Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả 297

28/02/200300:00:00(Xem: 4105)
Bức tâm thư

Ái Thơ - QLD

Tôi là người rất thích thơ, tuy không biết làm thơ. Tôi không biết niêm luật nhưng đọc thơ bằng cảm xúc tâm hồn của chính mình. Vài tuần nay trên trang thơ có nhiều bài đã gây cho tôi rất nhiều cảm xúc qua những bài thơ như "Lá thơ xuân- Ngô minh Hằng", "Được mà như sỏi”, “Việt Nam ơi! thương lắm- Ý Nga". Cho đến hôm nay, trước sự việc Lê phú Cường vô tình hay cố tình (") móc nối đưa Cán bộ văn hóa CS Bội trân vào diễn đàn báo chí Tỵ Nạn tôi lại được diện kiến hình ảnh một quê hương tan tác mang nhiều bi lụy qua "Nỗi buồn" và sự xót xa thế thái nhân tình trong "Dòng đời" của Phạm thanh Phương ,v,v... Đọc những vần thơ trăn trở, cám cảnh ấy, đã tạo cho tôi những cảm xúc khó mà diễn tả nên lời, nó như những lưỡi dao đâm thẳng vào trái tim mình. Để thổn thức, để trăn trở về một quê hương với hơn bốn nghìn năm văn hiến qua bao thăng trầm lịch sử ngạo nghễ của cha ông để lại... Hôm nay vì đâu mà đau thương khổ nhục làm tôi tớ cho thiên hạ... Càng đọc càng hay, càng thấm thía mà oán, mà hận những kẻ "Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản" đang tâm móc nối đưa đường cho đám cường bạo ngu dốt, phá hoại quê hương len lỏi vào cộng đồng tỵ nạn âm mưu đánh phá lực lượng đấu tranh và nhuộm đỏ cộng đồng chúng ta. Không biết Lê phú Cường và những người liên hệ có được cái cảm xúc này không" Hay lương tâm họ đã ngủ vùi bên đống "Bơ thừa, sữa cặn", để chôn giấu liêm sỉ mà hành động trái ngược với ý nguyện của toàn dân" Chẳng biết họ đã được những danh lợi lớn lao gì mà đến nỗi phải cúi mặt đâm sau lưng đồng hương và các tờ báo có tinh thần đấu tranh như vậy. Thực sự tôi không thể ngờ được chuyện có thể xẩy ra ở một con người cũng có tí ăn học mà lại đang làm việc với Công Đồng trong lãnh vực văn hóa. Nói đến chữ văn hóa ở đây tôi cảm thấy có một cái gì lệch lạc và mâu thuẫn vì hành động Lê phú Cường có thể nói là kém văn hóa. Khi một người có văn hoá hay tri thức sáng suốt tất sẽ suy nghĩ được điều hơn lẽ thiệt mà hành động, phải biết mình là ai, đang đứng ở vị thế nào và vì đâu ta phải lưu lạc chốn này. Ngược lại Lê phú Cường đã lợi dụng niềm tin của đồng hương tỵ nạn và BCH/CĐNV/NSW mà có hành động tôi nghĩ là mờ ám với cán bộ CS như vậy. Thử hỏi có đáng khinh, đáng trách, đáng hận không... Đọc bài nói về bà Ngọc Hạnh ở Mỹ và bài trả lời của bà đọc tại tòa mà thấy hãnh diện cho Phụ nữ Việt Nam, thật xứng đáng là con cháu bà Trưng, bà Triệu rồi lại tự vấn lương tâm mình không làm được gì cho quê hương mà cảm thấy "Đau lòng con Quốc Quốc"... Tôi tự hỏi, không biết những người ái mộ, tôn sùng hay móc nối với Bội Trân họ có nghĩ như tôi không"...
Ở đây là một xứ tự do dân chủ, nhưng tôi chỉ là một người dân, chữ nghĩa thì lại ít, biết làm gì hơn, chỉ còn cách cố gắng vắt nặn ít dòng chữ mộc mạc, chân thật để nói lên một chút tâm tư của chính mình mong được các giới chức trong BCH/CĐNVTD /NSW và những người liên hệ có thể đoái hoài đến những "tâm tư vụn vặt này" mà giúp đồng hương chúng tôi tẩy rửa những vết bẩn của cộng đồng một cách minh bạch hầu có thể giúp chúng tôi và con cháu sau này giữ vững được niềm tin nơi chính nghĩa để tiếp tay cho các mặt trận đấu tranh dân chủ được dễ dàng tiến bước cho đến khi đạt được ý nguyện của toàn dân. Bằng ngược lại, nếu không có sự can thiệp và tẩy uế kịp thời, tôi e rằng nó sẽ trở thành tiền lệ cho các chiêu bài văn hóa vận khác sẽ ngang nhiên và ngạo nghễ trong Cộng đồng tỵ nạn hải ngoại, như thế không lâu "dòng sông tỵ nạn" sẽ bị nhuộm đỏ và chính nghĩa tỵ nạn CS sẽ tiêu tan. Và như vậy thử hỏi quê hương, đất nước sẽ đi về đâu" Không khéo mảnh giang sơn cong cong đau khổ hình chữ S cũng không còn, mà thành một tỉnh lỵ nào đó của Trung Cộng. Chúng ta phải nhìn kỹ những tấm gương oanh liệt của tiền nhân cũng như những hy sinh trong hiện tại như những người đang lót đường cho người sau tiến bước như Linh mục Nguyễn văn Lý, Phạm hồng Sơn, Nguyễn thanh Giang, Lê chí Quang, Nguyễn khắc Toàn, Phạm quế Dương, Lý tống , bà Ngọc Hạnh (tự thiêu tại Mỹ nhưng không thành),v,v Tôi viết hơi nhiều tên, nhưng chắc chắn chưa hết. Đây chỉ là một số trong những tên tuổi mà có lẽ suốt cuộc đời sẽ không bao giờ dám quên mà nếu có dịp sẽ xin được qùy dưới gót chân của họ...
Là một người đàn bà Việt Nam ít học, quanh năm chỉ luẩn quẩn cái bếp, cái niêu, không muốn bàn đến chuyện "Quốc sự”, nhưng trước sự việc nêu trên, tôi không thể im lặng, đành phải nói lên những lời thật dù có mất lòng một số người có tư tưởng chủ bại muốn hòa hợp hoà giải với CS vô điều kiện trong những mưu đồ tư lợi hay những phường Việt gian phản quốc... Tôi mong rằng những người lương tri đang mê ngủ, hãy thức dậy đi rồi bình tâm mà suy nghĩ, đừng hững hờ để cái bả lợi danh che khuất liêm lương tâm và sỉ diện... Bội Trân ơi! Phú Cường ơi! Hãy tỉnh dậy đi với hồn thiêng sông núi, với dân tộc khốn cùng để cùng nhau đấu tranh cho quê hương có được ngày mai tươi sáng và có thể anh hùng ngạo nghễ chen chân trong thế giới tiến bộ hôm nay.
Cuối cùng, Tôi cũng không quên gởi lời cám ơn những tác giả nêu trên đã cho tôi những vần thơ nói lên những tiếng nói từ tận đáy tim của những người con đang còn trăn trở với quê cha đất tổ dù đã xa cách bên kia bờ đại dương thăm thẳm.

