Hôm nay,  

Trang Giấy Và Sứ Mệnh Nhà Văn

29/04/200500:00:00(Xem: 6355)
(Tham luận gửi Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII tổ chức vào ngày
21, 22, 23 tháng 4 năm 2005 tại Hà Nội)
Đầu xuân năm nay -ất Dậu 2005- nhà thơ Bùi Minh Quốc có công bố một tư liệu về những ngày cuối đời của nhà văn Nguyễn Minh Châu, khi ấy anh nằm chữa bệnh ở chùa Pháp Hoa (Đồng Nai). Trong một bức thư gửi bạn, Nguyễn Minh Châu viết:
“Nhà văn nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm, phải có tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và hoà bình.
Theo tôi, làm một thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì sâu xa để đời .”
Nguyễn Minh Châu mất ngày 23 tháng 1 năm 1989.
Nhưng tham gia vào dân chủ thường bị quy là vấn đề chính trị. Nó là vấn đề nguy hiểm ở nước ta. Có nguy cơ bị bắt bớ tù đầỵ Chí ít nó cũng làm mếch lòng các vị lãnh đạo, bị cơ quan an ninh theo dõi, gặp khó khăn cho việc in ấn tác phẩm, thư tín bị kiểm soát, bị cắt điện thoại, không được phép đi ra nước ngoài . vân vân và vân vân .
Những việc đó không phải là tưởng tượng. Những việc đó đã xảy ra.
Nhà văn nữ Dương Thu Hương bị bắt vì do phát ngôn mạnh dạn những suy nghĩ độc lập của mình. Chị bị giam mất 7 tháng, sau đó thì thả ra, vô tội.
Ban Chấp hành Hội Nhà văn không có một lời can thiệp, hoặc thắc mắc, hoặc thanh minh, hoặc bảo vệ, hoặc an ủi thăm hỏi gia đình con cái chị Hương. Hồi ấy các cháu còn nhỏ. Chúng rất cần sự quan tâm của các bác các chú Hội Nhà văn lúc mẹ chúng đang cơn hoạn nạn. Sự quay lưng lại trước đau khổ của đồng nghiệp (ấy là chưa kể có người còn hùa với chính quyền nói xấu chị Hương) đã làm Dương Thu Hương phát chán cái Hội Nhà văn. Chị tuyến bố rút ra khỏi Hội với câu nói xanh rờn: “Không bằng cái hội xích lô!” Những người chạy xích lô khi thấy đồng nghiệp của họ bị bắt, họ còn biết kéo nhau đến công an hỏi lý do bắt giữ, rồi cơm nước, quà bánh, săn sóc an ủi con trẻ. Dương Thu Hương không muốn có cái mặt mình trong Hội Nhà văn nữa. Nhưng người đời vẫn gọi chị là nhà văn. Chị vẫn sáng tác, trong nước không in thì nước ngoài in. Chị vừa hoàn thành một kịch bản phim bằng tiếng Pháp cho một đạo diễn người Pháp dàn dựng, tên kịch bản là Baptiser une guerre (tạm dịch Rửa tội cho một cuộc chiến).
Nhà thơ Bùi Minh Quốc bị khai trừ Đảng, bị buộc thôi việc, bị quản chế hành chính 2 lần (mỗi lần 2 năm), vì cả gan làm cuộc hành trình từ Nam ra Bắc lấy chữ ký phản đối việc đình bản tạp chí Langbian của Hội văn nghệ Lâm Đồng, đồng thời phản đối vụ kỷ luật tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn; rồi sau này là việc anh lên biên giới một mình bằng xe Honda 50 phân khối để chính mắt nhìn thấy sự mất đất cho Trung Quốc (thác Bản Giốc ở Cao Bằng và suối Phi Khanh trước Mục Nam Quan), khi về có viết một chùm thơ 4 bài gửi đăng báọ Anh bị bắt giữ trên đường từ Hà Nội về Đà Lạt. Anh cũng đã từng bị khám nhà, bị cắt điện thoại, bao vây thư tín. Cũng không có một sự can thiệp chia sẻ nào của Hội Nhà văn.
