Hôm nay,  

Cô Giáo Vườn

20/12/200600:00:00(Xem: 4595)
Khi ba của cô bé được giải ngủ thì cả nhà chấm dứt những ngày rày đây mai đó, trở về quê cũ, tậu một căn nhà khang trang bên cạnh dòng sông hiền hoà, êm ả.

Ba của cô là hiệu trưởng trưởng TQT, cách nhà không xa lắm, còn cô bé thì học ở trường gần nhà.

Ngày đầu tiên cô bé đến trường, mẹ phải nắm một tay cô, một tay giúp cô mang cặp sách,vì trên đường đến trường ,cô phải qua một cây cầu dài ba nhịp,lót ván, có những kẻ hở,có lần vụng về ,cô đã để lọt mất một chiêc guốc  xuông sông. Từ đó, qua cầu ,guốc nhỏ cầm tay, cô bé yên lòng hơn, khi đi chân đất.

Cô giáo dạy lớp năm đã đứng tuổi, ngoài năm mươi nổi tiếng dữ nhất trường,vậy mà không hiểu sao mọi người ai cũng rất yên tâm khi con mình được nhân vào lớp của cô. Ai cũng công nhận là cô giáo Lầu vừa tận tâm vừa giàu kinh nghiệm, nên các học trò của cô đều viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ, thế mới biết nền tảng từ buổi vỡ lòng quan trọng biết bao.
Cô bé thương cô giáo lắm, vì cô bắt tay từng em nhỏ, khi tập đồ từng nét chữ thật tròn. Cô có một cây roi và một cây thước kẻ. Giờ tập đọc, cô đọc trước một chữ, xong cô gỏ cây thước xuống bàn thì cả lớp đọc theo. Còn cây roi, cô cặp bên nách, có lẽ chỉ để lấy oai, vì suốt năm học ấy, cô bé thấy cô, chỉ dùng cây roi nhịp nhịp, chứ chưa đánh một học sinh nào.
Năm sau có hai chị em : cô Liên và cô Huê, là hai cô giáo trẻ, mới về trường.

Năm lớp bốn cô bé học với cô Huê. Cô giáo nầy hơi thiên lệch, vì đối với nữ sinh có phạm lỗi cô chỉ khẻ tay bằng cây thước, nhưng với bọn con trai lì lợm thì cô bắt nằm lên bàn và quất mạnh vào đít bằng roi mây. Vậy mà có nhiều đứa sau khi bị đòn vẫn còn cười hì hì, coi như chẳng ăn nhầm gì ráo.

Ở nhà quê, có rất nhiều nam, nữ sinh lớn tuổi mới đi học, lúc cô bé mới tám tuổi thì có vài chị đã mừơi bốn, mười lăm rồi.

Lên lớp ba, cô Liên, không đánh học trò, nhưng cô có một chiêu quái ác: đứa nào nói chuyện trong lớp, cô có mấy trái ớt bẻ đôi, cô bắt liếm trái ớt, thì cả ngày hôm ấy học trò đều nín khe.

Cô Liên còn có sáng kiến khuyến khích học sinh bằng cách: nếu học sinh nào lên hạng thí dụ: hàng mừơi lên hạng chín sẽ đựơc thưởng năm cắc, ngược lại nếu xuống hạng, bị phạt đóng năm cắc. Đầu tiên cô tự xuất tiền túi năm chục đồng gây quỹ trước.

Phương cách nầy làm cả lớp cố gắng tối đa, năm cắc thời đó mua được một gói xôi. Tới đầu tháng, trò nào cũng hồi hộp, dỉ nhiên là ai cũng thủ sẵn năm cắc trong túi chờ cuộc ăn thua .
Hai cô giáo ở sát vách nhà của cô bé, cả hai cô đều cưng cô bé lắm, phần cô bé cũng thấy rất oai với bạn bè khi mỗi sáng phân công các bạn ôm những chồng vở mà các cô phải đem về nhà chấm bài.

Ngôi trưòng tiểu học chỉ có năm lớp từ lớp năm đến lớp nhất và văn phòng hiệu trưởng,năm lớp sáng, năm lớp chiều, buổi tối dạy thêm bình dân học vụ.

Hai cô Liên, Huê còn trẻ và ỏ gần trường nên tình nguyện dạy lớp đêm, họ thường dắt cô bé đi theo cho có bạn, vì lúc về phải qua sông ,hai cô cũng rất sợ ma .. Sau, các học trò BDHV biết được điều nầy, họ bèn cùng đưa hai cô giáo về, nhờ vậy từ đó cô bé được đi ngủ sớm.

Từ lớp năm ,cô bé có một nhỏ bạn rất thân, mỗi sáng cả hai cùng ra chợ ăn quà, cùng học bài chung. Thuở ấy một đồng bạc -khi không có tiền lể- xé làm hai cũng có giá trị như năm cắc thì mua được một ly đá nhận có "xi rô" hai màu xanh đỏ mà học trò nào cũng rất ưa thích, mỗi  sang cô được cha mẹ cho một đồng tiền quà, một đồng thì chỉ được ăn xôi, hay cháo đậu đỏ nước dừa kèm với cá kho ,dưa mắm, còn cháo lòng thì phải có hai đồng, nên hai cô thưòng ăn chung một gói xôi, cùng để dành tiền, lâu lâu hiên ngang ghé qua thưởng thức một tô cháo lòng bốc khói.