*

Tạp Ghi: Ôn cố Tri tân

Phạm thanh Phương -NSW

Nhân dịp đi một vòng hội chợ xuân Qúy Mùi tại NSW, vô tình có dịp tiếp xúc được một số bậc phụ huynh lớn tuổi thuộc thế hệ thứ nhất, đang lang thang vòng quanh chợ trong không khí ồn ào tấp nập của cảnh đồng hương hội tụ. Chúng tôi không quen biết nhau, nhưng có lẽ đồng thanh dễ tương ứng và đồng bệnh dễ tương lân nên tâm sự, trao đổi những vương vấn ưu tư như những kẻ "Tha hương ngộ cố tri". Chúng tôi nói chuyện lan man và tựu trung cũng nằm trong trong vấn đề "Ôn cố , tri tân"... Xuyên qua thành qủa tưng bừng rực rỡ của hội chợ xuân mà CDNVTD/NSW đã vất vả lao đao vượt qua biết bao nhiêu gian nan để thực hiện... Nhìn những tất bật của những người "Ăn cơm nhà vác ngà voi" trong khu vực văn hóa với hình ảnh " ông đồ trẻ" ngồi viết câu đối vui vẻ tấp nập nên khách qua đường có một cảm xúc hình như không giống hình ảnh "Ông đồ già" của cụ Vũ đình Liên năm xưa "Giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu"... mà phải nói, “Giấy đỏ màu tươi thắm, mực sánh trong nghiên sầu”... Một bên là những cây kiểng nghệ thuật và một bên là quán Châu Long với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, khăn vành dây đang tất bật đưa những món ăn truyền thống đến đồng hương trong những nụ cười hân hoan nồng ấm tình người nơi đất khách... Đi sâu vào bên trong để được thấy những hình ảnh quê hương đã mất tại lều Liên Minh Dân Chủ và Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam khiến những người còn tâm hồn ưu tư đến đất nước phải xúc động mà suy nghĩ đến cuộc sống hiện tại của chính mình để tự đặt cho mình những câu hỏi về tương lai.... Bao giờ đòi lại được đất tổ" Những hình ảnh tưng bừng, náo nhiệt mang tính chất văn hóa truyền thống như thế này tương lai có còn không"...
Nghiệm lại trong cuộc đời, tất cả những sự thay đổi đều mang đến xáo trộn và mất mát. Những xáo trộn mất mát về vật chất, người ta có thể ổn định và tái tạo không khó. Tuy nhiên, những xáo trộn về mặt tinh thần thì lại rất khó và quan trọng vô cùng... Nhìn lại quãng đường hai mươi tám năm từ ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay CS, người ta nhận thấy có những điều xáo trộn, mất mát khó có thể ổn định và tái tạo, không những thế mà có thể càng ngày càng tác tệ hơn. Điển hình làø nền tảng Văn Hóa truyền thống của dân tộc.
Trong cộng đồng người Việt trên khắp thế giới nói chung và nước Úc nói riêng thì phần vật chất không có gì đáng nói vì không ai có thể rơi vào cảnh khốn cùng như đồng bào trong nước. Tuy nhiên, phần tinh thần mới là nỗi ưu tư một cách nặng nhọc. Sự nặng nhọc ưu tư đó là sự khác biệt giữa hai nền Văn hóa bản xứ và truyền thống dân tộc... Thế hệ thứ nhất là thế hệ đã từng trải qua nhiều kinh nghiệm thương đau và cũng là thế hệ đã được nuôi dưỡng, đào tạo trong nền tảng văn hóa truyền thống. Cái tinh thần "Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, liêm sỉ", v,v, cách hành xử có tôn tri, trật tự giữa người với người và nhất là trong hệ thống gia đình, dòng tộc vẫn còn ăn sâu trong xương tủy... Mặc dù đất nước đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, ngoại bang đã từng thống trị trên quê hương nhiều lần, nhưng cái tinh thần văn hóa ấy vẫn bất diệt. Chính vì vậy mà thế hệ thứ nhất khó có thể chấp nhận một