Hôm nay,  

Tướng Kỳ Sắp Dẫn 1 Phái Đoàn Doanh Gia Việt Kiều Về Vn

26/10/200200:00:00(Xem: 4228)
SANTA ANA (VB) - Cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ sắp về Việt Nam với một nhóm doanh gia đầu tư từ hải ngoại theo lời mời của nhà nước Hà Nội.
Bản tin dưới đây dịch và tóm lược theo báo Asia Inc., một tạp chí Anh Ngữ về kinh doanh tại Á Châu, số tháng 9. Bài viết và phỏng vấn Tướng Kỳ được thực hiện bởi phóng viên vùng Châu Mỹ David DeVoss của báo này. Việt Báo không có lời bình luận nào.
Nhan đề bài baó là “Welcome Back!” (Đón Mừng Trở Lại!).
Hồi tháng 6 năm 1965, Nam VN bên mép bờ vô chính phủ. Từ sau vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm 20 tháng trước, VNCH trải qua 3 cú đảo chánh, 4 cuộc đảo chánh thất bại và 19 nội các chính phủ. Tuyệt vọng, các tướng lãnh bèn mời Tướng Nguyễn Cao Kỳ lên trở thành Thủ Tướng trẻ nhất của VN.
Tướng Kỳ vẫn tiếp tục các chuyến bay tác chiến, ngay cả sau khi được gắn thêm ngôi sao thứ nhì lên cầu vai. Những câu chuyện về ông phả đầy muì rượu mạnh và nhan sắc giai nhân.
Mặc dù mới vào chính trị, Tướng Kỳ vẫn lanh lợi trong việc chia sẻ quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
Sau 2 năm nắm quyền, Tướng Kỳ được Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson yêu cầu mở tuyển cửa toàn quốc, và ông ưng thuận cho bầu cử tháng 9-1967, và dưới áp lực các tướng đã ra ứng cử làm Phó Tổng Thống cho Tướng Thiệu. Liên danh 2 Tướng này thắng dễ dàng cuộc bầu cử đầu tiên (không gian lận) của VNCH, nhưng hợp tác giữa họ mau chóng tan biến sau khi thắng cử và Tướng Kỳ bị bỏ quên trong 4 năm kế tiếp.
Tướng Kỳ rời chính trị để trồng trọt bắp và đậu nành. Khi Hà Nội tung ra đợt tấn công cuối cùng vào tháng 3-1975, Tướng Kỳ trở về Sài Gòn và nói là ông sẽ ngăn chận làn sóng cộng sản nếu Tướng Thiệu giao cho ông 2 tiểu đoàn nhảy dù và một số không trợ. Tướng Thiệu từ chối.
Miền Nam sắp sụp đổ, Tướng Thiệu bàn giao chức Tổng Thống và bay qua Đài Loan. Tướng Kỳ tìm cách huy động lực lượng binh sĩ còn lại, nhưng thất bại. Ngày 29-4-1975, một ngày sau khi vợ và gia đình rời VN, Tướng Kỳ và 15 sĩ quan Không Quân bay trực thăng tới tàu chiến Mỹ USS Midway ngoaì Biển Đông.
Đầu năm tới, Tướng Kỳ sẽ về Việt Nam. Tướng Kỳ, bây giờ 73 tuổi, nhưng còn năng động, nói là ông về quê nhà với điều kiện riêng, như 1 khách mời của chính phủ CS, “không phải như 1 du khách.”
Chuẩn bị nhiều năm rồi, chuyến đi của Tướng Kỳ sẽ là sản phẩm của các cuộc nói chuyện cửa sau, trong đó nối dài tới Bộ Chính Trị CSVN. Hà Nội hy vọng chuyến đi thành công sẽ thuyết phục Việt Kiều về quê nhà, ôm theo tiền và tài năng.
Hỏi (của Asia Inc): Làm sao ông có giấy phép làm chuyến về VN lần đầu sau 23 năm" (Ghi Chú: Tòa soạn Asia Inc. nhầm lẫn, đúng ra là sau 28 năm mới đúng.)
