Hôm nay,  

Hoa Kỳ: Cởi Mở Là Bước Chính Để Có Hiệp Ước Mậu Dịch Mỹ-vn

01/07/199900:00:00(Xem: 4584)
Theo như tin loan của nhà báo Faith Keenan có mặt tại Hanoi: Kể từ năm 1995 toà đại sứ Hoa-Kỳ mở cửa tại Việt nam, được coi như một tiền đồn hoang phế, một kho không tên, không tuổi chứa đồ đạc và trang thiết bị phế thải khó có dịp xử dụng lại. Tòa đại sứ này dựng bên cạnh một thủ đô bệ rạc của một nước có ngoại giao nằm trong vành loại bỏ.
Về chính sách ngoại giao như gặp không đúng thời điểm: Hoa Thịnh Đốn đã tiêu tốn hàng triệu đô-la mỗi năm vào những việc đi tìm chiến binh chết hay mất tích tại đồng quê và tài trợ những đài phát thanh tiếng Việt chống cộng sản. Người ta cũng nhận thấy Hoa-Kỳ bỏ thêm chỗ này vài ngàn Mỹ kim và chỗ kia vài ngàn Mỹ kim dựa trên tính chất nhân đạo cứu giúp tai họa trong các trận bão lụt hay mở nơi chữa bịnh lao phổi. Dầu sao Hoa Thịnh Đốn cũng cất bỏ lệnh cấm vận mậu dịch cho Hanoi vào ngày 4 tháng hai 1994 và bình thường hóa sự giao thương như người ta đã biết. Những người Mỹ thua trận, nhưng người Mỹ sẽ không mở rộng cửa thị trường đón hàng từ Việt Nam, ngoại trừ CSVN có ý định mở cửa theo ý của chính quyền Hoa-Kỳ như cho các doanh nhân Mỹ vào đầu tư và nhập cảng hàng chế tạo tại Hoa-Kỳ.
Ngày 29 tháng giêng 1999, kết quả là Hanoi ngỏ ý họ quan tâm tới những điều kiện đòi hỏi gắt gao của Hoa-Kỳ và sẵn sàng làm việc với đối tác như Hoa-Kỳ để mở cửa thị trường theo một lịch chương do Hanoi đề ra. Dẫu đường đi còn dài, đây chỉ là bước đầu. Đề nghị của Hanoi là chính để mở cuộc hội thương, nhưng nó chẳng có kết quả gì; vì Hoa Thịnh Đốn đã đưa cho Hanoi một bản thảo dầy về sự hiệp thương vào tháng tư 1997 để nghiên cứu.
Hơn thế nữa, bản thảo này nói Hanoi tự khởi phải có nhiều cử chỉ thực tế hơn trong lúc các vị lãnh đạo của đảng CSVN đang bất đồng ý kiến nhau về tương lai của đất nước đi theo với vận mệnh của đảng CSVN. Theo như lời tuyên bố của một nhà ngoại giao Hoa-Kỳ tại Hanoi, một khi thương nghị đạt được, VN dễ dàng nhập vào nền mậu dịch to lớn của thế giới, quan trọng cho những nước đang mở mang và hàng xuất khẩu mới bị tụt giảm năm ngoái “Đây cũng là lý do mà phải thay đổi hay chuyển hướng triết thuyết”
Phải thừa nhận sự phủ quyết trong các lần thương thảo trước đây, thái độ thiếu khoan dung của Việt Nam đã làm Hoa-Kỳ thất vọng theo những nguyên tắc về mậu dịch, mặc dầu người ta nhận thấy Hanoi cần thỏa hiệp hơn Hoa Thịnh Đốn. Các nhà thương thảo nằm trong Bộ Thương Mại nhìn thấy Hanoi có thể chịu và duyệt qua tất cả đòi hỏi của Hoa Thịnh Đốn khi thiên niên kỷ 2020 chưa bước tới, khi Việt Nam đã có một nền công nghệ cơ bản. Trong tài liệu đã thảo ra, có tất cả năm chương, trước đây Hanoi hoàn toàn bác bỏ và hoàn lại với những nét bút gạch đen. Hiện nay Hanoi bàn chuyện thỏa ước được thi hành sau một giai đoạn là tám năm.
Các điều khoản ghi trong tập bản thảo dầy năm chương nói tính chất đại cương về mậu dịch, về các giá biểu thuế, về các dịch vụ, về quyền đầu tư và sở hữu quyền về tri thức. Tính chất đại cương này hình như làm cho Hanoi phải hủy bỏ toàn bộ chính sách nhập khẩu, ngoài ra còn đe dọa tới các cơ quan quốc doanh. Đây là một sự chùi láng, theo như nhà ngoại giao VN nói “Thỏa hiệp thăng tiến mậu dịch thì phải đi đôi với sự đổi mới. Chính điều này làm chúng tôi e dè. Chúng tôi phải phác định đổi mới từng bước một.”
Người Mỹ muốn VN mở công nghệ dịch vụ - đặc biệt là bảo hiểm và ngân hàng- để cho người nước ngoài cạnh tranh, phải đối xử với doanh nhân nước ngoài như cách đối xử ngang với doanh nhân trong nước, ngoài ra phải hạ các thuế biểu và các phần đóng góp (quotas).