cách thoải mái những dị biệt thái quá từ những hình thức cho đến nội dung giữa hai nền văn hóa Đông và Tây nơi con, cháu của họ, từ đó đã gây ra biết bao nhiêu sự đau khổ và xung đột từ nội tâm đến ngoại cảnh và ngay trong gia đình... Người Việt Nam vốn dĩ sống bằng chữ "Tình", cho nên họ rất trân qúy những giá trị tình cảm trong hệ thống gia đình, họ hàng cũng như ngoài xã hội, từ đó tình yêu quê hương được phát triển mạnh mẽ quảng đại trong toàn dân. Ngược lại Người Tây phương sống bằng chữ "Lý" , tự do cá nhân được tôn trọng và đề cao, đôi khi đi đến lạm dụng như những thái độ riêng tư, duy lý trong mọi sinh hoạt ... Đối với nền giáo dục Tây phương, người ta không đặt nặng những điều lễ nghĩa, hiếu đạo như "Tôn sư trọng đạo" hay "Thảo kính cha mẹ",v,v mà chỉ chú trọng nhiều vào sự bình đẳng giữa người và người. Từ đó, trong thái độ của thế hệ con cháu thiếu đi sự kính yêu ông bà, cha mẹ hay kính nể những bậc trưởng thượng trong dòng tộc mà chúng chỉ coi đó là một người như mọi người mà thôi. Tất cả như nhau, phải xòng phẳng trong mọi vấn đề. Cái quan niệm gia đình là nền tảng của xã hội cũng không còn tồn tại nhiều trong đám trẻ, đôi khi còn mất cả tôn ti trận tự , có còn lại chăng là những danh xưng Ông bà, Cha mẹ, Cô Bác một cách rỗng tuếch... Từ đó, gia đình không còn là một nơi hội tụ những nền tảng luân lý, đạo đức và tình yêu mà thay vào đó những xung đột, ấm ức giữa mới và cũ ,v,v. Điển hình ngay tại xứ Úc, có nhiều gia đình bồng bế nhau trốn chạy CS từ mười mấy hai mươi năm trước, đến nay con cái tương đối thành công trên phương diện vật chất, những người con này mua được hai ba căn nhà nhưng bố mẹ vẫn phải đi ở thuê mà thậm chí thuê ngay chính nhà của con mình mà trả tiền thuê cho con như người ngoài, bao gồm chi li cả điện nước huống chi đến anh em, họ hàng. Ngay cả trong lời nói cũng không một chút nhân nhượng dù đó là cha mẹ hay những bậc trưởng thượng trong giòng tộc. Một số những người trẻ cho rằng thế hệ cha anh là thành phần lạc hậu, cổ hủ kém hiểu biết và không cập nhật được như họ, cho nên sự cách biệt càng ngày có thể càng đào sâu và khó có thể tìm được niềm giao cảm...
Thế hệ Ông Bà, Cha mẹ luôn luôn mang một tâm trạng hoài vãng về văn hóa truyền thống của mình. Ngược lại, thế hệ trẻ thì lại cập nhật mà quên đi cái truyền thống đó. Cái khó là làm sao tất cả mọi người bất kể già trẻ đề có được thái độ "Ôn cố, tri tân" để gạn lọc và dung hòa mà hóa giải vấn đề. Nhiều người cho biết, muốn có điều này, người già phải nỗ lực rất nhiều để "tri tân" , vận động cũng như hướng dẫn giới trẻ biết "ôn cố" hầu có thể nhận biết những tinh túy của lịch sử và văn hóa truyền thống... Cũng có nhiều người trách móc đám trẻ thế này, thế nọ, chúng sống bát nháo, không có tôn tri trật tự gì cả hầu như hai chữ Việt Nam không còn trong chúng nữa,v,v, Nếu nói như vậy thì thật là hơi quá đáng chăng, vì những người trẻ đó có hiểu được gì nơi văn hóa truyền thống mới là điều đáng nói. Nếu họ không hiểu biết thì lấy gì mà hãnh diện hay giữ gìn , "Vô tri bất mộ" mà... Khi mới đến Úc, có nhiều gia đình quan niệm "Nhập gia tùy tục" một cách sai lầm và đôi khi lạm dụng câu tục ngữ này để chạy theo văn hóa Tây Phương một cách máy móc... Khi lớn tuổi, lại bất mãn với những thái độ trái ngược của con cái mình