Có một hôm, hai cô nhỏ giận nhau, mà tiền dành chung đang có ba tờ một đồng, để chia đều trả cho bạn, cô bé cầm tờ giấy bạc xé đôi, khi dồng bạc vừa thành hai mảnh, cả hai cô cùng oà lên khóc.

Khi cô bé lên lớp nhì, thì sĩ số học sinh chỉ còn hơn bốn chục, một số chị lớn tuổi, mười sáu,mười bảy đã nghĩ học, ngườii thì ở nhà để giúp việc đồng áng nhưng cũng có người nghỉ học để sang ngang.

Trong số nầy có chị Ngăm, khoảng mưới bảy tuổi, tên Ngăm, nhưng nước da chị trắng bóc, rất xinh, các cô nhỏ cáp đôi chị với thầy giáo, thầy mới hăm bốn tuổi, cũng chưa vợ, nên sự việc nầy làm cả hai cùng mắc cở, chả bao giờ thầy dám gọi chị đọc bài.

Suốt bốn năm học, hầu như cô bé đều đứng hạng nhất, nhì, nhưng cô không vui trọn vẹn vì những lời xì xầm của bạn bè:

-Ba của nó là hiệu trưởng, nên nó được gửi gấm cho các thầy cô, nếu không...

Hè năm ấy, cả lớp hùn tiền, mua bánh trái, nước ngọt để đãi thầy, khi biết vậy, thấy bánh quá ít ỏi, thầy đưa tiền kêu các cô nhỏ mua thêm cho đủ cả lớp cùng ăn, đồng thời thầy còn mời các thầy cô dạy các lớp khác đến dự.

Các cô nhỏ rất hãnh diện vì năm ấy chỉ có mỗi lớp của cô bé làm được tiệc tất niên. Nhưng cô bé không ngờ được đó cũng là tiệc chia tay, năm học cuối cùng của cô với mái trường xưa yêu dấu
Lúc đó cô mới lên mười, ngoài việc cắp sách tới trường nào có biết chi hơn, cho đến một hôm đang ăn quà ở chợ, cô nghe cô bác xì xào về chuyện một người làm việc trong nhà Hội - văn phòng của Hội đồng xã - bị cắt cổ chết, cùng có thêm một thầy giáo bị giết nữa . Tâm hồn cô giao động mạnh, cô linh cảm sẽ có sự thay đổi lớn lao, nên lòng buồn vô hạn.
Tới khi ba của cô báo cho cả nhà biết vì tình hình ở quê không còn an ninh nữa đồng thời ba cô cũng đã được nhận nhiệm sở mới, cả nhà sẽ dọn lên Sài Gòn thì cô rầu rĩ ra mặt.

Bấy giờ đã là mùa hè, đâu còn gặp được bạn bè mà từ giã.

Hai cô giáo Liên, Huê an ủi:

-Lên Sài Gòn em sẽ được học ở trường đầy đủ tiện nghi và Sài Gòn vui lắm, rồi em sẽ quen thôi.

Ôi ! Ai hiểu được nỗi lòng của cô bé.

Cô thương từng gốc dừa quanh nhà, cây nhản oằn sai trái, cả những dây mồng tơi xanh đang dầy đặc những hạt tím ở hàng rào, cô thích căn nhà của mình lắm, nhà cất sát mé sông, có một mương nước nhỏ, mỗi lần nước lớn tràn vào mương, mang theo những con cá chốt, cô thường xúc đầy cả rổ, từ đây sẽ không còn những ngày được ôm bặp dừa để tắm sông, giã từ những cây bần với những trái chín chua lè nhưng chấm muối ớt ăn thì đứa nào cũng chảy nước miếng.

Mùa hè sân trường vắng hoe, cô bé thơ thẩn một mình, mím môi để ngăn nứơc mắt.
Đâu phải chỉ rời xa ngôi trường thân thương mà cô bé khóc, chung quanh còn biết bao nơi ghi đầy kỷ niệm, làm sao quên.

Nhà cô sát bờ sông, nên mỗi lần nghe tiếng  tù và của những ghe đổi nước-sông Long Thượng mùa hè nước mặn -nên có nhiều ghe chở nước ngọt tới, bà con đem thùng thiếc xuống mua nước, gánh về.

Ngộ ghê ! Rõ ràng là họ mua mà cứ nói là" đổi "nước.

Bến sông cũng gần chợ, nên đây là chỗ giao lưu của nhiều bạn hàng từ những thôn làng khác đến, cũng là nơi tiển đưa và đón nhận những cô dâu mới, đến hay đi theo chồng khi đám cưới phải di chuyển bằng ghe, tiện con nước xuôi dòng hơn đi đường bộ.

Ban đêm, từ những ghe chưa bán hết hàng còn chờ phiên chợ tới, người trên bến lại được nghe những giọngng hò lãnh lót hay những câu vọng cổ trữ tình.

