Hôm nay,  

Quê Hương Cali

14/01/200400:00:00(Xem: 4522)
Mỗi lần Tết đến, nhiều người Việt thế hệ nhứt ở Cali về Việt Nam để thăm. Tiếng là về nước, về quê nhưng thực chất là nước và quê đã thành cố quốc, cốâ hương rồi. Có ai về ở luôn đâu, về chơi thì có ở lại thì không.
Đúng, con người không thể chọn mẹ, chọn quê hương để sanh ra, nhưng có thể chọn quê hương thứ hai để sống hạnh phúc. Thí dụ như người Trung Hoa nghèo đến Cali mang "Họa Da Vàng" thời Đại Khủng Hoảng Mỹ, nhưng vẫn chọn Cali "nơi này làm quê hương", bám San Francisco làm trụ. Người Nhựt dù bị Nội các Chiến tranh Mỹ nghi ngờ vọng cố quốc Phù Tang, tiếp tay cho Quân Phiệt Nhựt trong Đệ Nhị Thế chiến, lùa đi trại tập trung có lính Mỹ gác, rào kẽm gai vây , nhưng sau khi được giải oan và Quốc Hội đền bù, vẫn chọn Cali "nơi này làm quê hương". Và người Việt sau khi Saigon sụp đổ bị nhuộm đỏ, kẻ trước người sau đi tỵ nạn CS gần 3 triệu người trên thế giới, nhưng đông nhứt định cư ở Mỹ. Ở Mỹ thế hệ thứ nhứt người Việt đa số chọn Cali "nơi này làm quê hương" sau vài tháng năm bị phân tán và trộn dân số tại nhiều tiểu bang Mỹ. Cộng đồng người Việt ở Cali trở thành cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhứt trên thế giới, chỉ sau cộng đồng quốc gia 80 triệu dân nơi cố quốc. Miền Bắc có San Jose, miền Nam có Orange County. Người Việt khắp 50 tiểu bang Mỹ, tận Tây Aâu, Bắc Mỹ và Uùc châu hễ có dịp nghỉ hè là đến Litlle Saigon để trước thăm bà con và sau viếng thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại, hầu được sống theo kiểu Việt Nam từ tiếng nói đến đồ ăn thức uống. Không biết một tiếng Anh cũng sống mạnh, sống hùng tại Little Saigon bây giờ như sống ở thủ đô Saigon, cố đô Huế, Tây Đô Cần Thơ xưa.

