Hôm nay,  

Báo Financial Times: Chính Trị Làm Hỏng Vn

15/07/199900:00:00(Xem: 5735)
HANOI (VB) — Nhà nước đã làm gì để thúc đẩy kinh tế VN và chiêu dụ giới đầu tư ở lại" Liên tục nhiều biện pháp được Hà Nội đưa ra gần đây, nhưng vẫn chưa đủ, đặc biệt là thiếu yếu tố lạc quan chính trị, theo tường trình của phóng viên Jonathan Birchall trên báo Financial Times.
Báo này viết, Tổng Bí Thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu đã xuất hiện ở một siêu thị do người Pháp làm chủ tại ngoại ô Sài Gòn tháng trước, hiển nhiên không phải để mua sắm. Cùng ngày, Phiêu thăm một xưởng giày hợp đồng làm cho hãng Nike điều hành bởi hãng Nam Hàn Tae Kwan Vina, và một xưởng ráp board điện toán 30 triệu đô của hãng Nhật Fujitsu Computer.
Hiển nhiên là nhà nước muốn giữ chân giới đầu tư quốc tế. Nhưng điều kém hiển nhiên là chính phủ không có sẵn ý chí chính trị để đối phó tận nguồn cội khủng hoảng kinh tế, nguyên đã bắt rễ trước khi cuộc khủng hoảng Á Chau bùng nổ giữa năm 1997.
Trong tháng này, Hà Nội ra biện pháp ưu đãi để giảm chi phí kinh doanh, hạ giá phone ra ngoài nước 10%. Ha 2Nội cũng nói đang tiến hành bỏ chế độ “hai giá” theo đó thì ngoại kiều phải trả cao hơn dân địa phương nhiều dịch vụ. Do vậy, các hãng ngoại sẽ trả ít hơn cho tiền điện, thí dụ vậy. Thêm nữa, để đáp ứng lời than phiền từ các hãng như Fujitsu, lương tối thiểu sẽ được tính bằng tiền VN thay vì Mỹ Kim.
Nhưng các hãng ngoại vẫn đáp ứng dè dặt. Roger Barlow, chủ tịch hội British Business Group tại VN, nói, “Chúng tôi đón mừng các thay đổi đó. Nhưng còn nhiều vấn đề căn bản hơn nữa mà chúng tôi muốn thấy thay đổi.

Trong các tháng gần đây, các hãng Mỹ khổng lồ như Motorola, Qualcomm và Cigna đã rút các nhân viên ngoại kiều ra khỏi Hà Nội, đưa học tới Singapore, Bangkok hay Hồng Kông. Exxon đã hoàn toàn rút khỏi các cuộc nói chuyện tìm dầu tương lai với PetroVietnam, theo chân hãng Anh Enterprise Oil. Và dự đoán hãng dầu Mobil cũng sắp bỏ chạy. Hãng viễn thông Anh Cable & Wireless đã rút khỏi hợp đồng trị giá 207 triệu đô trong việc gắn dây điện thoại cho Hà Nội, một dự án mà họ mất tới 5 năm để thương thuyết.
Nhiều tổ chức kinh doanh tại VN tháng trước đã bày tỏ qua ngại của họ trong một hội nghị với nhà nước và các cơ quan cấp viện quốc tế. Cộng đồng kinh doanh này trình lên 51 bản văn than phiền khác nhau, từ vấn đề hạn chế cấm kỵ cho tới việc dùng ngoại hối vân vân.
Một luật sư ngoại quốc đang làm tại VN giải thích, “Tất cả chỉ dồn về một điểm: Họ không thể có lời.” Ông lý luận rằng cội rễ vấn đề chỉ là guồng máy thư lại VN.
“Làm sao mà bạn hy vọng có lời được khi 3/4 dân số nước này làm việc cho nhà nước và đang tìm cách kiếm sống từ phần 1/4 còn lại"”
Vẫn hy vọng ở cơ hội khác. Thí dụ, việc mở cửa thị trường VN nếu VN vào được WTO và ký hiệp ước mậu dịch với Mỹ. Nhưng tạo điều kiện cho các công ty tư nhân và ngoại quốc cạnh tranh trực tiếp với quốc doanh thì đòi hỏi nhiều hơn là các cú phone hạ giá.
“Tận cùng, đó là nan đề chính trị,” theo lời luật sư giấu tên trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.