Chùa Bà Long Thượng nổi tiếng linh thiêng, đến ngày hai mươi tháng giêng hằng năm, ngày cúng bà không riêng gì dân bản xứ, bá tánh từ xa cũng kéo về đông đảo cúng bái, xin xăm, cô bé nhớ có lần ban hội tề mời một gánh hát bội, diễn một màn: một bà rất mập, phải chui qua cái ghế bốn chân, bà nằm nghiêng, ly rượư đặt ở mang tai, mọi người xem đều nín thở, nhưng bà đã lọt qua được một cách tài tình giữa những tiếng pháo tay vang dội của bà con.

Ông gìa bà cả ở đây ai cũng nói nhờ Bà linh thiêng nên mấy mươi năm chinh chiến, không hề có đạn pháo lọt tới vùng nầỵ. Ngày cuối cùng trước khi rời Long Thượng cô bé vô chùa đốt nhang, thành tâm khấn:

-Xin Bà phù hộ cho con mai sau lớn lên, nên người sẽ làm cô giáo và cho con mua lại được căn nhà mà con phải rời xa.

Từ chùa, cô bé qua chợ, chỉ cách vài mươi bứơc, chợ chia làm hai phần: nhà lồng - nơi bán vải vóc, hàng tạp hoá, sau nhà lồng là một nền xi măng cao hơn mặt đất, ở đây bán đủ các thức ăn - ngoài món cháo lòng nổi tiếng , kế bên còn có hàng cháo đậu đỏ nước dừa đơn sơ nhưng ăn kèm với món dưa mắm, cá kho quẹt thì ngon hết biết . Về rau cải tươi, cô thích nhất là món rau càng cua trộn dầu giấm, không biết lên tỉnh thành cô có còn được thưởng thức nữa không.

Kể từ ngày mai, đâu còn những ngày lân la qua tiệm thuốc Bắc của thầy Ba Thao , ông chủ tiệm người Hoa có cái bụng bự như thùng nước lèo hễ mỗi lần cô sang -nếu không vài viên xí muội thì cô cũng có ít trái cà na , một gói trần bì the the, ngọt ngọt.

Cô đâu còn cơ hội kiếm chút tiền riêng bằng cách trưa trưa đọc chuyện Tàu cho bà Năm hàng xóm nữa.

Bà Năm Nồi có biệt danh này là do bà bán nồi, lu, khạp. Bà dữ nổi tiếng, nhưng rất tốt bụng, ai đau ai bệnh cũng tới nhờ bà cạo gió, giác hơi , bà có một cây giống như cây móc tai nhưng đầu bằng, đó là bửu bối của bà dùng để cắt giác, lần nào bà rút cây ra là cô bé ba chân bốn cẳng chạy liền vì không dám nhìn cảnh máu rơi.

Mất nguồn ngoại tệ nầy cũng không đáng buồn lắm, nhưng xa Kim Anh cô bạn nhỏ đã bao năm chia bùi xẻ ngọt với cô. Kim Anh lớn hơn cô hai tuổi, da trắng như trứng gà, còn cô thì nước da bánh ít, nhìn thì tương phản nhưng hai đứa rất ưa nhau. Sắp tới đây, lạ thầy, lạ bạn vậy là cô sẽ lẻ loi khi rời khỏi chốn thân thương nầy.

Chiều hôm ấy, buổi chiều cuối cùng cô được nhìn con sông nước lớn tràn bờ, dòng nước xanh, trong suốt lững lờ, nước ơi, nước chảy về đâu"

Giã biệt từ nay, không còn được ăn trái bần chín, không bao giờ tìm lại được những lần ôm bặp dừa tắm sông, tập hoài kể cả đã mấy lần cho chuồn chuồn cắn rún mà vẫn chưa biết lội .
Còn một điều nữa : Thôi ! Những bài vọng cổ từ chiếc máy quay dĩa của nhà hàng xóm đủ lọai tuồng hát bội, cải lương, hồ quảng mà cô ưa thích, say mê và nghe mãi đến thuộc lòng vở "Cô bán lụa ".

.....Ai mua lụa không
Lụa này là lụa tốt.
Ai có thương hãy mua giùm em...

Câu cuối cùng của vở hát:

-Hởi ơi ! Trong buổi loạn ly chàng đi theo nước .Thiếp cũng nguyện theo chàng cho trọn tấm tình chung.

Lúc ấy cô chỉ biết cô Giang và Nguyễn thái Học qua dĩa hát nầy thôi, chưa được học sử ký về những cuộc cách mạng của các anh hùng dân tộc nhưng hai người đã là thần tượng trong trái tim nhỏ bé của cộ. Cô kính trọng Nguyễn thái Học tuổi trẻ gan dạ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng và thương cảm cô Giang là một anh thư chung thuỷ.

Trong đầu óc non nớt của cô đã cảm thấy thế hệ trẻ phải vươn vai gánh vác, đất nước cần thì sẵn sàng dấn thân dù hy sinh trong danh dự. Có lẽ do ấn tượng tốt đẹp từ hai nhân vật nầy đã ảnh hưởng đến tánh khí của cô nên khi lớn lên cô rất ngang tàng dù trái tim và tâm hồn cô chứa đầy lãng mạn.

