. Thời đại này giao thông thuận tiện, truyền thông nhanh, tuổi thọ tăng, con người thích được nổi tiếng, nên đa số các cựu tổng thống không muốn sống ẩn dật, mà cố đánh bóng lại "thời oanh liệt nay còn đâu" của mình. Quyền hành, danh vọng đối với một số người là một bịnh ghiền khó cai. Cựu TT Bush kín đáo, tránh xuất hiện, nhưng trong thâm cung, rất thân cận với con là đương kim Tổng thống. Cứ xem những nhân vật quyền thế, thân cận của TT Bush Con, hầu hết la ønhững bộ mặt quen thuộc thời TT Bush Cha, ắt sẽ thấy ảnh hưởng của Cựu TT Bush. TT Bush Con cũng luôn luôn giữ miếng, sợ mang tiếng sống dưới cái bóng của người cha, gia đình trị là thứ dân Mỹ ghét. Văn hoá Mỹ tôn vinh cá tính và độc lập.

Nhưng làm nhức đầu và bực mình nhứt cho đương kim Tổng Thống Mỹ là Ô. Clinton và Carter. Rời chức vụ 16 tháng, Ô Clinton đi 30 nước, trên 6 lục địa. Oâng đi Bắc Kinh gặp Giang Trach Dân giữa lúc TT Bush đang căng với Bắc Kinh vì vụ máy bay dọ thám Mỹ bị Trung Cộng bắn rới ở Đảo Hải Nam. Oâng đi Trung Đông khi xung đột Palestine- Do Thái tăng cường độ. Oâng bất thần viếng thăm Hoàng Thái Tử Á rập Saudi trong thời gian Oâng này đến Mỹ bàn bạc với TT Bush. Ô. thẳng thắn tuyên bố nếu TT Bush muốn, ông sẽ đóng một vai trò trong việc dàn xếp cuộc xung đột Do thái- Palestine. Mỗi lần Oâng đi ngoại quốc, Oâng có báo cho bộ Ngoại Giao; có khi được Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, có khi Ngoại Trưởng thuyết trình tình hình cho Ông. Oâng cũng muốn làm trung gian giải quyết tình hình căng giữa Bắc Hàn và Mỹ. Tuy vậy, cho đến bây giờ TT Bush mới nhờ Oâng một chuyện nhỏ thôi, đi Đông Timor dư lễ Độc Lập của nước này.

Còn Oâng Carter thích đóng vai trò trung gian dàn xếp mâu thuẩn nên từng và thường đi nhiều nước không thân thiện với Mỹ. Cụ thể là Cuba. Từ lâu Ô. Carter là người chủ trương chống cấm vận. Chuyến đi Cuba của Cựu TT Carter hiện thời, chánh quyền bực mình, nhưng các nhà kinh doanh và tài phiệt đánh giá cao: cuộc phá băng đầu tiên. Ô Castro đã từng đòi gặp Ô. Carter nhơn khi Oâng này đi viếng Venezuela, thời TT Bush Cha. Oâng Carter cũng từng dàn xếp cho Ô. Castro gặp TT Clinton nhưng không thành, TT Clinton khi đi dự tang lễ của Thủ Tướng Trudeau, Gia Nã đại. Kỳ này của Ô. Carter đi Cuba là do quốc thư đích thân Ô. Castro gởi mời. Chuyến đi chậm vì chánh quyền của TT Bush phải cứu xét thận trọng, nhưng sau cùng vẫn chấp nhận với danh nghĩa viếng thăm tư.

Theo lẽ thường, Tổng thống là đệ nhứt công dân; về ngoại giao hay trong chiến tranh Mỹ là một, không đảng phái; và mỗi người tùy tài tùy sực nỗ lực hy sinh phục vụ quốc gia dân tộc. Nhưng Tổng thống là người hoàn toàn chịu trach nhiệm việc điều hành việc nước việc dân. Nếu những Tổng thống mãn nhiệm vô tình hay cố ý xen vào, tạo khó khăn trong việc điều hành quốc sự thì cũng kẹt cho người đương nhiệm thật. Đó là chưa nói đến việc đối phương lợi dụng chia rẽ nội bộ chánh trị Mỹ. Mà với CS, đó là nghề của chàng. Và Ô. Castro là lãnh tụ CS Quốc Tế lão làng còn sót lại - một con khủng long thứ thiệt với vảy móng bọc nhung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.