Đáp (của Tướng Kỳ): Khi Đỗ Mười là Tổng Bí Thư, ông ta nói về việc mời tôi về, nhưng chỉ là nói thôi. Bây giờ họ thấy cần đón tôi về. Tôi luôn luôn nói là tôi sẽ về nếu chuyến đi giúp được cho đất nước. Tôi sẽ đi cùng nhiều doanh gia, trong đó nhiều người có khả năng đầu tư.
H: Trong các năm sau cuộc chiến, ông điều hành 1 tiệm tạp hóa ở California và 1 tàu lưới tôm ở Louisiana. Ông đang làm loại kinh doanh nào bây giờ"
Đ: Hầu hết là xây cất địa ốc Á Châu. Các bạn tôi, những người có các dự án xây cất, hỏi tôi xem có giới thiệu được tới những người có thể giúp. Cho nên tôi dàn dựng giới thiệu, để họ gặp đúng người đúng việc. Vợ tôi, Le Kim Nicole, biết hết mọi chi tiết. Tôi chỉ giới thiệu thôi.
H: Trở ngại nào lớn nhất cho đầu tư nước ngoài ở VN"
Đ: Chính phủ hiện thời. Những người giỏi nghề bắn súng hiếm khi làm kinh tế giỏi. Moị người đang nhìn vào thế hệ kế tiếp xem có 1 Đặng Tiểu Bình VN không. Nhưng nếu thế hệ kế tiếp muốn 1 đất nước thịnh vượng, th2i cần giúp từ bên ngoài, đặc biệt từ các Việt Kiều trẻ. Trong 30 năm qua, dân tộc chúng tôi đã học nhiều từ thế giới bên ngoài. Cách duy nhất để biến VN thành 1 con rồng là kết hợp kiến thức này. Sự trở về của thế hệ của tôi và, quan trọng hơn, sự trở về của Việt Kiều trẻ sẽ mở ra 1 chương mới.

H: Ông không thể mong đợi người Mỹ gốc Việt có việc làm tốt và đời sống an toàn trở về 1 nước đang phát triển, nơi họ bị xem là kẻ ngoài lề"
Đ: Có 2 triệu người Việt ở nước Mỹ. Người trẻ không nghĩ hay nói như thế hệ của tôi, nhưng họ nói là họ yêu quê hương. Không, tôi không mong 1 bác sĩ gốc Việt kiếm 200,000 đô la/năm ở Mỹ sẽ bỏ việc và về VN. Nhưng có thể anh ta về 1 tháng mỗi năm để làm việc, và đôi khi góp tiền cho quỹ từ thiện VN. Bạn không cần tất cả mọi người trẻ về VN. Chỉ cần 15 doanh gia tài năng có thể biến đổi cả 1 đất nước.
H: Có loại đầu tư nào tại VN bây giờ cho mức lời chấp nhận được"
Đ: Du lịch nên ưu tiên. VN là 1 nước nhiều cảnh đẹp, và không như Singapore, Hồng Kông và Tokyo, vật giá VN rất rẻ. Giá mới là vấn đề, đặc biệt cho các tour tập thể đi Châu Á. Hiển nhiên không cần tiếp thị gì nhiều về các điểm du lịch ở VN. VN có các bờ biển đẹp, nhưng chính phủ cứ nghĩ là 1 bảo tàng viện tội ác chiến tranh mới hấp dẫn du khách. Hà Nội nên chiêu dụ 1 triệu người Mỹ từng tham chiến VN. Hầu hết bây giờ giữ các chức giám đốc và đều có gia đình. Tôi đan1h cá là hàng ngàn người Mỹ mong muốn dẫn các con trai của họ tới VN để chỉ các căn cứ mà 30 năm trước, họ đã chiến đấu 1 cuộc chiến nhỏ nhắn và nhơ bẩn. Một chuyện khác: tahy vì tính tiền khi làm visa cho du khách, sao không miễn phí luôn đi" Chính phủ phải làm thật dễ dàng cho người ta vào mà xài tiền.