Đưa cô ra bến xe, Kim Anh móc hết túi dúi cho cô ba đồng tiền giấy mới tinh, xiết tay cô căn dặn:

- Cho mày hết, để dành mà ăn hàng vì trên tỉnh cái gì cũng mắc lắm .
Ôi ! Cái cảnh biệt ly ! Sao mà buồn quá vậy !

Có một chuyện mà mấy chục năm sau cô mới biết được: ngày cô đi cũng có một người đã lặng lẽ tiển cô mà cô quá vô tình...

Ba mươi năm qua có lần trở về viếng lại chùa Bà, ghé thăm một người bạn cố tri của ba má cô, mới hay bác trai đã qua đời vì biến loạn, chỉ còn bác gái đang giúp việc cho một tiệm may, tay bác vừa luôn những tà áo dài, vừa kể :

- Ngày con đi, nó buồn dữ lắm, đứng nhìn Kim Anh và con quyến luyến, nó muốn chạy theo nhưng không dám. Không biết con có nhìn thấy nó không hay chỉ biết có niềm vui lên tỉnh.Lúc đó con còn nhỏ quá, nên không để ý chuyện nầy : ba con và ba nó thân nhau lắm nên có lần hẹn ước sau nầy sẽ cùng thành xuôi gia, câu chuyện mà người lớn tưởng như nói chơi thôi, ai dè nó ghim trong bụng. Ba năm sau ngày con lên Sài Gòn, có lần hai cha con nó lên nhà con, hôm ấy là chủ nhật,nghe ba con nói con đang đi thăm trường mù do trường GL tổ chức, nên nó không gặp được con. Bác nhớ kỷ như vậy vì chỉ có mấy tháng sau gia đình bác xẩy ra tai biến: 'họ " về bắn chết bác trai, như vậy họ vẫn chưa vừa lòng, mà còn muốn đem nó ra bắn nữa, bác lạy họ không biết bao nhiêu lạy, may sao cũng còn có người can:

-Nó mới mười lăm mười sáu đã biết gì đâu mà giết.

Nhờ vậy mạng nó mới còn đó con ơi ! Từ khi bác trai mất, gia đình bác suy sụp, nó phải nghỉ học đi làm, có một lần nó lại ghé nhà con, nhưng lúc đó con đã lấy chồng mấy tháng, nó buồn dữ lắm nhưng mà biết trách ai đây" Thêm mấy năm thì nó cưới vợ, hai vợ chồng ở tới giờ mà bác vẫn chưa có cháu để ẳm bồng. Nó với con thiệt là không có duyên nợ, nên mấy chục năm con mới về lại một lần mà nó cũng chẳng gặp được con. Bây giờ con xa xứ biết chừng nào mới lại trở về, lần tới con ghé nữa chắc bác cũng không còn đâu con.

Thêm mười năm sau khi cô trở về thì bác gái đã qua đời hai năm trước nhưng lần nấy cô gặp lại "nó".

Tiển cô ra cửa nó cười cười:

-Vì cuộc đời thay đổi, duyên nợ bất thành nếu không thì bây giờ tui cũng có cháu ngoại như "ai ".
Khi xe rời bến, cô bé thấy Kim Anh đưa tay áo quệt nước mắt, phần cô ráng nín khóc để được nhìn lại những hình ảnh thân thương mà không biết bao giờ cô mới tìm lại nữa.

Đến Vỉnh lở - là nơi mỗi năm dòng sông mỗi lấn vào bờ, cô không còn thấy được gì nữa thì nước mắt cô rơị cô cũng nghe có tiếng thút thít, thì ra không phải chỉ có một mình cô mà má cô cũng đang khóc.

Qua ngả tư Phước Lý ,xe quẹo phải chừng hai cây số thì tới ngả ba Tân quý tâỵ TQT, nơi cô đã chào đời. Theo lời má cô kể lại: ngày xưa trong làng ba cô là người có chút chữ nghĩa vì đã được đi học nên tiếng Tây nói ro ro, nhưng vì bà nội mất sớm, ông nội phải cưới vợ nữa, bà nội sau giữ hết tay hòm chìa khóa, lại là người rất dữ dằn nên không cho ba cô đi học tiếp lại bắt ba cô phải đi coi trâu vì bà đã cho người làm nghỉ bớt để khỏi trả tiền cho họ.

Má cô mười sáu tuổi ta đã lấy chồng, bà nội sau thì cay nghiệt, ông nội khó tánh kỷ lưởng, mỗi lần trời mưa ,lá tre rụng đầy sân dính xuống đất, má phải gở từng lá cho sạch hết thì ông nội mới vui lòng. Có lần ông ngoại tới thăm con thấy cảnh má quá khổ cực khổ ông ngoại khóc muốn bắt má về - vì cả nhà bên ngoại tới chín trai mà chỉ có má là con gái nên cưng má lắm. Thời đó mà má cũng được đi học, biết chữ đàng hoàng trong khi các cậu thì lười nên có người hãy còn mù chữ.

Ba má cô phải cùng lạy ông ngoại để xin được tránh cảnh rẻ thúy chia loan. Rồi ba cô xin đi dạy học, má kể lúc ra riêng thì ba má đã có hai đứa con rồi, xách cái túi đệm ra đi, gia đình bốn người mỗi người chỉ có hai bộ quần áo thay đổi, cái chén đôi đũa bà nội cũng chẳng cho đem.