mà quên không nhìn lại nguyên nhân... Như vậy, muốn nhận biết được cái hay cái đẹp trong văn hóa truyền thống VN, điều trước tiên phải hiểu biết tiếng Việt. Từ đó mới có thể cảm nhận và tìm hiểu thêm trên sách vở, báo chí cũng như những tích cực truyền đạt trực tiếp trong gia đình. Có như vậy, thế hệ con cháu sẽ khó bề lạc hướng và văn hóa truyền thống sẽ không mai một dù đi bất cứ nơi đâu... Muốn truyền đạt những tinh hoa của nền văn hóa truyền thống đến thế hệ con cháu một cách dễ dàng và tránh được những sự xung đột, cách biệt giữa hai thế hệ và hai nền văn hóa, điều kiện cốt yếu là làm sao tìm được sự đồng cảm và đồng thuận của cả hai bên có tính cách hỗ tương... Ngay trong hệ thống gia đình của nền văn hóa truyền thống VN cũng có nhiều điều không thể chấp nhận được trong xã hội Tây phương này. Thí dụ như quyền hạn của một người cha, một người chồng trong một gia đình không còn có tính cách tuyệt đối hay đặc quyền mà phải có tính cách hoà đồng hợp tình, hợp lý, tôn trọng lẫn nhau trong từng vị trí và ngôi thứ. Như vậy, người trẻ không có mặc cảm bị chèn ép bởi sự lạm quyền của các bậc cha anh và tôn tri trật tự vẫn có thể tồn tại một cách hợp tình, hợp lý... Bậc cha anh là những nhịp cầu nối liền quá khứ với hiện tại để tiến đến tương lai. Do đó phải có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ con em mình nhận thức được cái hay, cái đẹp của nền văn hóa truyền thống bằng cách phân tích và tổng hợp cả hai nền văn hóa Đông và Tây trong cách hành xử thường nhật hầu có thể ngăn chặn sự lạm dụng của cả hai bên... Ngoài xã hội, các bậc cha anh nên khuyến khích con em mình học ngôn ngữ Việt và tạo nhiều cơ hội cho con em mình gắn bó với những sinh hoạt cộng đồng để chúng có thể tìm thấy nền tảng văn hóa truyền thống ngay trong những sinh hoạt đó. Một khi giới trẻ đã nắm được một số căn bản văn hóa truyền thống và lịch sử của dân tộc. Tất nhiên chúngï sẽ tìm hiểu thêm và nhờ đến bậc cha anh hướng dẫn. Như vậy những xung đột và ngăn cách sẽ dần dần được hóa giải và tạo được sự đồng cảm khi hai ba thế hệ cùng nhau "Ôn cố, tri tân" trong tinh thần hòa hợp vui vẻ. Được như vậy, nền tảng văn hóa truyền thống sẽ không bao giờ mai một dù trong bất cứ hoàn cảnh nào... Từ đó tình yêu quê hương trong con em chúng ta có cơ hội được phát triển mạnh mẽ, hãnh diện với lịch sử của tiền nhân và nhìn ra những đốn mạt của CS trong hiện tại mà đấu tranh cho quê hương dân tộc... Nhiều người cho rằng, văn hóa Việt Nam không bao giờ mất. Trong nước còn gần tám mươi triệu người duy trì và phát triển thì lớp trẻ tại hải ngoại có gì đáng nói. Bây giờ chúng có thể mất, nhưng khi giao lưu với trong nước tất sẽ khôi phục lại rất mau... Những ý nghĩ này có lẽ qúa chủ quan và thiếu sáng suốt. Những người này không biết rằng ngay trong nước cũng đang có nguy cơ mất dần nền tảng truyền thống dân tộc vì bọn cầm quyền CS đã và đang hủy hoại. Chúng đã phá vỡ hệ thống gia đình, tạo ra những nghi kỵ xung đột ngay giữa Ông Bà, Cha Con, Chồng Vợ ,v,v... Bọn chúng đã tạo nên một hệ thống xã hội đói rách bát nháo "Cá lớn nuốt cá bé". Một xã hội phi nhân bản, phi luật lệ, lừa đảo, bịp bợm, lấy bạo lực , lấy tham ô làm quốc sách thì lấy đâu mà bảo tồn cũng như phát triển được nền văn hóa truyền thống của tiền nhân để lại...


