Hôm nay,  

"lò Thiêu Không Phải Là Lỗi Lầm Một Lần, Của Lịch Sử." (3)

07/12/200200:00:00(Xem: 4006)
Imre Kertész: Ông là ai"
Không phải những năm trước đây, Nobel không có vấn đề, nếu nói về chuyện "trao giải cho một kẻ lạ". George Szirtes, trong bài viết "Imre Kertész là ai"", trên Phụ Trang Văn Học Thời Báo London (TLS), số đề ngày 18 tháng Mười, 2002, đặt câu hỏi, thực sự ông ta là ai, và "thú nhận", chúng ta đúng là đã bị "trúng lạnh", lại một lần nữa, như chúng ta thường bị như vậy, mỗi lần nghe tin Nobel lọt sổ, nghĩa là lọt ra ngoài nhóm ngôn ngữ tinh anh (a group of elite languages). Đã có trường hợp, với nhà thơ Ba Lan, Wislawa Szymborska. Tác phẩm của bà chỉ được "chúng ta" biết tới, qua bản dịch của Adam Czerniawski, của nhà xb Forest Books. Theo ông, "cách" trao giải Nobel, có thể "đọc ra được", qua câu sau đây, của Kjell Espmark: "sự chuyên hiểu - proper knowledge - về cái hay nhất, cái đẹp nhất về văn học, tại những xứ sở khác, là cần thiết cho Viện Hàn Lâm [khi] phải phán đoán về nền văn học của chính nó [của Viện Hàn Lâm].
Hiểu theo nghĩa trên, sự "ngu si dốt nát", không biết đến những nhà thơ nhà văn như Szymborska, Kertész, thí dụ vậy, của chúng ta, là một tội lỗi. [Chúng ta ở đây, qua tác giả bài viết, là thế giới văn chương viết bằng tiếng Anh]. Tác giả "thú nhận" thêm, cái đọc của ông, về Kertész, cũng chỉ lèo tèo một tí, qua nguyên tác, và qua hai bản dịch tiếng Anh, của "bà và ông xã của bà", tức Katharina Wilson và chồng như trên đã nói tới, và do những nhà xuất bản cò con ở Mỹ ấn hành. Khi bản dịch tiếng Anh của cuốn Sorstalanság (Fateless: Không Số Kiếp), ra mắt độc giả tiếng Anh, có bài phê bình trên tờ TLS, số đề ngày 15 tháng Giêng, 1993. Peter Sherwood, tác giả bài điểm, cho rằng, đây là một cuốn sách thuộc vào chủng loại có tính xã hội nhiều hơn là tính văn chương. Và như thế, thế nào nó cũng chìm vào quên lãng, (nguyên văn: như thể những cuốn sách như vậy chưa từng hiện hữu)!
Imre Kertész là ai"

Ông sinh tại Hungary, vào năm 1929, trong một gia đình Do Thái đã hội nhập, tới mức Kertész "mù tịt" luôn, về "truyền thống" của mình, ngoại trừ ba việc lặt vặt, dễ nhớ, dễ làm như là thắp hương thắp nhang trước bàn thờ (nguyên văn: vài ba nghi lễ tông giáo Do Thái), vài ba tiếng Hebrew. Đây là hiện tượng chung ở Hungary, vào thời kỳ đó. Khi xẩy ra vụ "Thống Nhất", Hungary và Áo nhập làm một, vào năm 1867, những người Do Thái ở Hungary, thuộc tầng lớp cởi mở đã rủ nhau Hung-hóa (Hungaricize) - hay trớ trêu hơn, Đức hoá - những tên gọi của họ, và trở nên yêu nước Hung hơn cả những người Hung chính hiệu. Cuối thế kỷ 19, Budapest là một thành phố phát triển nhanh nhất (fastest growing) trên thế giới, và tầng lớp Do Thái cởi mở (liberal) hầu như nắm trọn cả về thương mại lẫn văn hoá tại đây. Về mặt chính trị, những người Do Thái, chính họ, cũng chia làm hai, một, bảo thủ (thế hệ cha), và một, tiến bộ (thế hệ con). Chính quyền Bôn sê vích ngắn ngủi, sau khi đế quốc Áo Hung sụp đổ, vào cuối Cuộc Thế Chiến I, là do Do Thái cầm đầu. Và khi nó sụp đổ, nhóm cầm quyền hữu phái của Admiral Horthy đã tỏ ra cực kỳ nghi kỵ ảnh hưởng của người Do Thái. Vào lúc này, do hiệp ước Versailles, Hungary đã bị cắt một nửa lãnh thổ, và 1/3 dân số, và tội lỗi đều đổ lên đầu lên cổ người Do Thái. "Do Thái gian", "phản quốc" là những chiếc nón cối cực kỳ nguy hiểm. Nếu bạn là Do Thái, tốt nhất, bạn nên cúi đầu xuống, một sự nhịn là chín sự lành: hãy là những thành viên ngoan ngoãn, dễ bảo, của cộng đồng! Những năm đầu thập niên 1920, khi Kertész chào đời, tình hình lại càng khó khăn. Ông ra đời đúng vào năm xẩy ra vụ Wall Street Crash.
Như trong thông báo dành cho báo chí, Hàn Lâm Viện Thụy Điển nhắc tới giọng văn "không lập lờ", không hòa giải, của Kertész, cũng như "nghiệp" văn của ông ("Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, thì nó vẫn là về Lò Thiêu", như ông đã tuyên bố). Nhưng, thế nào là một cách nhìn "khác", về Lò Thiêu" Đọc như thế nào, để không bị đập đầu vô tường, hoặc "thảm" hơn, như đã xẩy ra với Tam Ích; ông có lần than, vừa mới lớn, đầy hăng say, nhiệt huyết, ông vớ ngay phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu, thế là tiêu luôn, tuy đã cố gắng chữa trị, bằng Mác xít, tức là bằng "thiên đường mù" (chữ của Dương Thu Hương), hoặc bằng "thiên đường nhân tạo", nhưng chẳng ép phê gì hết, thế là bèn đưa cổ vào thòng lọng!
Khi điểm cuốn The Cave của nhà văn Nobel José Saramago, trên tờ TLS số đề ngày 25 tháng Mười 2002, David McAllister có nhắc tới một câu của Saramago, "có được những ý nghĩ, tư tưởng thuộc loại "zin" không phải dễ. Có được thứ tạm xài được (at least praticable), là được rồi." The Cave là cuốn thứ ba, trong một bộ ba cuốn (trilogy), gồm Mù Loà, Tất Cả Những Cái Tên, những cuốn tiểu thuyết ám dụ về sự độc ác theo kiểu tổ hợp, với những đoàn người lũ lượt cứ thế bước tới, đi dưới ngọn cờ, viết dưới ánh sáng của... Đảng, thí dụ vậy! Không phải dễ, cái việc bước qua một bên, làm kẻ "outsider", như Kertész đã từng "mặc khải". "Như xì ke, ma túy, một khi bạn đã nếm mùi [đã "xếp hàng"], là coi như "vứt đi"! (nguyên văn: "This is like a drug, you try it once, and you're hooked"), một nhân vật trong The Cave nhận xét như vậy, về cái thú xếp hàng, và được hưởng những "đặc quyền đặc lợi", và những "thú vui" của nó. Giống như những tù nhân trong hang động của Plato. Chỉ khác một chút, những tù nhân "xếp hàng" có thể 'tự do" bỏ hàng.
(còn tiếp)
Quách Tường giới thiệu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.