Lúc đó trường tiểu học TQT còn sơ sài chỉ có mấy lớp, nhưng ngoài học trò của vùng TQT trường còn có thêm học sinh từ Hưng Long và vài nơi lân cận, những học trò ở xa phải đi từ sáng sớm xách theo "gà mên" cơm để ăn trưa.

Khi ba má cô tới đây dĩ nhiên là còn nghèo lắm, nghèo đến đổi chưa có cái giường để nằm chỉ trải chiếu ngủ dưới đất. Có lần ba cô bị rít cắn nên mới tạm gở một cánh cửa của lớp học kê đở thay giường.

Tuy có việc làm nhưng mấy tháng đầu thầy giáo chưa kịp lãnh lương cả nhà chỉ ăn cơm với canh hay rau luộc do má cô hái rau dại về chấm nước mắm kho quẹt Học trò cùng phụ huynh thấy gia đình ông thầy khổ quá nên có khi đem tặng thêm cá mắm, trái cây... nhờ vậy mà gia đình cũng lây lất qua ngày.

Trong thời gian nầy do hoàn cành khó khăn thiếu thốn, ba cô lâm bệnh, nhưng quyết lòng không đầu phục bà kế mẫu dù ông đau ốm mà trong nhà không có tiền bạc để lo việc thuốc thang.

Má cô lén nhờ người dắt con trai lớn về tìm ông nội để xin giúp đở .Họ tới nhà vào buổi trưa, không may ông nội chẳng có ở nhà. Bà nội xúc cho anh cô một chén cơm nguội chan nước mắm kho, bảo ăn cho lẹ, rồi hối họ trở về. May sao trên đường ra tới "bờ đắp" họ gặp ông nội đi họp về, biết được sự tình ông móc cho hai đồng bạc là số tiền mà ông chỉ có bấy nhiêu.
Khi còn ở nhà, mỗi khi bà nội lấn lướt ông ba cô bênh vực có phản ứng với bà nên bà để bụng, nay ba cô đi rồi bà nội ăn hiếp ông đủ chuyện ông lâm vào cảnh tiền đong gạo phát.

Sáng nay nhờ đi họp ông mới có chút tiền bỏ túi mà cho cháu bằng không cũng chẳng có một đồng. Ông ôm cháu mà nước mắt rơi lã chã nhưng ông cũng già rồi lại gặp bà vợ quá quắc nên cũng đành phải bó tay.

Hết cơn bỉ cực ba má cô gầy dựng từ đồng lương ít ỏi. Khi ba cô bệnh ,có một phụ huynh tặng ông chai dầu cù là ,chai dầu nầy đã độ ông khi nhức đầu sổ mũi, khi sâu cắn, gai đâm... Từ thời trẻ lúc khó khăn cho tới khi già dù khá giả- không biết vì nhớ kỷ niệm xưa hay hay đã thành cố tật - ông quảng cáo không công :dầu cù là là thánh dược - trong túi ông lúc nào cũng có lọ dầu nầy, nên những người thân quen biết gọi ông là "Thầy Bảy cù là ".
Khi xe tới Bình Chánh, cô bé không hiểu đến bao giờ mình mới được trở về thăm lại chốn xưa.

Đây không phải là lần đầu tiên cô đi Sài Gòn, ngày trước mỗi lần có dịp lên tỉnh - đối với cô thật là trọng đại, cô sửa soạn áo quần giày dép , thao thức cả đêm, mong trời mau sáng để ra bến xe, vui biết bao nhiêu vậy mà hôm nay cô sẽ hòa nhập với đời sống tỉnh thành sao lòng cô buồn nghiến.

Cô nhớ có lần một đoàn xiệc nước Đức qua Sài Gòn ba cô bao xe cho cả nhà đi xem. Đó là lần đầu tiên cô tới Sài Gòn vào buổi tối, đèn màu chiếu sáng cảnh sắc thật đẹp biết bao, hơn nữa cô lại được coi đoàn xiếc nước ngoài biểu diển những màn nhào lộn, đu bay, đi trên dây căng thật cao những diển viên dạy thú dữ cọp voi beo và màn trượt trên băng.. mà ngay khi ở nhà quê trong xinê cô cũng chưa hề được thấy.

Lần đó cô tha hồ "đía" với Kim Anh và các bạn, chuyện có thật vậy mà có đứa còn không tin, dám nói cô là :

- Đồ ba xạọ, cùng lắm thì họ chỉ giỏi hơn mấy đoàn Sơn đông mãi võ thôi, dừng tuởng mầy đựơc lên Sài Gòn rồi thêu dệt.

Chỉ có Kim Anh là say mê lắm nên bắt cô kể đi kể lại nhiều lần Kim Anh nghe hoài mà không chán.Cô mong ước sắp tới cô sẽ để dành tiền để nếu có dịp mà đoàn xiếc tới nữa, cô sẽ mời Kim Anh xem một lần, khởi đầu món tiền dành dụm nầy -là ba đồng của Kim Anh đưa cô kể như hai đứa đều có công bỏ ống.

