Hôm nay,  

Đường Bộ Đà Nẵng-huế Tái Lập

10/11/199900:00:00(Xem: 5639)
Dưới đây là bản tin nhà nước về tình hình bão lụt.
Lúc 9 giờ 10 phút ngày 8-11, đoạn đường bị lũ cắt đứt tại km 902+300 (phía bắc đèo Hải Vân) đã được Tổng công ty công trình giao thông 5, khu quản lý đường bộ 5 ngày đêm thi công trong mưa gió, bằng dầm cầu quân dụng ben- lây dài 100m, chính thức thông xe đường Đà Nẵng - Huế. Ngay sau khi thông xe, đoàn xe hàng trăm chiếc do những xe chở hàng cứu trợ đồng bào Thừa Thiên-Huế dẫn đầu đã vượt qua cầu tạm.
Trước đó, gần một tuần qua, công nhân các công ty 512, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Quảng Nam - Đà Nẵng, Công ty cơ khí và xây dựng Tổng công trình giao thông 5, đoàn Công binh H70 cũng đã ngày đêm san ủi hơn 100 nghìn m3 đất đá đưa hơn mười nghìn chiếc rọ đá để khôi phục các đoạn sạt lở nặng do lũ quét ăn vào hơn nửa mặt đường nhựa ở km 905+600, 906+900 phía nam đèo Hải Vân để kịp thời thông xe. Sau gần một tuần ách tắc đường, các loại xe có trọng tải dưới mười tấn qua lại được trên đèo Hải Vân.
Về thiệt hại tại Thừa Thiên trong trận lũ lụt lớn vừa qua được báo VN ghi nhận như sau: Hầu hết các xã, phường của tỉnh Thừa Thiên-Huế ngập lụt. Trong đó có 139 xã, phường với 212 nghìn 299 hộ dân và 192 cơ sở y tế bị ngập sâu từ 1,5 đến 4m. Theo số liệu thống kê bước đầu của ủy ban nhân dân tỉnh, đã có 307 người chết, 61 người mất tích. Hầu hết gia súc, gia cầm trong tỉnh bị chết thối rữa nằm trong nhà, quanh vườn, treo trên hàng rào, ngọn cây, trôi bồng bềnh trên các dòng sông... cộng với bùn bồi lấp dày 0,3-0,7 m nhão nhoét gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Về giao thông, tính tới ngày 8-11, tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra cho đường sắt trên địa bàn Miền trung ước tính khoảng 31 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng hư hỏng nghiêm trọng trên chiều dài hàng trăm km thuộc tuyến bắc-nam. Rất nhiều đoạn đường sắt bị trôi từ 25 đến 50m. Một số cầu cống, hầm hư hỏng nặng, như hầm số 6 (km 725+157) đất sụt vào đường 300m3, hầm số 7 (km 732+995) đất lấp từ cửa phía bắc đến chòi chắn khoảng 30 nghìn m3... Cho tới ngày 7-11, khi mực nước ngập đã hạ thấp thì một số khu đoạn lại bị ảnh hưởng cho nước rút, cuốn trôi đá, trôi nền đường từ 12 m đến 82m, sâu 2-5m, như km 550+140 - 550+222, 550+505 - 550+517... Do ảnh hưởng của bão lụt, 35 toa xe chở 940 tấn hàng đã tắc lại ở các ga Đông Hà, Quảng Trị, Mỹ Chánh... Ngành đường sắt đã lo về ăn ở cho 1,000 hành khách trên bốn đoàn tàu bị tắc lại các ga Đà Nẵng, Thừa Lưu, trong đó có 16 nghìn suất ăn không thu tiền trị giá 200 triệu đồng...
Để kịp thời cứu chữa và giảm đến mức thấp nhất hậu quả bão lụt, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã thành lập hai đoàn khôi phục từ hai mũi: phía nam, từ Hải Vân đến Quảng Ngãi; phía bắc từ Hải Vân đến Quảng Bình. 265 xe chở hàng nghìn m3 đá, vật tư thiết bị và 2.500 công nhân ở các xí nghiệp: Liên hợp công trình đường sông, các Xí nghiệp đường sông Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Trị Thiên, Quảng Bình, TTTH Đà Nẵng,... đã được khẩn cấp đưa đến các điểm cần cứu chữa…

Cho tới 22 giờ 30 phút ngày 7-11 đã thông xe từ Sài Gòn đến Thừa Lưu.
Sáng 8-11, phía Nam đã thông tới ga Đà Nẵng và phía bắc đã thông đến Đông Hà. Số hành khách nằm lại ở hai ga Đà Nẵng và Thừa Lưu sẽ được chuyển tiếp bằng chuyến tàu sớm nhất. Dự kiến, 8-11 thông xe đoạn đường km 550; ngày 9-11 thông xe cầu Bạch Hổ (km 687+300); ngày 10-11 thông xe đoạn km 670+800 (Văn Xá), 633+400-600 (Quảng Trị-Diên Sanh); ngày 11-11 thông xe km 692+466 (Huế-Hương Thủy), km 705+900, 707+910 (Hương Thủy - Truồi); ngày 16-11 hoàn thành nốt hầm số 7 (Cầu Hai - Thừa Lưu) và thông xe toàn tuyến. Ngày 7-11, 70 tấn hàng đầu tiên gồm thuốc men, mì tôm... của tổ chức nhân đạo quốc tế đã được ngành đường sắt chuyên chở tới đồng bào tỉnh Quảng Trị.