Mới hôm qua, nhân tiện gặp một vài đồng hương vừa trở về từ Việt Nam trong dịp tết, nghe họ nói chuyện mà đắng cay đến nghẹt thở, họ cho rằng Việt Nam bây giờ hình như là một tỉnh của Trung Cộng thì phải. Tất cả những công trình công cộng được xây dựng sau này đều mang sắc thái của Tầu. Những cửa hàng, rạp chiếu bóng ở những thành phố lớn đều tràn ngập chữ Tầu và ngay chính những nơi du lịch như bãi biển đều bán sản phẩn văn hóa Tầu như quần áo, mũ nón , tranh ảnh ,v,v. Sinh hoạt xã hội thì bát nháo, dân mánh mung hay cán bộ càng ngày càng giầu, dân lao động lại càng ngày , càng nghèo. Hai bàn tay vày không xong cái miệng thì làm sao bảo tồn được văn hóa. Họ còn nói, nếu ai yêu thích văn hóa Tầu thì khỏi mất công sang Tầu, cứ về Việt Nam cũng có thể tìm được điều mình yêu mà còn khỏi mất công dùng đến thông dịch viên cho mệt và nếu cái đà này mà người dân không tích cực đấu tranh thì trong tương lai rất gần ngay chính Hà Nội sẽ có một một "Hồng Lạc Lâu" thay vì "Hoàng Hạc Lâu" của Tầu và lầu Hồng Lạc này được xây bằng chính xương máu của giống Lạc Hồng. Khi đó có lẽ chúng ta sẽ thấy những "Quái nhân" Lý Bằng, Giang trạch Dân, v,v ngồi uống rượu đề thơ bằng những cây bút làm bằng xương và nghiên mực chứa máu dân Việt, bên cạnh là những tên "tôi tớ" Nông đức Mạnh, Phan văn Khải, Trần đức Lương đang khúm núm đứng hầu. Như vậy đâu cần phải sang Tầu du lịch chi cho tốn kém... Chúng tôi thiết nghĩ, trong hoàn cảnh hiện tại. Nếu ai còn nghĩ đến những chữ "Văn Hóa truyền thống" và "Quê hương, dân tộc" thì ráng tự giữ cho chính mình để cùng bắt tay nhau bảo tồn và phát triển cho những thế hệ tương lai. Có lẽ một ngày nào đó khi không còn CS, con cháu chúng ta còn có nhiệm vụ về nước phục hưng lại nền tảng văn hóa truyền thống mà CS đã hủy diệt... Chúng ta cũng hiểu công cuộc đấu tranh dân chủ cho quê hương rất cam go và có thể kéo dài lâu hơn nữa. Trong khi thế hệ cha anh phải dần dần ra đi theo định luật tuần hoàn của vũ trụ. Bởi vậy ngay chính chúng ta (Thế hệ cha anh) nên cố gắng tìm hiểu, gạn lọc và dung hòa hai nền văn hóa Đông Tây trong tinh thần " Ôn cố, tri tân" để cùng con cháu bảo tồn và phát triển cây "Văn hóa truyền thống" mỗi ngày một xanh tươi hơn và mãi mãi bất diệt, và có thể duy trì tinh tần đấu tranh cho quê hương, dân tộc. Tuy nhiên, trong hiện tại chúng ta cũng không quên nhắc nhở con em luôn phải đề cao cảnh giác trong những âm mưu "Văn hóa vận" ru ngủ giới trẻ hải ngoại mà CS đang len lỏi đưa vào cộng đồng Tỵ Nạn chúng ta qua sự móc nối của những thành phần tham danh, hám lợi bán rẻ lương tri, đâm sau lưng đồng hương như hiện tượng "Bội Trân" trong hiện tại. Chúng ta phải có bổn phận vạch rõ cho con cháu thấy được sự tác hại của viên "Thuốc độc bọc đường" mà CS đang vùi sâu dưới những chiêu bài văn hóa và nghệ thuật như thế nào... Vạch rõ âm mưu của CS xâm nhập quấy phá và triệt tiêu tiềm năng đấu tranh dân chủ tại hải ngoại để chúng dễ bề thao túng trong chính sách buôn dân, bán nước. Đưa cả một dân tộc làm "Tôi tớ cho ngoại bang", đồng thời nhuộm đỏ giới trẻ tại hải ngoại trở thành công cụ cho chúng thao túng. Do đó chúng ta cần cảnh giác tìm phương thức ngăn chặn và triệt tiêu càng sớm càng tốt mới có hy vọng tồn tại để phát triển văn hóa truyền thống cũng như đấu tranh cho đến khi tự do và dân chủ thực sự trở lại trên quê hương. Có như vậy mới mong đòi lại phần đất tổ mà CS đã đốn mạt dâng hiến cho Trung cộng như lời ông Đoàn việt Trung ( Chủ tịch Cộng Đồng NVTD Liên Bang Úc Châu) đã nhắc nhở "Tôi tin là việc mang lại một nền Dân chủ cho Việt Nam là việc làm được, nhưng dân không đòi thì không bao giờ có. Mà có chính quyền Dân chủ thì mới có việc đòi lại đất tổ...Còn độc tài thì còn nguy cơ mất thêm...".
Sau cùng, cũng xin nhấn mạnh. Ở đời có nhiều việc "Tri dị, hành nan". Vì vậy, con đường rất khó khăn và nhiều phức tạp vì mỗi người một cảnh. Nhưng dù sao chúng ta cũng nên cố gắng tận sức "Thà thắp lên một ngọn đèn vẫn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối"... Ở đây cũng xin xác định, chúng tôi chỉ là những bá tánh bình dân nghĩ về quê hương và tự ái dân tộc bằng tất cả tấm chân tình, nên chỉ muốn ghi lại những ưu tư, trăn trở đã được trao đổi từ những kinh nghiệm nhìn thấy chung quanh hay những vấp ngã của chính mình để chia xẻ cùng đồng hương hầu mong mỗi người trong chúng ta tự uyển chuyển tìm cho mình một phương cách hóa giải tận gốc rễ nan đề của cộng đồng tỵ nạn chúng ta nói riêng và đất nước nói chung hầu có thể phát triển mỗi ngày một tốt hơn trong lãnh vực đấu tranh dân chủ và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiện đây chúng tôi cũng giới thiệu cùng đồng hương "Chiến thuật của Kiều CS" qua mấy đoạn văn vần sau đây:

"Kiều" Cộng Sản lập lờ du học
Khéo tìm người giao kết dệt mơ
Đem mánh mung lươn lẹo mập mờ
Cung đàn cũ, dập dìu ru ngủ

Chui cửa trước, luồn sau có đủ
Cố chen vào nghệ thuật, văn chương
Gắng làm sao kế tựu, kế tương
Móc ngoặc đám tham tiền vô lại

Từng bước lấn truyền thông hải ngoại
Dựng chiêu bài, cảnh trí vườn thơ
Đưa hồn người, vào chốn mộng mơ
Tiêu diệt hết đấu tranh dân chủ

Không thiếu kẻ trong đoàn lữ thứ
Cũng dạn dầy muối mặt ăn theo
Ráng làm sao, móc nối thêm nhiều
Gài thế trận "Thu phong lạc diệp"

Nhẹ nhàng tiến, ai nào có biết
Để sau này đến lúc thành công
Đám "Kiều bào" lõ mắt mà trông
Ta nhuộm đỏ dòng sông tỵ nạn.

*

Hiện tượng phó tiến sĩ Bội Trân

VQ - Cabramatta NSW

Nếu nói về khaœ năng viết lách và nhận định, hay taœn mạn, tạp ghi về nghệ thuật cây kiểng, vườn caœnh, thì chắc hẳn trong cộng đồng ta không phaœi không có người viết hay hơn “hiện tượng phó tiến sĩ Baœo Trân”, thế nhưng vì sao bài viết ấm ớ hội tề cuœa bà ta lại được chọn đăng trên đặc san Xuân cuœa SGT mà những người khác lại không" Ấy là nhờ bà ta “hên” nên được tay cán bộ văn hóa nhưng “thiếu văn hóa” Lê Phú Cường, vì một lý do nào đó, gưœi gấm cậy nhờ anh Hữu Nguyên để xin cho đăng. Trên phương diện phê bình, phân tích về những trằn trọc, trăn trơœ cuœa những nghệ sĩ tạo hình treœ tuổi thuộc thế hệ 1,5 cuœa cộng đồng ta ơœ Úc nói chung và ơœ NSW nói riêng, thì một “tu nghiệp viên (")”, được “đaœng và nhà nước” cho xuất ngoại lung tung, hết quốc gia này, đến quốc gia nọ mà học mãi vẫn chưa lên được “phó tiến sĩ”, đến Úc vào cái tuổi mà đầu óc đã đặc kịt những khuôn sáo, những cái nhìn thiển cận, một chiều, làm sao có đuœ tư cách bằng những người nếu không từng trằn trọc trăn trơœ với những nỗi niềm như các nghệ sĩ này, thì cũng đã tận mắt chứng kiến được những biến chuyển, những khó khăn, những giao động tâm linh mà những người thuộc thế hệ cuœa họ đã traœi qua. Ấy, vậy tại sao bà Baœo Trân lại có bài viết in trong quyển catalogue giới thiệu nghệ phẩm cuœa họ trong kỳ triển lãm do cộng đồng tổ chức với tiền tài trợ cuœa chính phuœ và CĐNVTD nếu không may mắn được keœ nào đó “gưœi gấm” (ra lệnh") cho cán bộ phát triển văn hóa Lê Phú Cường chọn lựa để đăng"