Căn nhà mà ba cô mướn cũng tạm đủ tiện nghi ở đường NTP, có gác lửng nghe ba cô nói tới một ngàn rưỡi một tháng lận, nhưng so với căn nhà ở quê thì khác nhau xa lắc, nhà trên Sài Gòn cất san sát nhau, nên hai bên không có cửa sổ, mấy ngày đầu cô thấy ngột ngạt quá thêm phần buồn bực, nhớ quê nên cô muốn bệnh luôn.

Dù sao thì cô cũng phải chấp nhận hoàn cảnh hiện tại để sửa soạn bắt đầu cho năm học mới.

Ngày đầu tiên đi học lớp một với cô giáo Lầu cô bé háo hức bao nhiêu thì hôm nay buổi đầu tới trường tiểu học ĐHP cô uể oải bấy nhiêu, không lo sợ nhưng lòng cô không vui vì cô bé chưa biết mình sẽ phải làm gì với những sự việc hoàn toàn mới mẻ... Cô nhớ lời của Kim Anh:

- Lên trển rồi, mầy phải ráng học, không đứng nhất thì cũng không được tuột quá hạng mười, mầy ốm nhách nhỏ con, tao chỉ lo tụi nó sẽ ăn hiếp mày lúc đó đâu còn có tao bên cạnh để mà binh.

Ôi Tấm lòng của Kim Anh, một người bạn quý.
Trước khi lên tỉnh, má cô đã dắt cô tới tiệm may của hai vợ chồng người Bắc, đây là tiệm duy nhất của xã LT đó nha ! Thế là cô có mấy bộ đồ trắng bằng lụa lèo theo kiểu tân thời, má cô nói:

- Ở tỉnh người ta không mặc áo bà ba, mình cũng phải ăn theo thuở ở theo thời, kẻo người ta chê mình nhà quê lên tỉnh.

Đúng là nhà quê lên tỉnh. Câu nầy các bạn cùng lớp đã xì xào ngay khi cô mới bước vô cửa khi thầy Nhân "giáo đầu":

- Hôm nay lớp ta có một người bạn mới được chuyển trường, thầy muốn các con phải giúp đở "trò" nẩy để" trò" khỏi bở ngở vì mới ở tỉnh lên.

Mấy mươi con mắt đều đổ dồn vào cô bé, thật bất ngờ, chính cô cũng không tưởng được : cô nghinh cái mặt lên để chào những người bạn mới.

*****

Sau màn chào hỏi,cô bé được xếp ngồi gần bạn Vân, Vân có nước da trắng xanh vì bị bệnh suyển, Vân là học sinh giỏi của lớp, có lẽ thầy xếp chỗ như vậy vì muốn Vân sẽ giúp cô trong chuyện học hành.

Bề ngoài của hai cô thật là tương phản: một cô nước da trắng xanh vì bệnh, một cô đen vì một thời tắm sông chưa gột đựơc chất bùn, mắt của Vân ướt rượt, còn mắt của cô - mấy bà già ở quê gọi là "con mắt khu tộ" rất tinh anh.

Hôm ấy, thầy cho một bài toán để học trò làm tại lớp, viết đề toán xong trong khi chờ đợi, thầy viết luôn bài học thuộc lòng, để khi làm tóan rồi, học trò sẽ chép sau.

Viết xong thầy xuống chỗ cô bé thấy cô đang lúi húi chép được nửa bài học thuộc lòng, thầy nói:

-Trò có nghe lộn không mà chưa làm toán đã lo chép bài rồi.

-Thưa thầy, toán em đã làm xong.

Câu trả lời nầy không chỉ làm mỗi mình thầy, mà cả lớp cùng đều ngạc nhiên và từ đó bạn bè không dám coi thường con nhỏ nhà quê lên tỉnh nữa.

Trong lớp có bạn tên Đông Đảnh, con nhà giàu, ba của Đảnh là hiệu trưởng một trường tư thục nên Đảnh tánh hơi kiêu, có lần thầy gọi Đảnh lên bảng làm toán. Bài toán hình học có công thức:

Đáy lớn + đáy nhỏ x cao chia hai.

Đảnh quên bài nên lúng túng.

Thầy cười nói:

- Dễ quá mà sao trò không nhớ, chỉ là Đông Đảnh chia hai.

Cả lớp cười rần lên làm Đảnh quê nên giận thầy lâu lắm.
Cô rất thích các môn toán, văn và sử địạ, nhờ chuyên cần mà cô đã đậu vào đệ thất trừơng công cũng không ngờ nhờ có căn bản vững chắc về môn Toán mà sau nầy cô trúng tuyển vào sư phạm thực hiện được mơ ước mơ đã ôm ấp từ thuở thiếu thời.

Thầy Nhân năm ấy đã ngoài năm mươi, trong lúc ông hiệu truởng đi làm bằng xe hơi, các thầy cô khác có Vespa, Honda chỉ có thầy đi dạy bằng cái xe mobylette cũ mèm, ăn mặc đơn giản nhưng gọn gàng.

Thầy thường chơi đánh vũ cầu với học sinh , thấy thầy càng lưu tâm tới cô bé nên các bạn thường xỏ xiên :

-Nó là con nuôi của thầy mà.