Và bản thân tôi, bị cắt điện thoại, lấy mất thư từ, không cho đi hội thảo nước ngoài. Tôi có gửi đơn đến Hội Nhà văn (và các cơ quan chức năng) nhờ can thiệp với những đề nghị rõ ràng:
Nếu có tội xin công an cứ bắt, đưa ra xét xử hẳn hoiø. Còn không nên cắt điện thoại cố định của người ta, bao vây thư tín người ta. Nó vi phạm quyền dân chủ và quyền con người, để thế giới phải lên án nước Việt Nam xã hội chủ nghĩạ Vả lại điện thoại là cả nhà người ta dùng. Không thể giận cá chém thớt.
Trong thời đại tin học phát triển ngày nay, việc cắt điện thoại cố định trở thành vô nghĩa, vô tác dụng, nó chỉ làm thế giới cười nhạo hành động đó mà thôi.
Không cho đi hội thảo nước ngoài, thì ban tổ chức người ta đến ghi âm, quay phim mình đọc tham luận tại nhà, rồi đưa đến hội thảo. Cần thay đổi nhận thức rằng trong môi trường thông tin hiện đại, việc ngăn chặn giao lưu tư tưởng là lố bịch.
Không có một hồi âm can thiệp giúp đỡ nào của tổ chức nhà văn.
Sự vô cảm trước cái ác, cái xấu, cái bất công, đã trở thành một lối sống phổ biến. Chúng ta có thể đưa ra hàng tá lý luận để được yên thân, để được an ủi, nhằm che giấu nỗi sợ hãi của chính mình. Thậm chí còn dùng đến cả miếng võ thậm xưng tự xỉ vả: “Tôi là thằng hèn. Tôi nhận tôi là thằng hèn từ lâu nay rồi. Đáng phỉ nhổ từ lâu nay rồi.”
Nhà văn phải dùng đến miếng võ như vậy thì ai cũng phải vái lạy anh ta mà chạy dài thôi.
Và đấy cũng là một nguyên nhân để thấy rằng tại sao chúng ta không có những tác phẩm tầm cỡ. Ngạn ngữ châu Âu: Le style c’est l’homme – Văn tức là người vậy, hay nói nôm na như ông cha mình: người nào văn nấỵ Phải có nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhân cách Cao Bá Quát, nhân cách Phan Bội Châu, nhân cách Phan Chu Trinh ...vv... thì mới có thơ văn Nguyễn Công Trứ, thơ văn Cao Bá Quát, thơ văn Phan Bội Châu, thơ văn Phan Chu Trinh ...vv...
Nhà văn Nguyễn Minh Châu còn trả lời phỏng vấn báo Văn Nghệ ngày 3-12-1988, nhấn mạnh một lần nữa rằng, nhà văn phải dùng “tiếng nói xã hội” của mình để bày tỏ thái độ trước bất công, trước cái ác, trước nỗi oan khiên của số phận con người.
Anh nói:
“Tôi nghĩ rằng thời nào và ở đâu cũng vậy, các nhà văn chỉ có một việc chính và duy nhất là viết cho haỵ Ngoài ra, bằng uy tín của mình, anh phải tham gia tiếng nói vào những vấn đề của con người, trước những bất công, trước cái ác, anh không có quyền dửng dưng, thây kệ khi con người bị đày đoạ và chà đạp [...] Cái lỗi lớn nhất của mỗi chúng ta là đã khiếp hãi trước cái ác. Và lâu dần, dường như không làm gì được thì chúng ta coi như không có nó.”