*

THƯ CỦA MỘT CÁN BỘ CS TẠI ÚC

LỜI NGỎ CỦA HOÀNG TUẤN – SÀIGÒN TIMES

Kính thưa qúy độc giả! Tuần qua, Sàigòn Times có nhận được một lá thư của một cán bộ CS hiện đang thăm quan Úc, ký tên Mai Văn Minh, nhưng không cho biết địa chỉ, số điện thoại, nên theo tinh thần của Diễn Đàn Độc Giả, đáng lẽ chúng tôi không cho đăng lá thư này. Tuy nhiên, qua nội dung lá thư, chúng tôi phát hiện thấy tác giả đã vô hình chung để lộ một số điểm quan trọng cần được góp ý, nên tòa soạn quyết định đăng tải, để qúy độc giả đóng góp ý kiến, giúp cho cán bộ CS Mai Văn Minh trong thời gian 60 ngày tham quan nước Úc, có được cơ hội nhìn thấy những điểm sai trái, lệch lạc của ông cũng như của chế độ CS. Trong thời gian chờ đợi qúy độc giả đóng góp, chúng tôi có vài lời thưa cùng ông Mai Văn Minh trong số báo này.

Đầu thư ông Minh viết, “Tôi trân trọng tự giới thiệu là một công viên chức được cơ quan cho đi tham quan nước Úc”. Thưa ông Minh, trong văn viết cũng như văn nói, khi mình giới thiệu một người khác thì nên dùng hai chữ “trân trọng” để tỏ sự tôn kính, qúy mến, còn nếu mình tự giới thiệu mà dùng hai chữ “trân trọng” thì quả thực... nghe hơi khiếm nhã và khó nghe.
Trong thư ông Minh viết, “Tôi vừa tới thăm Cabramatta mà tôi nghe có nhiều người Việt yêu nước yêu chủ nghĩa sinh sống”. Qua câu ông viết, chứng tỏ, trước khi tới Cabramatta, ông đã bị CS tuyên truyền nhồi sọ, khiến ông cứ tưởng người Việt ở Cabramatta đều là người yêu CS"! Bây giờ, sau khi tới Cabramatta, qua tiếp xúc với người Việt, chắc chắn ông đã hiểu, CSVN đã xuyên tạc, vì như ông đã viết, ở Cabramatta có rất nhiều người công khai chống CSVN.
Khi đề cập đến Bội Trân, ông Minh viết, “Bội Trân là một người ở trong nước ra để phổ biến kiến thức nghệ thuật cho đồng bào ngoài nước”. Thưa ông, ông viết vậy là sai vì trên danh nghĩa, cô Bội Trân sang Úc là để tu nghiệp, để học tập những tinh hoa của nước Úc, rồi mai sau về VN truyền thụ lại những tinh hoa đó. Nhưng thực tế, qua câu viết trên, ông đã vô vô hình chung tiết lộ sứ mạng mà CSVN đã trao cho cô Bội Trân là “đội lốt tu nghiệp để tuyên truyền cho CS”.
Riêng ông Joseph Kiên Trung mà ông đề cập đến trong thư với những lời lẽ khiếm nhã, quả thực là một trong những độc giả trung kiên, vững vàng lập trường, và đa tài, thường xuyên đóng góp bài vở, thơ phú cho Sàigòn Times. Nước Việt Nam có được thịnh vượng hay không, tương lai có tươi sáng hay không là nhờ những người như ông Joseph Kiên Trung đó, ông Minh ạ. Còn về Tố Hữu, bản thân chúng tôi đã từng nghe chính những người cộng sản, và cũng đã thu thập được nhiều bằng cớ chứng tỏ, Tố Hữu rất xấu hổ đối với bài thơ ông ca ngợi tên đồ tể Stalin hơn cả cha mẹ. Tố Hữu đã như vậy thì tại sao ông lại còn cố bênh vực y" Chẳng qua vì ông là một nạn nhân trong guồng máy tuyên truyền của CS nên không đủ vượt ra khỏi cái bờ giếng lập trường để nhìn rõ sự thật.
Cuối cùng, cũng xin thưa với ông Minh, việc Sàigòn Times quyết định đăng thư của ông, không phải vì muốn chứng minh với ông sự vô tư của mình, mà chỉ thuần túy muốn có cơ hội đóng góp với ông qua trang báo, vì ông đã không dám cho chúng tôi biết địa chỉ cũng như số điện thoại. Hy vọng, qua trang báo này, và qua những thực tế mắt thấy tai nghe trong thời gian 60 ngày viếng thăm nước Úc, ông sẽ có dịp mở mắt thấy được sự tuyên truyền bịp bợm của CSVN, hoặc ít nhất, trong thâm tâm, ông cũng sẽ nghi ngờ về những huyền thoại mà CS đã thêu dệt để che mắt ông. Sau đây, trang DĐĐG xin giới thiệu nguyên văn lá thư của ông Mai Văn Minh.