VN là một trong năm nước không có quy chế quan hệ mậu dịch bình thường với Hoa-Kỳ như Cuba, Iraq. Libya và Bắc Cao Ly. Hàng năm mậu dịch hai chiều giữa VN và Hoa-Kỳ khoảng dưới một tỷ đô-la. VN mới xuất khẩu chừng vài món hàng trong đó có giầy xuất khẩu và được hưởng qui chế tối huệ quốc, nhưng lại theo giá biểu thuế, VN chẳng có lợi gì.
Việt Nam kêu rằng người Mỹ đòi hỏi quá lố và quá sớm. Nhà ngoại giao VN ví Hoa-Kỳ như một nàng “kiều nữ khó chiều” và tập bản thảo cho thấy Hoa-Kỳ đang chống phá một nước Việt Nam. Hoa Thịnh Đốn đáp lại, hàng rào đòi hỏi có nhiều thật, nhưng chúng sẽ giúp VN gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế mà Hanoi đã đệ nạp năm 1995.
Hanoi đã dùng đủ mọi thủ đoạn để buộc Hoa-Kỳ nhượng bộ. Cái thủ đoạn hay nhất của VN là rêu rao Việt Nam là một nước nghèo khổ bị kìm hãm phát triển, Việt Nam cần một sự tự do xoay trở để chen chân với các nước trên thế giới. Kế đó Hanoi quyết định rút bỏ qui chế tối huệ quốc áp dụng cho những nước không có thỏa ước mậu dịch hai chiều. Kể từ 1 tháng giêng, Hoa-Kỳ, Nhật bản và các nước lấy lý do đó tăng các giá biểu thuế quan lên 50%.
Các giới chức Hoa-Kỳ đã bác bỏ, nhưng không có hiệu lực. Các giới chức này cho Hanoi đã đi nước cờ sai trong khi hai nước còn đang lưng chừng trong các cuộc thương thảo mậu dịch. Theo Dennis Harter, vụ trưởng phó của toà đại sứ Hoa-Kỳ tại Hanoi, ông tuyên bố: “Cho thấy VN cố làm áp lực với Hoa-Kỳ hay có ý gây ảnh hưởng mạnh trong mọi cuộc đàm phán đang tiến tới chỗ lợi cho cả đôi bên, dẫn tới các cuộc thương thảo xây dựng nhiều hơn.”
Các giới chức VN về mậu dịch từ chối mọi bình luận trên điểm này. Nhưng Nguyễn Mạnh Hùng, chủ sự phòng Mỹ Châu của Bộ Ngoại Vụ cho biết, các đề xuất mới là “chiếu theo thủ tục quốc tế”. Về điểm này có lẽ VN đã học được của Hoa-Kỳ về việc bãi bỏ thuế biểu cho một số nước trong đó có Trung Cộng mà Hoa Thịnh Đốn đã thi hành hàng năm.
Hanoi không thể nào gây hấn với các nước lân bang khi nền kinh tế bị trì trệ, phần lớn mậu dịch dựa vào các nước tại Á châu. Hai phần ba cán cân mậu dịch của VN được hồi phục sau cuộc khủng hoảng là nhờ giao thương với các nước này. Một dấu hiệu lẫn lộn như tăng giá biểu quan thuế, mềm mỏng trong mậu dịch thương nghị phản ảnh có cái gì khó hiểu trong đường lối lãnh đạo của một nước: CSVN sẵn sàng hội nhập với thế giới bằng mọi giá kể cả sự hy sinh hệ thống quốc doanh hay là đảng CSVN. Thủ đoạn tháu cáy như đang xoa dịu Hoa Thịnh Đốn bằng mọi cách để kết thúc cuộc thương thảo gồm có 1,25 triệu Mỹ kim dành riêng cho đoàn cố vấn kỹ thuật (Technical-assistance team).
Nhưng những người VN, kể cả các lãnh tụ chóp bu đều cho rằng Hoa-Kỳ mắc nợ Việt Nam. Khi Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ là John Kerry viếng thăm Hanoi vào tháng chạp năm ngoái, Thượng Nghị Sĩ đã gặp Đỗ Mười, nguyên chủ tịch đảng CSVN, còn quyền thế và giữ thái độ bảo thủ. Kerry có đặt câu hỏi tại sao VN lại tụt hậu trong vấn đề đổi mới trong khi các lân bang đang tiến lên, đảng viên kỳ cựu này đã đổ lỗi như VN bị cả thế kỷ thực dân đô hộ, rồi tới chiến tranh trong đó có phần dự của những người Mỹ thiếu cấp tiến. Lối lý luận của ông Mười như đã quên một điều: Không cần biết ai đã gây ra vấn đề, vấn đề trước mắt là người VN phải giải quyết vấn đề của chính mình. (Tùng Lai dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.