Một điểm yếu kém nữa của giới cầm bút chúng ta ngày nay là sự bẻ cong ngòi bút. Người viết không viết theo cái đầu mình suy nghĩ, con tim mình đập nhịp. Họ làm theo đơn đặt hàng, suy nghĩ bằng cái đầu người khác, tình cảm phập phồng theo con tim người khác. Cho nên đấy cũng lại là một nguyên nhân không thể có những tác phẩm tầm cỡ.

Tôi nói có sách, mách có chứng. Tôi biết một giáo sư nhà văn đáng kính, có tuổi, đã bẻ cong ngòi bút phục vụ cho ý tưởng của lãnh đạo. Phải làm như thế chắc ông cũng rất khổ tâm. Thật tình tôi không muốn làm ông khổ thêm. Nhưng việc nói cứ phải nói. Nói để rồi không lặp lại những chuyện ấy nữa cho mọi người cầm bút, chứ không phải chỉ cho riêng ông.
Ấy là bài “Chúc văn giỗ tổ các vua Hùng” năm 2000, năm đầu tiên Đảng và Nhà nước đứng ra chủ trì giỗ tổ. Trong bài Chúc văn, những thành tích của con cháu qua các thế kỷ đều được kể ra để báo cáo với tổ tiên. Ở thế kỷ 20, có hai chiến tích lừng lẫy Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước, thì bài Chúc văn lại không có. Thành ra bài văn tế, như tác giả của nó trình bày, làm đúng 100 câu ứng với truyền thuyết 100 trứng 100 con, chỉ còn 98 câu, thiếu mất 2 câu nói về Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Bởi một vài nhà lãnh đạo nào đấy, muốn làm chìm đắm tên tuổi ông Võ Nguyên Giáp, nên cho chìm luôn những chiến công gắn với tên tuổi của ông.
Một cựu chiến binh chống Pháp từng lên tiếng về dân chủ bị kết tội 10 tháng tù giam, phẫn nộ lên án bài Chúc văn là phản bội lịch sử dân tộc, đòi lập toà đại hình xét xử kẻ chủ mưu, và kết luận bằng những lời chua chát: “Để thưởng công cho việc dám xoá bỏ Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh, họ thưởng cho nhà văn ấy danh hiệu Anh hùng Lao động.”
Độc giả có quyền phê phán của độc giả. Và cựu chiến binh, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước, có quyền phê phán của cựu chiến binh.
Với những người cầm bút chúng ta nên coi đây là một bài học soi chung.
Chúng ta thường phàn nàn về tự do sáng tác, bởi những tiếng còi huýt giật mình của ban Tư tưởng-Văn hoá, anh em rỉ tai nhau: có hơn 600 tờ báo và tạp chí, nhưng chỉ một tổng biên tập là ban Tư tưởng-Văn hoá; sách báo bị tịch thu mấy năm gần đây còn nhiều hơn cả thời Nhân văn-Giai phẩm; thậm chí tịch thu cả bản thảo của nhà văn, một tài sản riêng tư coi như những tư trang thuộc quyền sở hữu cá nhân, khi nó chưa hiện diện trên các quầy sách báọ Những việc làm thô bạo đó đã gây một không khí trầm uất, thiếu hào hứng trong sáng tác.
Nói thì nói vậy, nhưng cũng có phần lỗi ở những người cầm bút chúng ta. Chính chúng ta, chứ không phải ai khác, đã kiểm duyệt nhau một cách chặt chẽ. Gây phiền hà cho nhau khá nhiềụ Cắt xén những câu văn, đoạn văn, còn khe khắt hơn cả những tờ báo chính trị chuyên mục.
