Hôm nay,  

Đa Số Thầm Lặng

26/06/200500:00:00(Xem: 5332)
Chúng ta thường nghe nói về"đa số thầm lặng," một nhóm chữ thường được các chính khách Aâu-Mỹ đưa ra khi gặp một số chỉ trích để biện giải rằng số người chống đối thực ra không nhiều. Nghĩa là, họ ngầm ý hứa hẹn rằng cứ để chờ tới ngày bầu cử thì xem cho biết tay ta, vì đa số dân là ủng hộ tớ mà. Nhưng gần đây, chúng ta lại nghe nhóm chữ "đa số thầm lặng" từ phía nhà nứơc Hà Nội, khi nói về những chống đối từ người Việt hải ngọai, và đặc biệt khi nói tới những tiếng nói đòi hỏi dân chủ hóa quê nhà. Nói trái lại, tức là "lạc điệu," cũng một nhóm chữ mà báo nhà nứơc ưa dùng trong các trường hợp tương tự. Thật sự, nhà nứơc có tin thật lòng như thế không" Và có muốn chờ tới ngày bầu cử nào để chứng tỏ phe ta đông, phe đối lập ít hay không" Mà với CSVN thì sẽ hỏi là đối lập nào...

Vấn đề chính là, không phải chuyện nhà nứơc CSVN có tin vào lời tuyên truyền đưa ra hay không. Bao nhiêu chuyện đã cho thấy rồi: ông Hồ kêu gọi kết hợp chống Pháp, nhưng rồi phe Đệ Tứ thì bị cho mò tôm, các đảng quốc gia bị Đảng CSVN lặng lẽ săn lùng và truy diệt trong lúc cuộc chiến chống Pháp chưa xong… Đó là chính ngay thời Oâng Hồ còn như thế, chưa cần kể gì các chuyện sau này, tới ngay như đổi tiền, đánh tư sản, học tập 10 ngày trở thành tù 13 năm, nhận vàng cho vượt biên và đánh đắm tàu, mời gọi quên chuyện cũ nhưng đập phá tượng đài thuyền nhân… chỉ là chuyện nhỏ.

Vấn đề chính là, nhà nứơc CSVN nhồi sọ, cưỡng bách dân mình tin thật vào các lời tuyên truyền, và điều đó đã rất nhiều lần thành công. Chuyện cán bộ vào Nam mang theo gạo, đường, mì chính, bột khô… để cứu đói thân nhân Miền Nam sau 21 năm mới tìm gặp được, và lại khám phá ra rằng chính đồng bào Miền Bắc mới thực sự cần cứu đói.

Hay như chuyện vào Nam "chống Mỹ cứu nuớc" nhưng để thấy rằng dân Miền Nam không cần như thế, dân Nam Hàn và Đông Đức cũng không cần như thế… Và rồi khám phá ra quân Mỹ đã "chiếm đóng" - đặt căn cứ quân sự - trên lãnh thổ 94 quốc gia tính từ thập niên 1950s tới giờ, và mỗi năm giúp tổng sản lượng quốc dân GDP nứơc "được chiếm đóng" tăng 1%. (Tài liệu Heritage Foundation)
Nhóm chữ "đa số thầm lặng" lần này được chính phủ CSVN chỉ cho số lựơng vài trăm người biểu tình chống phái đòan Thủ Tướng Phan Văn Khải - rằng cả triệu Việt Kiều vẫn ngồi nhà, xem TV, vào Internet để theo dõi tin ông Khải, có mấy ai ra biểu tình đâu. Chỉ có người hải ngoại mới hiểu được các khó khăn của việc biểu tình - cao điểm là ngày thứ ba, lúc ông Bush gặp ông Khải, lại là ngày làm việc. Không mấy người có thể xin nghỉ kịp. Chỗ đậu xe trên vùng thủ đô Washington DC cũng là vấn đề. Và nhiều nữa. Nhưng bảo ông Khải muốn thử xem cái "đa số thầm lặng" thế nào, thì cách tốt nhất là tới thăm Little Saigon ở Quận Cam, hay San Jose ở California… thì thấy liền. Một ông Trần Trường đã thấy mệt cho cảnh sát giữ trật tự, huống gì tới một ông Phan Văn Khải. Nhưng báo nhà nứơc tất nhiên không nhắc chuyện ông Khải không tới thăm Quận Cam, nơi có 2 thành phố (Westminster và Garden Grove) buộc ông phải khai báo trứơc 14 ngày, nếu múôn tới. Như thế vẫn còn là chưa thấm gì với chính sách ra công an "xin giấy tạm vắng, xin giấy tạm trú" mà đồng bào quê nhà đang chịu đựng mỗi khi muốn đi đâu.
Thực tế, nhà nứơc cũng có thể nói tương tự với chuyện các nhóm đồng bào khiếu kiện - rằng "đa số thầm lặng" có ai ra phố Ba Đình hay công viên Lê-Nin mặc áo vẽ biểu ngữ đòi khiếu kiện đâu. Đúng vậy, thật hiếm thấy biểu tình tại Việt Nam. Nhưng ai cũng biết, biểu tình tại Việt Nam kể như là cảm tử. Chưa biểu tình còn thấy múôn chết, huống gì là biểu tình. Chúng ta hẳn chưa quên hình ảnh các tín đồ Tin Lành Mennonite của Mục Sư Nguyễn Hồng Quang thắt khăn tang khi xây nhà thờ mấy năm trứơc ở quận 2, Sài Gòn. Hiển nhiên, chưa hẳn là chết, nhưng đều tin là kể như hết sống bình an rồi.