Theo thống kê bước đầu, tính đến ngày 8-11, tại các tỉnh miền Trung bị mưa lũ có hơn 63 nghìn ha lúa, 24 nghìn ha màu bị ngập và hư hại, hơn 5.000 tấn thóc giống bị ướt, trôi; hàng nghìn trâu bò chết. Theo Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CSVN), để giúp các tỉnh miền trung có thể tiếp tục gieo cấy lúa vụ đông xuân tới (khoảng hơn 200 nghìn ha lúa) sẽ cần 25 nghìn tấn lúa giống. Nhưng hiện nay, nguồn dự trữ quốc gia chỉ có 400 tấn lúa giống và 25 tấn ngô giống. Vì vậy, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm CSVN đã phải liên lạc các tỉnh phía Bắc và chuẩn bị khoảng 4,000 tấn lúa giống, sẵn sàng cung ứng giúp các tỉnh miền Trung khôi phục sản xuất nông nghiệp. Theo lịch thời vụ gieo cấy vụ đông xuân ở các tỉnh miền trung sẽ kết thúc gieo sạ vào khoảng giữa tháng 12.
Chúng tôi (phóng viên nhà nước) đã gặp ông Võ Lộc ở thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong. Hôm đê vỡ, cuốn trôi nhiều nhà và tạo thành những dòng nước xiết giữa các khu dân cư, ông Võ Lộc là một trong hai người với chiếc thuyền nhỏ đã lao vào dòng nước xiết đến từng nhà cứu người mắc kẹt.
Liên tiếp 3-4 ngày nước lớn, chính ông đã đội mưa, vượt lũ bơi thuyền, tình nguyện đưa hàng cứu trợ đến từng bà con. Ở thôn An Thơ, xã Hải Hòa, ông Nguyễn Đình cũng một mình cứu thoát 20 gia đình khỏi dòng lũ xiết. ở thôn Lương Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, có anh Nguyễn Hiến làm đại lý xi-măng. Đêm ấy nước lên to, anh Hiến trở dậy định đưa xi-măng lên gác, nhưng chợt nhớ cả xóm chỉ mình nhà anh hai tầng. Anh vội vã kêu anh Mai Văn Công dùng thuyền bơi đến từng nhà. Sau lũ, anh Nguyễn Tân kể: Nước lên đến mái nhà, trong cơn tuyệt vọng, vợ chồng anh cùng hai con nhỏ buộc chặt nhau vào một tấm ván. Xác định là chết cả, nhưng chỉ mong được chết một chỗ.
Tấm ván sắp bị nước cuốn trôi thì cũng là lúc anh Hiến đến. Còn cụ bà Hồ Thị Chi 72 tuổi cùng cô con dâu và đứa cháu nhỏ đã tự buộc mình vào cột nhà, chỉ mong xác đừng bị trôi mất. Khi anh Hiến và anh Công đến, họ phải dỡ mái nhà, cắt dây buộc mới cứu được. Suốt một đêm anh Hiến, anh Công đã cứu hơn 60 người đưa về nhà mình. Anh huy động cả nhà đem hết áo quần, chăn chiếu cho mọi người dùng, nấu cơm cho bà con cùng ăn. Và 72 người trong một gia đình ấy đã cưu mang nhau qua 5-6 ngày trong lúc hoạn nạn.
Khi những gói mì tôm cứu trợ đầu tiên đến với người vùng lũ ở Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và Đông Hà, lực lượng cứu hộ đã không cầm được nước mắt khi nhìn cảnh nhiều người nhai gói mì không kịp bóc vỏ. Còn những cụ già, em nhỏ thì không thể nhai mì sống, phải hứng nước mưa ngâm cho mì bã ra mới nuốt nổi. Lãnh đạo địa phương đã bàn bạc và phát động nhân dân vùng cao nấu cơm, rang muốn nắm thành vắt để tiếp tế. Chỉ một đêm, các gia đình cán bộ và bà con thị trấn Hải Lăng đã tình nguyện nổi 300 bếp lửa. Mỗi ngày nấu năm tạ gạo, huy động mọi thứ mắm muối, ruốc, dưa, cà trong dân để góp từ bảy đến mười nghìn nắm cơm, tổ chức bảy đoàn ngày ngày bơi thuyền đến 15 xã cứu trợ.
Bí thư xã Hải Chánh nói rằng cả xã chỉ còn vài thôn nước chưa vào nhà. Xã tổ chức quyên góp trong bà con, vay lúa quanh vùng, thuê máy nổ xát gạo suốt cả đêm để tổ chức nấu mỗi ngày hàng nghìn nắm cơm đưa về vùng lũ. Để đến với người bị nạn, những nắm cơm vắt đã qua bao nhiêu lần vận chuyển từ gánh, gùi, xe ô-tô, thuyền, thúng chài có lúc ngâm trong lũ, nhưng thật sự là “một nắm khi đói”, giúp bà con vùng lũ, nhất là những người già yếu và trẻ em không thể ăn mì tôm ngâm nước lũ nhiều ngày...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.