H: Lĩnh vực nào khác hứa hẹn nữa"
Đ: Giaó dục là 1 cơ hội khác. Các đại học ASEAN nên mở chi nhánh ở VN.
H: Mười lăm năm trước, 1 người VN tị nạn mà đòi hòa giải thì sẽ bị chống đối. Thế cộng đồng Little Saigon ở Nam Cali có ủng hộ giải pháp này"
Đ: Trước kia thì có chống cộng cực đoan, nhưng bây giờ thì những người chống cộng chẳng là gì cả. (Nguyên văn câu nói của Tướng Kỳ: There used to be fanatic anti-communism, but today the anti-communists are nothing.) Nixon đã nói về ‘đa số thầm lặng’ của Hoa Kỳ. Vâng, cộng đồng tị nạn VN cũng có 1 ‘đa số thầm lặng’ như thế. Trong nhiều thập niên, tôi nói với người ta hãy quên cuộc chiến đi, và hãy nghĩ tới hòa giải. Điều duy nhất người Mỹ gốc Việt muốn chỉ là 1 nước VN dân chủ, thịnh vượng.
H: Kinh tế cải thiện có thể tăng tốc cải tổ dân chủ được không"
Đ: Tuyệt đối chứ. Hãy nhìn Thái Lan, Đài Loan và Nam Hàn. Mới 40 năm trước, các nước này có hệ thống độc đảng. Tại Đài Loan, nếu bạn không phải Quốc Dân Đảng, thì là tiêu rồi. Cũng không hề có tự do chính trị thời Park Chung Hee ở Nam Hàn hay thời Sarit Thanarat ở Thái Lan. Nhưng trong cac1 nước này, các nhà độc tài dùng quyền lực của họ để xây dựng đất nước. Họ cải thiện giaó dục và giữ giá lương thực thấp để giai cấp trung lưu không lệ thuộc chính phủ. Một giai cấp trung lưu làm ra tiền không lệ thuộc vaò nhà nước. Bây giờ dân các nước này có quyền tự quyết định đời họ.
H: Mô hình phát triển nào VN nên theo"
Đ: VN nên theo mô hình Trung Quốc. Nếu tôi lãnh đạo VN, tôi sẽ nói với Bắc Kinh là tôi chịu làm đàn em. Mỗi năm một lần, tôi sẽ bay tới Bắc Kinh để triều cống quà cáp cho Thiên Tử. Nhưng tôi sẽ không bao giờ chịu làm tỉnh lẻ cho Trung Quốc. Nếu TQ đòi như thế, thì tôi sẽ đi tới 1 người đàn anh khác, đó là Mỹ.
H: Thoạt tiên ông điều hành 1 quốc gia, rồi 1 tiệm tạp hóa. Bây giờ ông sắp về VN. Hình ảnh nào đáng nhớ nhất trong đời tị nạn của ông ở Mỹ"
Đ: Tôi bước vào một đại l1y xe Cadillac tại Fairfax, Virginia. Ông ta nhận ra tôi và nói tôi có thể lấy chiếc Coupe DeVille lái thử. Tôi lái vòng vòng, lúc đó mặc 1 quần short và 1 áo thung cũ mèm , thì 1 cảnh sát đi xe gắn máy chận lại vì chiếc xe không bảng số. Tôi thì trông khả nghi lắm và cũng không thể nhớ tên đường mà tôi đang cư trú. Ông ta hỏi, “Ông bây giờ đang làm việc gì"”
Tôi đáp ông ta, “Không. Không làm gì cả.”
Ông ta hỏi, “Thế ông từng làm loại công việc gì"”
Tôi đáp, rằng tôi một thời là Thủ Tướng của Việt Nam.
Độc giả nào dùng Internet có thể đọc bản Anh ngữ ở địa chỉ:
http://www.asia-inc.com/printarticle.php"articleID=2289

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.