Những người trái ý nhà nứơc đều có chung số phận bất an. Linh Mục Chân Tín bị xe gắn máy đụng, may chỉ trầy trụa, chưa chết. Mục sư Thân Văn Trường đang khỏe mạnh, tỉnh táo vẫn bị đẩy vào nhà thương điên Biên Hòa, chưa chết. Cô giáo Lê Thị Hồng Liên bị đánh bể quai hàm, tra tấn tới phát khùng, cũng chưa chết. Nhà văn Phương Nam Đỗ Nam Hải bị sa thải khỏi ngân hàng, nơi anh đang là một chuyên gia kỹ thuật. Giáo sư Nguyễn Chính Kết bị các nhà dòng từ chối, không cho dạy nữa. Nhóm 10 vị sư đi về hướng Tu Viện Nguyên Thiều là bị bắt cóc liền... Còn những trừơng hợp khác nữa, nhưng kể hòai không hết.

Đa số thầm lặng. Đúng vậy, đúng là có cái gọi là đa số thầm lặng. Thậm chí cũng có cái gọi là "đa số vang dội" nữa. Thí dụ, những con số "đầy ấn tượng" trong thống kê nhà nứơc.


Cứ xem, như thống kê về bầu cử "đại biểu quốc hội" tại quê nhà. Những con số hơn 99% rất là vang dội. Không quốc gia nào, ngòai 4 nứơc cộng sản cúôi cùng, kiếm ra số dân đi bầu đông như thế.
Để dẫn thống kê, theo web quốc hội CSVN thì như sau:
"-- Quốc hội khoá IX (1992-1997) bầu cử ngày 19.7.1992; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12%;
-- Quốc hội khoá X (1997-2002) bầu cử ngày 20.7.1997; Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%…"
Có phải vì dân Việt mình có ý thức dân chủ cao hơn dân các nước khác" Chỉ có những ai mang não trạng xác ướp mới nói như thế. Hay là vì tòan dân VN đang "cùng nhau đoàn kết để xây dựng đất nước của mình..."" Nhóm chữ vừa dẫn trong ngoặc kép là lời của Thủ Tướng Khải trong buổi họp báo đầu tiên trên đất Mỹ, khi ông Khải mời gọi "tất cả con người Việt Nam chúng ta trong cộng đồng dân tộc Việt Nam cùng nhau đoàn kết để xây dựng đất nước của mình..." Và tất nhiên, ông Khải cũng gọi số ngừơi biểu tình phản đối là thiểu số lạc điệu, chưa hiểu và cần về nhìn tận mắt. Nhưng ông Khải cũng không dẫn ra những con số của "đa số thầm lặng" mà đúng ra là "đa số vang dội" của các hàng số 99%… Những con số mà hiện nay, chưa chắc Hoa Lục, Cuba tìm được nữa… và chỉ còn Bắc Hàn là có nổi các con số đầy ấn tựơng này thôi.

