Hôm nay,  

Cội Nguồn Hạnh Phúc

20/09/200600:00:00(Xem: 5650)

Thế giới có thể đang rơi vào một "cuộc chiến giữa các nền văn minh." Đó là nỗi lo không phải không có cơ sở, sau khi có thông tin rằng tổ chức al-Qaeda tại Iraq thề là sẽ không ngưng các cuộc thánh chiến cho tới khi nào Hồi Giáo tòan thắng trên toàn cầu. Nếu thực sự như thế, dù cuộc thế chiến này có dẫn tới kết quả nào đi nữa, thì sức tàn phá phải cực kỳ kinh khủng, vì nơi đó tất cả các phe đều sẽ đưa tòan bộ vũ khí ra sử dụng…

Trong tình hình này, những tiếng nói mời gọi hòa giải như của Đức Đạt Lai Lạt Ma cực kỳ cần thiết. Nhưng phương pháp ngài đề nghị, như trong buổi nói chuyện tuần trứơc ở Los Angeles, rằng hòa bình nên từ mức độ cá nhân trứơc, rằng hòa bình nên khởi đầu từ các em bé biết lắng nghe lời mẹ dạy, rằng hòa bình là biết tôn trọng các văn hóa dị biệt và các tín ngường khác nhau có khả thi hay không" Đây hiển nhiên là một cuộc tranh luận phức tạp, và đòi hỏi tất cả mọi người, mọi phe liên hệ đề phải lắng nghe và hy sinh.

Tuy nhiên, điều gì cũng không qua nghiệp lực. Chuyện phải xảy ra thì tất phải xảy ra. Cũng như dân tộc Việt Nam một thời bị xô vào cuộc chiến đẫm máu. Điều khó bây giờ cho chúng ta là làm sao mình tự biết cân nhắc để làm điều có lợi nhất cho hòa bình và cho sự cảm thông giữa con người.

Ngồi trong số khán giả tham dự buổi nói chuyện trứơc công chúng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuần qua, tại hội trừơng Gibson ở Los Angeles, toàn thân tôi đã rung chuyển theo từng lời ngày nói, rằng hòa bình phải khởi từ từng cá nhân một, khởi từ em bé sơ sinh biết thâm cảm và lắng nghe lời mẹ dạy… Các lời dạy này chỉ có trẻ em mới tin ngay tức khắc, vì chỉ có trẻ em mới còn giữ tâm hồn thơ mộng như thế, rung động ngay với các giao cảm giữa mẹ và con, và rồi xa hơn là giữa người với người.

Vậy đó, vậy mà trứơc kia thế giới một thời tin rằng hòa bình phải từ nòng súng, phải có một bên thắng với một bên thua, với những người chỉ muốn buộc người khác lắng nghe mà mình không chịu nghe… Tôi nhìn thấy trứơc mắt tôi là một vị Phật sống, người hiện thân cho kho tàng giáo pháp nhà Phật. Không phải riêng là lời nói, nhưng từng cử chỉ của ngài cũng đều mang theo những pháp ấn cực kỳ đơn giản và ẩn mật. Tôi tin rằng phải có những cơ duyên trăm kiếp nghìn đời mới được ngồi nghe ngài Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện như thế. Tiếng Anh của ngài nói có chút giọng Châu Á, với đôi mắt tinh anh và tiếng cười chuyên chở những niềm vui từ suối nguồn từ bi  -- bài nói chuyện có chủ đề “Từ Bi: Suối Nguồn của Hạnh Phúc.”

Và khi một khán giả hỏi thế nào là hạnh phúc, ngài trả lời đơn giản rằng hạnh phúc là khi tâm bình lặng, khi tâm an tỉnh... Đây là Kinh Pháp Cú của nhà Phật, nhưng thực sự cũng là cội nguồn bản tánh của con người, không thuộc sở hữu riêng của tôn giaó này..

Mọi chuyện hình như đều tiền định, theo các bứơc đi khó hiểu của nghiệp lực. Nếu Trung Quốc không chiếm Tây Tạng, hẳn nhiên là ngài và hàng ngàn vị sư lạt ma sẽ không có cơ duyên đi khắp thế giới như hiện nay để thuyết pháp, sẽ không có cơ may để đưa kho tàng Phật Giáo Tây Tạng đi thật xa như hiện na" Nhưng cái giá cũng thật là lớn, nền văn hóa độc đáo của Tây Tạng tại quê nhà đang bị biến dạng, và dân tộc của ngài sẽ bị đồng hóa…

Nhìn về trừơng hợp Việt Nam cũng có những điều khó hiểu của lịch sử. Nếu cuộc chiến VN kéo dài thêm vài năm, sẽ có thêm nhiều người trong chúng ta tử trận, và chưa chắc gì tôi còn sống để hôm nay ngồi viết những dòng này. Nhìn xa thêm, nếu Bắc Quân (CSVN) thua trận chứ không phải Nam Quân (VNCH) thua, thì chính thể dân chủ đa nguyên sẽ hình thành, dân tộc sẽ sống hòa giải nhân đạo hơn, và đất nứơc có thể đã giàu mạnh hơn… tương tự như các nước đã bị đánh bại bởi Hoa Kỳ như Đức, Nhật, Ý đều có các cơ may giúp đỡ tái thiết hậu chiến. Nhưng như thế sẽ không thể có cơ duyên 3 triệu người Việt bỏ chạy ra nứơc ngòai để học các nền văn minh đa dạng khác như hiện nay… Và hẳn là sẽ không có cơ hội để tôi ngồi trong hội trừơng Gibson và lắng nghe ngài Đạt Lai Lạt Ma như tuần qua. Cũng như trong vài năm trứơc, tôi cũng cơ may gặp ngài khi ngài tới thăm Quận Cam, và cũng từng tới thăm tòa sọan Việt Báo.