Một bài bài học thuộc lòng mà cô nhớ mãi vì cô biết thầy đã gửi gấm cả tâm tình của mình vào đấy.

Cây thông.

Cây thông cằn cỗi
Cành thông xương xương.
Lá thông tỉ mỉ.
Nhưng ai dám liệt thông
Ngang hàng cây cỏ.
Da thông tuy xấu
Nhưng nhựa thông dồi dào
Mình thông tuy già.
Nhưng hồn thông vẫn trẻ.
Có ai nghe tiếng thông reo.
Mà nghe hồn mình như trẻ lại

Quả thầy như một cây thông giữa phồn hoa đô hội.
Riêng cô vẫn nuôi mãi hình ảnh kiêu dũng của những anh hùng xả thân vì nước.

Anh hùng vô danh.

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông.
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh.
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Họ là những anh hùng muôn thuở trước.
Đã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu.
Và làm cho những đất cát hoang vu.
Biến thành một dãy sơn hà gấm vóc.
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách.
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên.
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất.
Thịt cùng xương hòa lẫn với non sông.
Và anh hồn trung với tâm tình chung.
Đã ung đúc thành linh hồn giống Việt

*****

Một hôm thầy đi họp về báo tin cho cả lớp:

-Năm nay trường mình sẽ tổ chức một đêm văn nghệ để gây qũy, địa điểm trình diển là rạp hát Hảo Huê, ngoài những tiết mục do học sinh và giáo viên phụ trách, ông hiệu trưởng còn mướn thêm gánh hát bội diển tuồng "Thần nữ dâng ngủ linh kỳ", lớp của mình sẽ múa bài " Học sinh hành khúc " và đồng hát "Hiệu đoàn ca " vì vậy bây giờ phải tuyển ra mười hai trò để tập hát.

Thế là cô bé có dịp được lên sân khấu, có nhiều bạn ấm ức thì thầm:

-Con nuôi của thầy thì làm sao không đuợc chọn, để coi tới ngày đó, da nó đen thui đánh không "ăn" phấn sẽ đưa cái mặt mốc cho thiên hạ coi.

Có điều tụi nó hong ngờ : tuy cô hong "ăn phấn " nhưng "ăn đèn " dữ lắm Tối nay đêm văn nghệ mở màn lúc tám giờ, do được phụ huynh ủng hộ nên rạp Hảo Huê đầy kín khán giả.

Những màn học sinh trình diển ngoài phần đơn ca ,song ca ,múa còn có màn Kim tự Tháp do các nam sinh xếp thành nhiều tầng rất được hoan nghênh.

Cô Huê là thư ký văn phòng hiệu trửơng cùng một thầy giáo diễn nhac khúc " Thiên thai ", cô Huê bên ngoài không đẹp nhưng lên sân khâu rất ăn đèn, giọng cô thánh thót lại múa rất dẽo khán giả vỗ tay từng chập.

Thầy đóng vai Từ Thức bận bộ đồ sa ten xah ngâm thơ hay lắm, sau nầy thầy thường đóng kịch trên Ti Vi danh hiệu là nghệ sĩ Bắc Sơn. Đó là kỷ niệm của cuối năm thời tiểu học mà cho tớy bây giờ cô vẫn chưa quên.

*****

Năm mười ba mười bốn cô thường đọc tạp chí phổ thông, một lần cô đọc bài "Giáo rừng" người viết rất trẻ, chỉ hai mươi bốn tuổi, buồn cho thân phận của mình khi mới ra trường, nhận nhiệm sở ở U Minh Thượng.

Tác giả vừa thương thân vừa thương học trò nơi heo hút. Cũng là nghề giáo cùng lương bậc mà ngừời may mắn ở phố thị có cơ hội dạy thêm trừơng tư , lên xe xuống ngựa, còn cảnh của giáo rừng thiệt quá tủi thân.

Bấy giờ cô rất thương ông thầy giáo trẻ rừng U Minh Thượng nhưng chỉ là sự cảm xúc của tuổi thơ, mãi mười mấy năm sau, có lần sau năm 1975 - lúc đó cô cũng là cô giáo - trên đường đi Bù Gia Mập thăm chồng đang bị cải taọ trong đêm mưa bão của núi rừng cô mới thấu hiểu hết nổi lòng của thầy giáo trẻ năm xưa, đồng thời cảm thấy mình rất có duyên với những mái trường thân thương dù nơi xứ lạ.
Hè năm ấy khi nhận đươc giấy đi thăm chồng theo lời thư căn dặn của các ông cô cùng vài gia đình khác đồng cảnh ngộ mướn một chiếc xe cam nhông để tất cả lên đường cho có bạn.

Xe đi đến trưa thì bị nằm lộ. Tất cả mọi người đều rất lo lắng nhưng cuối cùng ai nấy phải đem hết đồ xuống đường với hy vọng mong manh sẽ có xe khác đi qua.

Trời về chiều, một cơn mưa như trút nước, mọi người hối hả dở áo mưa, không phải che thân mà để lo bao trùm những gói hàng đã được chuẩn bị công phu khỏi ướt.

Gần tối có một chiêc xe hàng đi ngang người trên xe thấy cảnh họ bị ướt loi ngoi nên thương tình cho quá giang để tìm chỗ trú ẩn qua đêm.