Tại Cali nơi cộng đồng người Việt quần cư đông nhứt, như San Jose, Orange County, qui luật kinh tế Mỹ trở thành như biệt lệ. Giá nhà cửa, giá sinh hoạt vật chất, cuộc sống tinh thần, nhứt là sinh hoạt chánh trị, tỷ lệ đậu đại học, không theo thống kê, không theo mức trung bình toàn nước Mỹ. Người Mỹ phân biệt chủng tộc có thể gọi là đây enclaves, kỳ thị văn hoá có thể gọi là ghettos, chuyên xã hội học gọi là xã hội đóng; đó là chuyện của Mỹ. Nhưng người Mỹ gốc Việt cứ sống theo kiểu của mình, sinh cơ lập nghiệp, làm chánh trị chống CS, hưởng thụ giải trí vui chơi, và ăn nên làm ra. Lúc kinh tế Mỹ đi lên cũng như đi xuống, vẫn ít người rời bỏ Cali, trái lại nhiều người dọn đến. Cụ thể như lúc này, kinh tế khó khăn, người Việt vẫn gắn bó với Cali. Thực vậy theo bản tin phân tích của Edward Iwata, mới đây viết trên USA Today, Cali khó mà vượt qua cơn suy trầm kinh tế. Nhưng người Việt vẫn ở. Ở với nền kinh tế Cali đứng hàng thứ 5 trên thế giới đang đi dần đến khủng hoảng ngân sách, nợ nần 35 tỷ. Trung tâm tài chánh San Fran từng được xem là Wall Street của Miền Tây đã mất uy thế mấy năm nay. Bank of America niềm tự hào của Cali và San Fran, và nhiều cơ sở kinh tài lớn khác đã nhượng lại cho những người chủ khác ngoài tiêu bang Cali.. Dân tức khí truất bãi Thống đốc nhưng người Việt không rời bỏ Cali theo thông lệ Mỹ chạy theo việc làm. Ngay khi nền kinh tế của liên bang có phục hồi lại, Cali cũng còn phải mệt mỏi rất lâu để đối phó với vấn đề của mình, không thể theo kịp đà của cả nước Mỹ được. Cali đã mất sức cạnh tranh hàng chục năm rồi. Hàng triệu việc làm về kỹ thuật cao ở Thung lũng Silicon của Cali đã mất về tay Trung Cộng và Aán độ vì công xá ở đó rẻ hơn. Theo lượng định của chuyên viên Ngân hàng Well Fargo, Sung Won Sohn, việc thay đổi khó mà xảy ra trong đoản kỳ. Cali lại mất thuế. Năm rồi mất độ 20 tỷ. Thất nghiệp Cali đã khiến nửa triệu người - bằng dân số của Las Vegas, El Paso, Washington - phải ngửa tay nhận tiền thất nghiệp mỗi tháng. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình toàn quốc. Giá điện từ khi có cuộc khủng khoảng điện năng tơí giờ, tăng từ 10 đến 20%. Và các công ty cũng phải tăng tiền bồi hoàn lao động; cứ 100 đô lương là công ty phải đóng thêm cho Quỹ này 5,25. Nhiều công ty công khai cho biết và chuẩn bi chào Cali bằêng chân. Họ nói Cali là chỗ ở thật tốt, nhưng là chỗ làm kỹ nghệ quá tốn kém. Hãng làm dao lâu đời El Cajon ở Cali dời đi qua Idaho; công ty tài chánh bảo chi Countrywide Financial ở Los Angeles sang Texas. Công khố phiếu của Cali vì nợ nần nhiều mất giá trị. Bao nhiêu chuyện nước, chuyện dân đè lên vai vị Thống Đốc mới và nhân dân Cali.
Dù như vậy, nhiều người sanh ra, lớn lên, nhập cư vào Cali lâu đời hay gần đây như người Việt mới hơn một phần tư thế kỷ, vẫn yêu thương Cali, không muốn ra đi, ở lại sống khắc khoải với quê hương mới. Tới đây chợt nhớ nhà văn Chateaubriand viết trong quyển Génie du Christianisme về tình tự quê hương. Quê hương càng khắc nghiệt bao nhiêu, con người càng yêu nó bấy nhiêu. Người Bắc Cực yêu quê hương đốt đèn bằng mỡ hải cẩu. Người Phi Châu yêu quê hương rừøng xanh, cát nóng. Mẹ hiền, con người nào ai chọn được. Mẹ hiền chỉ có một và chỉ có một mà thôi. Nhưng quê hương có thể chọn được. Đành rằng quê hương là nơi chôn nhao cắt rúng thuở mới chào đời. Nhưng khi lớn lên người ta có thể chọn quê hương mới, quê hương thứ hai vì đất lành chim đậu, đất dữ chim đi. Đất lành hay dữ là do xã hội, đúng ra do chánh trị thượng tầng kiến trúc của xã hội. Người Việt bỏ quê cha đất tổ ra đi chánh yếu là vì không sống chung được với CS. Người Việt qui tụ về Cali chánh yếu vì chỉ bên kia đại dương là quê hương thứ nhứt, vì tại quê hương thứ hai khí hậu như Đà Lạt suốt 4 mùa. Và quan trọng nhứt vì tại Cali người Việt sống với nhau như sống ở quê nhà thuở nọ với tư do, dân chủ, cơ hội mưu cầu hạnh phúc nhiều hơn. Trong khi đó đứng bên này bờ Thái Bình Dương, người Việt ở Cali ngậm ngùi với câu thơ nửa nhớ nửa quên của Tản Đà, "Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Bên kia sương khói cho buồn lòng ai." Quê hương đó đã thành cố hương bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.