Nếu không như thế, cơ hội gặp ngài nếu may mắn có, hẳn là phải ở nơi khác, trừơng hợp khác, và có thể là ở một kiếp khác. Tôi đã chợt nghĩ như thế, khi ngồi trứơc mặt ngài, và khi nhớ tới trừơng hợp của cố Thiền Sư Nhẫn Tế, vị thầy của người thầy dạy Thiền cho tôi ở VN, đã đi từ VN sang Tây Tạng thời thập niên 1940s để tìm học đạo. Nhưng con đường học đạo cực kỳ gian nan, không dễ gì một kiếp mà gặp, mà học…. (Tiểu sử và chuyến đi của Thiền Sư Nhẫn Tế ghi sơ lược nơi đây: http://www.thuvienhoasen.org/lntt-01-00.htm)

Một điều cực kỳ hy hữu là, tuy làm cho nhiều người rung động như thế, ngài Đạt Lai Lạt Ma vẫn tự nhận là một vị sư đơn giản. Thậm chí, ngài cũng không thuyết phục ai phải rời bỏ các tôn giáo khác…

Bản tin AFP ngày 31-12-2000 ghi lời ngài nói với tuần báo Thụy Sĩ Dimanche là: “Trên hết, chúng ta đừng nên tìm cách cải đạo lẫn nhau..” (Above all, let us not try to convert one another...) Được hỏi về làn sóng say mê Phật Giaó hiện nay ở Pháp, ngài đáp, “Tôi tin rằng người Pháp, những người theo Ky Tô Giáo bởi văn hóa và truyền thống, nên vẫn giữ đạo Ky Tô. Gắn bó với giá trị truyền thống riêng của bạn vẫn tốt hơn... Chỉ nếu, sau khi suy nghiệm chín chắn, bạn tin rằng Đaọ Phật có thể đáp ứng cho bạn nhiều hơn Đạo Ky Tô, thì bạn mới nên trở thành Phật Tử.” ("I believe that the French, who are Christian by culture and ancestry, should remain Christian. It is better to stick to your own traditional values.... It is only if, after mature reflection, you believe that Buddhism could offer you more than Christianity, that you should become a Buddhist.")

Một điều cũng chỉ xảy ra với Đức Đạt Lai Lạt Ma: ngài đã tới thăm nhiều thánh địa các tôn giaó khác, điều mà các giaó chủ các tôn giaó khác không bao giờ làm. Ngaì từng tới thăm  Jerusalem, Lourdes (ở Nam Pháp Quốc), Fatima (ở Bồ Đào Nha)... Ngài cũng “thường xuyên thách thức các vị sư của ngài tìm cảm hứng từ các gương tu hành của St. Francis of Assisi và Mother Teresa of Calcutt"”

Tại sao ngài khiêm cung như thế" Có phải một vị Phật sống thì phaỉ như thế"

Chưa hết. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng từng đích thân tới thăm các vị giaó chủ các tôn giáo khác. Ngài đã từng gặp Đức Giáo Hoàng Paul VI ở Vatican năm 1973, và gặp Đức Giáo Hoàng John Paul IÌ các năm 1980, 1982, 1986 và 1988.

Năm 1981, ngài gặp Giáo Chủ Anh Giaó là Tiến Sĩ Robert Runcie, tức Tổng Giám Mục Tổng Giaó Phận Canterbury, ở London...

Và ngaì tới gặp, tự nhiên như sông chảy ra biển... mà không hề thắc mắc vì sao các giáo chủ khác không tới tận Dharamsala để gặp ngà" Mà cũng không hề thắc mắc vì sao các giáo chủ khác không tới thăm các thánh địa Phật Giáo như ngài vẫn tới thăm các thánh địa các đạo khác.

Trong tâm ngài là vô phân biệt, nơi đó chỉ có bình đẳng giữa mọi người, không phân biệt màu da, cao thấp, qúôc tịch, giai cấp, giaù nghèo..

Hôm đó, một người bạn tình cờ gặp, cũng là một dịch giả về Phật Học, nói rằng điều khó nhất trong Bảy Điểm Luyện Tâm là luôn luôn thấy mình thấp hơn người khác, dù đang ở nơi đâu với bất kỳ ai..

Chỉ có tâm thức như thế mới gỡ được cái nghiệp chiến tranh của nhân loại -- khi mọi người cùng biết lắng nghe, đôi thoại..

Và từ căn bản nhất, biết lắng nghe từ những bà mẹ từ khi chúng ta còn thơ dại... vì đó là lời của hoà bình, của yêu thương, của từ bi..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.