Chạng vạng, xe ngừng lại trước trường tiểu học ở ngả ba Tân Hưng, -gọi là trường vì có bàn ghế cho học trò ngồi và một tấm bảng đen - được dựng sơ sài bằng tre nứa, mái lợp tranh vách ngang lửng không có ngăn phòng lớp nhưng nếu không có mái trường nầy thì mọi ngươì không biết sẽ về đâu trong đêm mưa bão giữa núi rừng.

Tối hôm ấy không ai dám ngủ, còn cô lên cơn sốt, chính giây phút nầy, cô vô cùng thấm thía hai chữ Giáo rừng.

*******

Sáng hôm sau, mọi người lếch thếch lên đường.

Ai cũng tay mang xách nặng, vì tửơng an tòan tới nơi tới chốn nên người nào ít nhất cũng hai túi hàng to để bây giờ không có cách nào di chuyển nổi. May sao nhờ có hai em nhỏ đi rẩy sốt sắng đẳn cho mỗi người một khúc tre làm đòn gánh nhưng cũng không ai gánh nổi.

Có một gia đình ba người: bà mẹ đã bảy mươi ngoài , cháu nội vừa tròn mười tuổi, con dâu cở bốn mươi. Chị cất gánh lên rồi để xuống nước mắt lả chả còn bác thì than thở:

- Tui yếu rồi nên phải ráng đi thăm con một lần sợ không còn thấy mặt.
Tính tới tính lui rồi cũng ra phương cách chót: mỗi cô kê vai gánh một đầu, đi được một khúc thì một cô đứng lại coi hàng, cô kia trở laị để tiếp sức cho những người đơn lẻ.

Trên đừơng đi họ gặp hai bác đã già tóc bạc phơ, bác trai dẩn chiếc xe đạp loại "đòn dong" chất đầy những gói nho nhỏ, bác gái thì phụ đẩy yên sau cũng chở một bao hàng đầy nhóc.

Vì xe đang trên đường leo dốc lại thêm tuổi già, cả hai vừa tháo mồ hôi vừa rơi nứơc mắt. Nhìn cảnh nầy cô không còn nghỉ tới thân mình mà lệ vẫn trào tuôn vì thương lòng biển trời của cha mẹ.

Theo lời hai em nhỏ từ đó vào trại chỉ thỉnh thoảng mới có xe của bộ đội lên xuống chở hàng nên các em nhắc mọi người khi trèo dốc phải ráng đi nhanh vì khi lên dốc tài xế sẽ không ngừng, họ chỉ có thể được cho quá giang khi xuống dốc.

Sau mấy được lên rồi lại xuống xe, tiếp tục đi bộ lốc thốc lếch thếch cuối cùng đoàn người tới nơi thì trời đã hoàng hôn.

Ngày hôm sau trở về đi ngang trường tiểu học, cô nhìn để khắc sâu hình ảnh mái trường đơn sơ nhưng quý hơn lầu đài cao rộng đã cho cô một đêm an toàn nơi đất lạ.

Cô giáo chỉ đi Bù Gia Mập có một lần mà lại ngồi trên xe cam nhông bít bùng lại rời thành phồ từ khuya nên chỉ nhớ : quốc lộ mười ba đi tới Bù Đăng gặp ngả ba Tân Hưng rẻ trái đi sâu vào khoảng mười cây số là tới Bù Gia Mập.

Xe đò chỉ chạy tới Tân Hưng từ đó vào BGM chỉ có xe "lô ca chưn" thôi .Bấy giờ Tân hưng là vùng kinh tế mới còn BGM là nơi mà những người cải tạo đang bị "ủ tờ ".

Nơi đây chỉ toàn là rừng tranh ,tre và lồ ô bạt ngàn chưa người khai phá. Cảnh thiên nhiên rất đẹp nhưng

"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ""

Có ai đã từng nghe qua bài "Tiếng chày trên sóc Bam Bo""

Tất cả chỉ là thi vị hóa. Người dân Bam bo vẫn còn sống với cái gùi muôn thuở trên vai, đàn ông đóng khố, đàn bà vẫn để ngực trần, gùi nặng trên vai là măng rừng đem đổi gạọ.

Không biết sao hôm ấy găp cô trên đường lên dốc có một người dọ hỏi muốn đổi một gùi măng lấy cái " chuối chiên " để che phần ngực rắn chắc đang phô.

Từ đó con dao bào của nhà cô lưỡi bị khuyết hẳn đi do món muối xả ớt khô vì hầu như đàn ông trong đại gia đình : năm người đều bị ăn muối xả dài dài.

Hè lại tới nữa rồi, cô giáo cho học trò nghỉ, phần cô phải dưỡng thương vì bác sĩ nói: do cô từ trước đến giờ cứ cầm cây roi nhịp nhịp nên tay bị mõi, còn chân thì quen "đá giò lái " cũng bị chứng mòn khớp, từ nay hai tư thế nầy không còn xử dụng được nữa, nghe vậy cô buồn thắm thía ...

Giã biệt bạn lòng ơi !
Hôm nay xa cách rồi .
Kỷ niệm ngày xưa nhớ mãi .
Buồn riêng một mình ai .....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.