PARIS.- 15 phút trước khi đọc bài diễn văn vận động cộng đồng quốc tế đánh Iraq, TT Bush tuyên bố Mỹ sẽ trở lại UNESCO, cơ quan văn Hoá Giáo Dục của Liên Hiệp quốc, sau 18 năm vắng bóng. Oâng nói cơ quan UNESCO đã cải tổ và Mỹ sẽ tham gia trọn vẹn trong nhiệm vụ phục vụ nhân quyền, khoa học, văn hoá, và giáo dục. Ô. Kochiro Matsuura, Chủ tịch UNESCO mừng rỡ đáp lời, "Chúng tôi vô cùng hạnh phúc."
Đước biết năm 1984 Cựu TT Cộng Hoà, Ô Ronald Reagan, đã rút Mỹ ra khỏi UNESCO. Lý do chánh thức qua tuyên bố của Quốc Hôi Mỹ thời ấy, gởi đi cho biết Chủ tịch UNESCO lúc bấy giờ, là Ô. Amadou Mohdar M' Bow, người Senegal, đã sử dụng quỹ không kiểm chứng được. Mỹ là nước đóng góp một phần tư cho quỹ.
Thựïc tế, Mỹ rút vì nhiều lý do sâu xa hơn. Trong Chiến Tranh Lạnh Mỹ thấy UNESCO liên tục có những hành động và lời nói thù địch chống thế giới tự do. Cơ quan này ngày càng làm một " viễn chinh chống Tây phương" lớn dưới chiêu bài tạo "một trật tự thế giới mới về truyền thông", nhằm mục đích biến ký giả thành công chức, không thể nói những "điều không hài lòng về nhà cầm quyền. UNESCO còn dùng tiền của Quỹ trong do Mỹ đóng góp một phần tư, để yễm trợ cho Ô. Arafat trong nhiều chương trình có tính tuyên truyền của tổ chức PLO. Sau cùng những việc làm không phù hợp với chức năng của UNESCO đã khiến Mỹ rút ra khỏi cơ quan quốc tế này ngày 31 tháng 12 năm 1984.
Việc trở lại của Mỹ bây giờ là một khích lệ lớn về mặt nhân tài vât lực giúp cho UNESCO trên đường phát triển phục vụ giáo dục, khoa học, văn hoá cho cộng đồng quốc tế.
Việc Mỹ trở lại UNESCO cũng cho thấy chính phủ của TT Bush hiện đã khởi sự một chiến lược quốc tế khác hẳn trước đây, bằng cách tham gia tích cực hơn vào mọi cơ chế quốc tế.