Hôm nay,  

Wb Nói Vn Phải Bỏ Kiểm Duyệt Internet

24/02/200000:00:00(Xem: 4712)
WB: Nước nào nắm thời cơ cách mạng kỹ thuật sẽ nhảy vọt một thế hệ
HÀ NỘI (Reuters) - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới ông James Wolfensohn hôm thứ tư 23-2 nói điều thiết yếu cho Việt Nam là phải hoàn toàn chấp nhận kỹ thuật học thông tin và Việt Nam không thể đóng một vai trò nghiêm chỉnh trong một thế giới toàn cầu hóa nếu còn tiếp tục kiểm duyệt Internet.
Ông nói trong một cuộc họp về kinh doanh tại Hà Nội điểm then chốt cho Việt Nam và các nguồn cấp viện là phải dành ưu tiên cho kỹ thuật học thông tin và giao thông trong các kế hoạch phát triển.
Wolfensohn nói: “Chúng ta đã có cuộc cách mạng nông nghiệp, chúng ta đã có cuộc cách mạng kỹ nghệ - vậy không nên đánh giá thấp cuộc cách mạng kỹ thuật học. Những nước nào biết nắm lấy thời cơ này đều có thể nhẩy vọt qua một thế hệ, những nước không biết làm như vậy đều bị lạc hậu”.
Sau đó trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Reuters, để trả lời cho câu hỏi liệu nước Cộng sản Việt Nam có thể mong đóng một vai trò trong tiến trình toàn cầu hóa nếu nước này tiếp tục kiểm duyệt những thông tin nhậy cảm về chính trị trên mạng luới Internet hay không, Wolfensohn trả lời:
“Tôi không nghĩ họ có thể làm như vậy, nhưng đó là điều người Việt Nam phải quyết định. Tôi không nghĩ Việt Nam là nơi người ta có thể hay phải ra lệnh cho chính quyền cần làm gì.
“Tôi nghĩ đây là một nước sẽ tự quyết định lấy việc của họ và khi họ nhìn thấy một cách thực tế mở cửa con đường Internet là có lợi cho đất nước của họ, họ sẽ làm như vậy”.


SẼ CÓ BIẾN CHUYỂN LỚN TRONG 5 NĂM
Wolfensohn nói ông nghĩ sẽ có “biến chuyển lớn” ở Việt Nam nội trong 5 năm về kỹ thuật và khoa học, có khả năng cho phép nước này cạnh tranh trên phương diện toàn cầu.


Ông nói: “Chắc chắn Việt Nam sẽ có lợi nhờ toàn cầu hóa. Việt Nam không nên rút khỏi tiến trình đó”.
Ông nói Việt Nam nên xây dựng một nền kinh tế đặt cơ sở trên kiến thức và tiếp:
“Toàn cầu hóa là một tiến trình mà ngày nay không nước nào thể tự coi mình là có tính tranh đua nếu không thích ứng với cuộc cách mạng kỹ thuật học, bởi vì kiến thức sẽ được truyền đạt bằng kỹ thuật học, và nước giầu cũng như nước nghèo đều được có thêm sức mạnh nhờ kỹ thuật học”.
Việt Nam đã chính thức móc vào mạng lưới Internet từ cuối năm 1997 nhưng Việt Nam, một trong những nước nghèo nhất thế giới, lại lấy giá quá cao việc cho lên lưới, nên số người vào Internet rất ít.
Có nhiều trang nhà (websites) trên mạng lưới là của những nhóm người Việt hải ngoại chống Cộng sản. Chế độ Hà Nội ngăn cản người dân trong nước đọc những trang này bằng cách sử dụng một nhu liệu gọi là “bức tường lửa”.
Ông Wolfenson có vẻ thản nhiên trước những nhận xét tiêu cực của các nhà đầu tư bất mãn từ ngoại quốc về tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam.
Ông nói: “Đây là một tiến trình nằm giữa những người muốn đầu tư và nột chính quyền muốn có đầu tư nhưng lại thấy cần chấn chỉnh lại cái khung luật lệ để họ có thể được dễ chịu hơn”.
“Theo tôi nhìn thấy thì chính phủ đang tìm cách thích ứng. Tôi tiên đoán là trong vòng từ 12 đến 18 tháng, quý vị sẽ thấy một sự thay đổi giọng điệu và bên này sẽ thích ứng với bên kia.”
Ông bác bỏ ý kiến cho rằng việc giảm sút mạnh đầu tư ngoại quốc được tiếp theo bằng nhưng sự cam kết ngoại viện cho thấy dấu hiệu một sự tăng truởng ỷ lại thay vì một sự nẩy nở tinh thần doanh nghiệp.
“Tôi nghĩ đây là một nước ít mong lệ thuộc ngoại viện nhất. Người ta không thích của bố thí. Người ta muốn có thời cơ và cơ may để tự lực. Rõ ràng đây là một đặc tính dân tộc”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.