Tôi lại nói có sách, mách có chứng. Nhà thơ Hải Như có viết một bài nhan đề “Cần biết xấu hổ”. Ông gửi cho báo Văn Nghệ chỗ anh Hữu Thỉnh. Sau một thời gian chờ đợi, mong mỏi, ông thấy bài được đăng, nhưng bị cắt gần nửa, toàn những chi tiết quan trọng và tâm huyết. Chán ngán, ông gửi cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ban Tổ chức Trung ương là Trần Đình Hoan nhận được, nhiệt liệt hoan nghênh, gửi thư cám ơn ông và chuyển bài đó cho báo Người đại biểu nhân dân. Báo Người đại biểu nhân dân của Quốc hội, báo chính trị hẳn hoi, đăng toàn văn, không cắt một chữ. Như thế là sao đây" Có phải chúng ta đã làm theo như một câu ngạn ngữ : “Bảo hoàng hơn nhà vua” chăng"
Anh Hữu Thỉnh có kể với tôi, cắt như thế rồi, mà sau khi báo đăng, vẫn còn bị hai ông bí thư tỉnh ủy gọi điện đến chất vấn đấỵ Văn chương mà cứ phải chiều ý các nhà cầm quyền ở đủ mọi cấp, lại mỗi ông một phách, rồi nó thành ra cái thứ văn chương gì" Ở đây cần bản lĩnh của người cầm bút.
Một viên thượng tá A 25-Bộ Công an có kể với tôi, chính anh ta đã đi xin việc về Hà Nội cho nhà thơ Bùi Minh Quốc bị kỷ luật mất việc ở Lâm Đồng. Báo Văn Nghệ hồi ấy không nhận. Anh ta phàn nàn: “Văn nghệ sĩ các anh cũng chẳng muốn cưu mang nhau.” Việc thực hay hư không rõ. Có thể họ tung tin gây chia rẽ trong văn nghệ sĩ. Có thể kiểm tra xem ai hồi ấy phụ trách báo Văn Nghệ" Ban Chấp hành hồi ấy là ai" Chuyện đó có thật không" Nhưng rõ ràng sự cưu mang nhau trong hoạn nạn là quá yếu ớt ở Hội Nhà văn chúng tạ Chúng ta chưa có ý thức giớò Giới văn nghệ sĩ. Giới khoa học. Giới báo chí. Giới tu hành .vv....
Lại nghe kể trong một hội nghị văn nghệ sĩ địa phương, họp trù bị để bầu đoàn đại biểu dự đại hội các nhà văn toàn quốc lần thứ VII, có nhà văn phát biểu hết sức phẫn nộ rằng tác phẩm của mình bị cắt xén, dàn dựng, thay đổi cả chủ đề, biến dạng các nhân vật, đến mức không còn nhận ra của anh ta nữạ Nhưng anh ta vẫn cam chịu, vì cần số tiền nhuận bút vài chục triệu đồng. Đáng thương hay đáng trách đây"
Ngồi trước trang giấy viết, nhà văn cần ý thức về sứ mệnh của mình. Mỗi thời kỳ có một nhiệm vụ lịch sử của nó. Thời chống Pháp, nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập non trẻ sau Cách mạng Tháng 8. Thời chống Mỹ, nhiệm vụ hàng đầu là giải phòng miền Nam thống nhất đất nước. Và nhiệm vụ bây giờ là xây dựng một đất nước dân chủ tự do, kinh tế phát triển, trong đó quyền con người phải được tôn trọng tối đa.
Nếu chúng ta chủ trương văn học vì nhân sinh, thì không thể rời bỏ những nhiệm vụ trên. Nếu rời bỏ nó, cũng giống như vị thần Ăngtê trong thần thoại Hy Lạp bị nhấc khỏi mặt đất, nền văn học sẽ mất hết sức sống.
Xin được nhắc lại một lần nữa, lời trăn trối của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
“Làm một thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì sâu xa để đời .”
Kính chúc Đại hội nhà văn lần thứ VII thành công tốt đẹp.
Thăng Long. Sắp mùa hoa gạọ
Hoàng Tiến, nhà văn
Địa chỉ:
Nhà A 11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc—Hà Nội
Điện thoại: Bị cắt từ lâụ
Nơi gửi:
+ Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII
+ Các bạn bè văn nghệ sĩ.
+ Các độc giả quen biết.
(Trích Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam - Điện Thư - Số 44 -Tháng 04 năm 2005)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.