Nhưng. Thủ Tứơng Khải không hề đối thọai, nên cũng không cần viện dẫn con số nào hết. Chuyện đối thoại hả" "Đuổi tụi nó đi" ra khỏi phòng họp báo rồi mà, có gì đối thoại nữa. Độc giả nào múôn nghe câu nói này, có thể vào link ở trang web http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/06/23/listener_forum_TNga/ mà nghe.
Nếu đối thoại không hề có, đối với Đảng CSVN, thì làm sao có đối lập" Và nếu không có đối lập, thì làm sao có bầu cử đa nguyên đa đảng"

Thực sự là đã có đối lập từ lâu, ngay tại quê nhà, và đã có nhiều lời kêu gọi sửa hiến pháp, để chấp nhận bầu cử đa nguyên đa đảng. Nhiều khuôn mặt lớn đã xuất hiện. Nơi đây chúng ta không nói tới các vị tu sĩ, vì các ngài thực sự chỉ là tiếng nói lương tâm, và đứng ngòai các cao trào chính trị.
Và gần đây, thì các nhà hoạt động dân chủ đã chính thức và công khai kết hợp với nhau, để liên minh đấu tranh cho dân chủ. Đây chính là một dấu mốc lớn của cuộc chiến vì tự do, dân chủ quê nhà.
Trong khi đăng tải "Thư cuả TS Nguyễn Thanh Giang gởi TT Phan Văn Khải &TT George W.Bush," trang web www.doi-thoai.com đã ghi nhận dấu mốc lịch sử đầy cảm động này như sau:
"Qua phỏng vấn cuả đài phát thanh Á Châu Tự Do ngày 17 tháng 6 năm 2005, Giáo Sư Trần Khuê đã loan báo cho toàn thể đồng bào trong ngoài nước biết, những nhà dân chủ trong nước đã tập họp và chỉ định giáo sư Trần Khuê làm phát Ngôn Viên cuả phong trào.
Với sự loan báo này, cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ một cách ôn hoà đang bước sang một giai đoạn mớí với các đặc diểm sau đây:
-- Những nhà dân chủ trong nước tập họp thành một lực lượng công khai đối đầu với đảng CSVN.
-- Sự đối đầu công khai này sẽ bị CSVN đàn áp thô bạo vì quyền lực CS không chấp nhận một lực lượng chính trị nào ngoài đảng CS.
-- Việc công khai này đòi hỏi sự yểm trợ tích cực từ những cá nhân, đoàn thể, tổ chức ngoài nước có cùng mục tiêu tranh đấu cho tự do dân chủ VN một cách ôn hoà.
Đây là một cuộc tranh đấu giữa cái thiện và ác, giữa nhân nghiã và hung tàn, giữa trí tuệ VN và cường bạo...”

Chúng ta cũng có thể thấy bản tin mới từ Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam phổ biến từ Washington ngày 24 tháng 6, 2005, cho biết lá thư của các DB: Chris Smith, Tom Lantos, Ed Royce, Don Payne, và Jeff Fortenberry gởi cho ông Phan Văn Khải sau buổi điều trần tại quốc hội ngày 20 tháng 6, 2005 vừa qua, đòi hỏi phải thả tự do cho 15 người đang bị tù vì lý do chính trị, tôn giáo, sắc tộc... đòi giải chế cho 16 vị đang bị quản chế trong đó 13 nhà sư và còn lại là các linh mục, mục sư...

Họ có phải là đối lập không" Có phải là thiểu số không" Tên của họ ghi trên danh sách không đủ một trang giấy mà"
Nếu nhà nước nói họ quá ít, rằng họ không phải đa số thầm lặng, xin hãy tổ chức ngay một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc về các lời đòi hỏi của họ -- xem có thực đó là nhuững gì mà đa số thầm lặng đang chờ đợi, đang hy vọng, đang mong mỏi nhưng vẫn giữ thầm lặng, chỉ vì nhà nước muốn họ phải là “đa số thầm lặng,” và không được phép lên tiếng.
Dù vậy, cuộc chiến dân chủ đang hình thành dần dần.

Xin chúc lành cho cuộc chiến dân chủ đầy cảm động. Xin chúc lành cho cụ Trần Khuê và tất cả các nhà dân chủ. Đây mới thực là cuộc chiến của đa số thầm lặng. Vận mệnh của đồng bào cả nứơc, và đặc biệt là của các thế hệ tương lai đang đặt trọn hy vọng vào cuộc chiến này. Một lần, và vĩnh viễn. Để giã từ cái chủ nghĩa bất nhân, tàn bạo của "một thiểu số tự nhận là ưu việt của giai cấp công nhân"… Để lá phiếu thực sự có giá trị dân chủ. Một lần, và vĩnh viễn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.