*

“Bội Trân là một người ở trong nước ra để phổ biến kiến thức nghệ thuật cho đồng bào ngoài nước”

Mai Văn Minh - Cán bộ CSVN hiện đang thăm quan Úc

Kính gưœi ông chuœ nhiệm báo SGT. Tôi trân trọng tự giới thiệu là một công viên chức được cơ quan cho đi tham quan nước Úc. Thời gian 60 ngày để điều nghiên về xứ sơœ này. Tôi vừa tới thăm Cabramatta mà tôi nghe có nhiều người Việt yêu nước, yêu Chuœ Nghĩa sinh sống. Nhưng tôi rất phiền vì nhiều điều: Chẳng những nhiều người bày toœ thái độ thiếu lập trường chính trị mà còn nói xấu. Thậm chí chống đối nhà nước Xã Hội Chuœ Nghĩa, một nhà nước hợp pháp tại Việt Nam. Tôi có thể hiểu đó là những phần tưœ phạm pháp hoặc phaœn động trước đây ơœ trong nước nay ra nước ngoài vẫn tiếp tục thái độ hư hoœng dù đã được học tập để caœi tạo thành người tốt. Những keœ này thiếu hiểu biết và thiếu tự giác đã đành. Tại sao một tờ báo như SGT lại đứng về phía chúng để chống đối thù nghịch nước nhà như vậy" Số là tuần trước tôi có mua và đọc thưœ tờ SGT để xem báo chí Việt ơœ Úc hay hoặc dơœ, thì thấy có nhiều bài thật là quá lếu láo. Đặc biệt ơœ mục “Diễn đàn độc giaœ”. Tôi thấy sao có nhiều bài chống Bội Trân là một người ơœ trong nước ra để phổ biến kiến thức nghệ thuật cho đồng bào ngoài nước" Tôi không hiểu nổi, các ông định chống lại nhà nước và chống caœ nghệ thuật sao"
“Ông chuœ nhiệm cần hiểu rõ nhiệm vụ báo chí là phaœi phổ biến tư tươœng, sâu sát đến quần chúng giúp giáo dục và giác ngộ quần chúng về các nhiệm vụ cuœa họ chứ sao lại theo đuôi quần chúng đăng các bài viết sai trái như thế. Nhưng theo tôi bài “Bức thư tiễn Tố Hữu” cuœa tên Joseph Kiên Trung là “láo nhất”. Tên này là tên nào mà dám nhục mạ thơ văn và con người cao caœ cuœa nhà thơ Tố Hữu như vậy" Đã thế trong bài viết tên này còn xúc phạm đến Bác rất nhiều lần. Một tên boœ nước ra đi không biết nghĩ gì về quê hương mà còn phá hoại nói xấu Bác và các vị lãnh đạo trong nước như thế mà ông chuœ nhiệm lại cho đăng thì có phaœi đã hóa rồ caœ không" Báo chí trong nước chắc chắn không đăng bài bôi bác như vậy mà còn phaœi caœnh giác cao độ. Tôi mong ông chuœ nhiệm cẩn thận học tập tinh thần báo chí. Nếu có thể được nên về VN trao đổi lĩnh hội kinh nghiệm làm báo. Đừng để báo chí bị lệch hướng. Tôi muốn tên Joseph Kiên Trung phaœi viết bài tạ tội cùng Bác và nhà thơ Tố Hữu và xin lỗi quần chúng vì những lỗi lầm đã viết. Riêng báo SGT cần thay đổi lập trường để chúng tôi không bị “cáu” khi bắt gặp những bài mất quan điểm. Tôi tin rằng người sáng suốt như ông chuœ nhiệm hiểu rõ là cần phaœi làm gì trong thời gian tới. Nếu ông có tư cách vô tư thì hãy cho đăng lá thư này. Còn nếu không thì tôi rất coi khinh! Chào thân ái và đoàn kết.

Mai Văn Minh (tạm không cho biết địa chỉ, mong tin ông trên báo)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.