Hôm nay,  

Những Điều Cần Biết Sau Khi Có Quy Chế Thường Trú

22/03/200300:00:00(Xem: 3971)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhầm mục đích thông báo các tin tức thời liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Những điều cần biết sau khi có quy chế thường trú.
Người ngoại quốc có thể thụ đ¡c quy chế thường trú tại Hoa Kỳ qua nhiều phương thức: có thể do thân nhân bảo lãnh di dân, có thể do kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, hoặc có thể do điều chỉnh quy chế từ diện công nhân viên, hoặc từ diện đầu tư kinh doanh.
Nếu thụ đ¡c quy chế thường trú do kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, thì đương sự được cấp quy chế thường trú có điều kiện (conditional residency) nếu khi cấp quy chế thường trú đương sự kết hôn chưa được hai năm.
Những người nào thuộc trường hợp này thì quy chế thường trú sẽ hết hạn trong hai năm và không được tiếp tục lưu trú tại Hoa Kỳ nữa trừ phi đương sự được Sở Di Trú chấp thuận rút bỏ tình trạng có điều kiện và cấp một thẻ xanh mới có giá trị thường trực. Đơn xin rút bỏ tình trạng thường trú có điều kiện ( Petition to Remove Conditions on Permanent Residency) phải được gởi Sở Di Trú trong thời gian 90 ngày trước khi hết hạn hai năm.
Để biết thẻ xanh của mình thuộc loại thường trực hay thuộc loại có điều kiện thì xem trên thẻ xanh nếu thấy có ngày hết hạn trong hai năm tức là quy chế thường trú có điều kiện, còn nếu thấy ngày hết hạn trong 10 năm tức là quy chế thường trú có tính cách thường trực.
Trách nhiệm và quyền hạn của thường trú nhân:
Một thường trú nhân có quyền được cư ngụ thường trực trên đất nước Hoa Kỳ, được làm việc để có lợi tức, ngoại trừ làm việc cho một vài loại cơ quan ( thí dụ như cơ quan có tính cách quốc phòng). Thường trú nhân có hầu hết những quyền lợi của một công dân Hoa Kỳ, trừ một vài lãnh vực như quyền bầu cử. Về điểm này xin lưu ý là nếu một thường trú nhân tri tình gian lận để bỏ phiếu bầu cử cho một giới chức nào đó, thì đương sự có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Ngoài ra, nếu phạm trọng tội ( kể cả một vài khinh tội ) một thường trú nhân cũng có thể bị trục xuất.
Về trách nhiệm, thường trú nhân phải đóng thuế, và nếu là phái nam ở trong hạn tuổi từ 18 đến 25 đương sự phải ghi danh vào Sở Quân Dịch. Nếu thiếu sót bổn phận này, đương sự có thể bị từ chối cho nhập tịch, không kể những chế tài khác.
Đi ra nước ngoài:
Một thường trú nhân đi ra nước ngoài không cần phải xin chiếu khán (visa) khi trở lại Hoa Kỳ. Đương sự có thẻ trở lại Hoa Kỳ bằng Sổ Hộ Chiếu ( Passport ) trên đó có đóng dấu thường trú ( con dấu I-551) chưa hết hạn, hoặc Sổ Hộ Chiếu và thẻ xanh của mình. Nếu thời hạn lưu trú ở nước ngoài từ một đến 2 năm thì đương sự phải xin giấy phép tái nhập (re-entry permit).

Khi nhập cảnh theo diện di dân thì khi đến phi cảng nhập khẩu Hoa Kỳ, thanh tra di trú sẽ đóng dấu thường trú (I-551) trên Sổ Hộ Chiếu của đương sự. Sau khi đến Hoa Kỳ khoảng vài tuần đến vài tháng thì đương sự sẽ nhận được thẻ xanh. Nếu không nhận được thẻ xanh, đương sự phải đến Sở Di Trú địa phương nộp đơn xin gia hạn quy chế thường trú (I-551) trước ngày hết hạn ghi trên con dấu thường trú. Sở Di Trú sẽ đóng dấu gia hạn đồng thời yêu cầu cơ quan làm thẻ xanh xúc tiến việc gởi thẻ xanh cho đương sự.
Từ bỏ quy chế thường trú:
Nếu lưu trú ở nước ngoài một thời gian quá lâu, một thường trú nhân có thể bị xem như tự ý từ bỏ quy chế thường trú của mình và không thể trở lại Hoa Kỳ. Trước đây Văn Phòng RMI đã có riêng một bài nói chi tiết về trường hợp bị xem như tự ý từ bỏ quy chế thường trú và các phương thức để xin tái lập lại quy chế thường trú đã bị mất.
Cái thẻ xanh:
Trong thập niên 1950, thẻ quy chế thường trú có màu xanh nên được gọi là thẻ xanh cho tiện và tên gọi thẻ xanh dính liền luôn với thẻ này, mặc dù hiện nay thẻ này không còn màu xanh nữa. Con dấu thường trú (I-551) đóng trên Sổ Hộ Chiếu có giá trị tương đương với cái thẻ xanh thật sự. Hai cái này chỉ khác nhau ở chổ con dấu thường trú có giá trị trong một năm và nếu không nhận được thẻ xanh thì phải xin gia hạn trước ngày nó hết hạn, còn thẻ xanh có thời hạn là hai năm (nếu là thẻ xanh có điều kiện) và thời hạn 10 năm ( nếu là thẻ xanh thực thụ).
Các bạn không bị mất quy chế thường trú nếu con dấu I-551 hoặc thẻ xanh bị hết hạn. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn có thể bị thiếu sót chứng minh hợp pháp về tình trạng thường trú. Do đó tốt hơn hết là nên lưu ý kịp thời xin gia hạn quy chế thường trú trước khi nó hết hạn.
Ngoài ra thẻ xanh hoặc con dấu thường trú (I-551) cũng cần thiết trong việc xin số An Sinh Xã Hội và bằng lái xe.
Phần Giải Đáp Thắc Mắc:
Câu hỏi 1: Tôi là một thường trú nhân thực thụ, muốn bảo lãnh cho vợ từ Việt Nam có cần đợi đến khi nhập tịch Hoa Kỳ rồi hãy lập thủ tục hay không"
Đáp 1: Sau khi thiết lập giấy hôn thú, nếu bạn chưa nộp hồ sơ xin nhập tịch, hay chưa được gọi đi phỏng vấn, bạn nên lập thủ tục bảo lãnh vợ với tư cách là một thường trú nhân. Sau khi nhập tịch bạn sẽ nâng cấp hồ sơ nhanh chóng hơn.
Câu hỏi 2: Tôi đã nộp đơn xin rút bỏ điều kiện trên thẻ xanh ngắn hạn (2 năm) của tôi, nhưng không mấy hy vọng được chấp thuận vì tôi và chồng đã ly dị trước đó. Xin cho biết tôi có cần xin một thẻ xanh khác dựa vào người chồng mới, là công dân Hoa Kỳ hay không"
Đáp 2: Bạn không nên có hai hồ sơ mở với sở di trú cùng một thời điểm. Vì vậy, bạn chỉ nên lập hồ sơ xin một thẻ xanh khác khi đã có quyết định chung cuộc của sở di trú về hồ sơ đã nộp trước đó.
Quý đọc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dỏi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mổi tối thứ tư từ 7:00 pm, thứ ba và thứ sáu từ 6:00 pm, Chúa Nhật từ 11:30am, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM . Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento: (916) 393-3388 qua E-mail: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.