Hôm nay,  

Số Phận Một Bản Thảo: Trường Hợp Walter Benjamin

28/12/200000:00:00(Xem: 4753)
Trên tờ Người Kinh Tế số ra ngày 19 tháng Hai 2000, dưới đề mục “Những anh hùng của cuộc chiến. Chẳng bao giờ quên”, là bài điểm cuốn “Một Người Mỹ Trầm Lặng: Cuộc chiến bí mật của Varian Fry”, tác giả Andy Marino (nhà xb St Martin’s Press).

Theo bài viết, vào tháng Tám 1940, một ký giả Mỹ, trẻ, xuất thân Harvard, đã tới cảng Marseilles “để cứu vớt những gì còn lại của văn hóa Âu Châu trước khi quá trễ”. Ông muốn nói, những con người, chứ không phải những nghệ phẩm. Trong số những người nhờ ông mà toàn mạng có những khuôn mặt nổi cộm, có số lúc đó ở trong trại cấm Pháp, có số đang ẩn trốn. Rồi tin tức được loan truyền, nhiều người không có tên trong danh sách của Fry cũng xúm nhau tới gõ cửa nhà Fry. Ông và những người cộng sự có cảm tưởng, họ là những “y sĩ trong cơn địa chấn”, thứ tình cảm bất lực trước hoàn cảnh, vốn được chia sẻ bởi hầu hết những con người làm công việc thiện nguyện.

Danh sách những người được Fry giúp đỡ trở thành một thứ “Who’s Who” của văn hóa thế kỷ 20, trong đó có Hannah Arendt, Marc Chagall, ba tay đầu sỏ của trường phái siêu thực Max Ernst, André Breton và André Masson. Đó là những người may mắn. Một trong số họ, nhà văn người Đức, Lion Feuchtwanger, khi tới được New York, đã “dại đột” kể lại cuộc trốn chạy may mắn của mình cho báo chí hay. Bởi vậy, một cặp đã bị bắt tại Madrid: họ ngừng lại để thăm viếng Prado.

Cảnh sát chính quyền Vichy thân Quốc Xã lẽ dĩ nhiên muốn tóm Fry, nhưng ông còn bị toà đại sứ, lãnh sự Mỹ ghẻ lạnh; ngoại trừ tay lãnh sự ở Marseilles, số còn lại đều tỏ ra thù nghịch và bài Do Thái. Ngược lại Fry được giới “dưới hầm” ở cảng Marseilles và nhất là Mafia gốc đảo Corse, tận tình giúp đỡ.

Chưa đầy một năm Fry bị bắt giữ, và tống xuất. Điểm tống xuất là làng Banguls, nơi nhiều người tị nạn đã vượt biên giới.

Thật khó mà sống lại, một cách bình thường, sau cơn địa chấn ghê gớm như vậy. Vợ chồng, hôn nhân tan vỡ, làm việc gì cũng thấy chán. Ít người chịu ơn còn nhớ tới Fry, ngoại trừ André Malraux, khi giữ chức Bộ Trưởng Văn Hoá, đã trao cho Fry huân chương danh dự (La Grande Croix de la Legion d’Honneur) vào năm 1967. Bốn tháng sau đó, Fry mất. Vào năm 1996, người ta trồng một cây để tưởng nhớ ông tại đại lộ “The Avenue of the Righteous Gentilles” ở Jerusalem.

Không may mắn, có trường hợp của Walter Benjamin. Và cùng với ông, là bản thảo một tác phẩm mà ông mong nó thoát khỏi Gestapo, còn hơn cả mạng sống của mình. (I cannot risk losing it. It… ‘must’ be saved. It is more important than I am).

Hannah Arendt đã viết về Walter Benjamin, trong bài giới thiệu tác phẩm Illuminations của ông (trích đoạn):

Fama, nữ thần được (người đời) say đắm nhất, có nhiều bộ mặt, và danh vọng (fame) tới với họ bằng đủ kiểu - từ tiếng tăm một-tuần cho tới vượt-thời-gian! Danh vọng "muộn" (posthume) - sau khi đã xuống lỗ - ít được người đời ham chuộng, tuy đây là thứ vững vàng nhất. Thứ hàng (nhà văn) có lời nhất, thì đã chết, và do đó, không phải là đồ "lạc xoong" (for sale).

Trong vài món hiếm muộn, phi-thương, phi-lợi (uncommercial and unprofitable), có Walter Benjamin. Không nổi tiếng, tuy có được người đời biết đến, như là một "cộng tác viên" cho vài tạp chí, trang văn nghệ nhật báo trong thời gian chừng 10 năm trước khi Hitler nắm quyền, và cuộc tống xuất "tự nguyện" của riêng ông.

Cái chết "tự nguyện" sau đó, vào những ngày sắp sửa đứt phim, thời kỳ 1940, đối với nhiều người cùng gốc gác và thế hệ ông, đã đánh dấu một thời điểm đen tối nhất của cuộc chiến - mất nước Pháp, Anh quốc bị hăm dọa, và hiệp ước Hitler-Stalin (lúc đó) còn nguyên vẹn, và hậu quả đáng sợ nhất, từ nó: sự hợp tác chặt chẽ giữa hai lực lượng công an quyền lực nhất tại Âu-châu.

Giả dụ đường đời bằng phẳng: chuyện đời sẽ khác hẳn, nếu những kẻ chiến thắng trong cái chết, là những kẻ thành công trong cuộc đời (How different everything would have been "if they had been victorious in life who have won victory in death). Danh vọng muộn, một điều chi rất ư kỳ cục, cho nên không thể trách cứ, rằng không có mắt xanh (người đời mù hết), hay là chuyện chiếu trên chiếu dưới, xôi thịt, tham nhũng... trong "đám" nhà văn, "ô nhiễm" trong "môi trường văn chương".

Bất tri tam bách: không thể coi, đây là phần thưởng cay đắng cho một kẻ đi trước thời của mình, như thể lịch sử là một chạy đua, người chạy nhanh nhất đã mất hút trước khi người đời kịp nhìn...

Ngược lại: Trước khi có danh vọng muộn, đã có tri âm, dù ít oi, giữa những kẻ ngang hàng. Khi Kafka mất vào năm 1924, sách của ông bán chừng vài trăm cuốn, nhưng với bạn văn và một ít độc giả, qua mớ tản mạn này (chưa có một cuốn tiểu thuyết nào của Kafka được xb): không nghi ngờ chi, đây là một trong những bậc thầy của văn xuôi hiện đại. Walter Benjamin cũng được "ân sủng" này. Bertolt Brecht, khi được tin ông mất, đã tuyên bố: đây là tổn thất thực, thứ nhất, mà Lò Thiêu đã gây ra cho văn chương Đức.

G. Steiner, qua bài phỏng vấn đã đăng trên VHNT, khi được hỏi, ảnh hưởng quan trọng nhất tới cõi viết của ông, là gì, là ai, đã trả lời: Trường phái Frankfurt. Phải chi mà Benjamin (một trong những cao thủ của trường phái này) không vội vã ra đi, chắc chắn người viết cuốn “Sau Babel” (tác phẩm của Steiner) phải là ông ta. Và nó sẽ tuyệt vời tới cỡ nào!

Tin Văn kỳ tới, Jennifer Tran sẽ giới thiệu bài viết “The Marvels of Walter Benjamin”, trên tờ Điểm Sách New York, số mới nhất đề ngày 11 tháng Giêng 2001. Tác giả bài viết là J.M. Coetzee, nhà văn hai lần đoạt giải văn chương cao quí nhất của dòng văn chương viết bằng tiếng Anh, The Booker.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.