Hôm nay,  

Đạo Luật Di Trú H.r. 2092 Được Đệ Trình Quốc Hội Mỹ

03/09/200500:00:00(Xem: 4694)
LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 9-05
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Dân biểu Hoa Kỳ, Sheila Lee, thuộc tiểu bang Texas, đã đệ trình Đạo luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện Hoa Kỳ H.R. 2092, lên quốc hội. Theo tin từ Văn phòng nữ dân biểu này cho biết dự luật kể trên đưa ra nhiều khía cạnh cải tổ, trình bày những dữ kiện cho thấy hệ thống di trú hiện nay của chính phủ Hoa Kỳ chưa hiệu quả, và những sự thay đổi là điều cần thiết nhằm mang lại sự cải tổ sâu rộng của ngành di trú tại Hoa kỳ.
Đạo luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện Hoa Kỳ là một dự luật toàn diện bao gồm nhiều vấn đề của hệ thống di trú hiện nay. Liên quan đến vấn đề di trú đoàn tụ gia đình, dự luật yêu cầu tăng gấp đôi số chiếu khán (visa) nhập cảnh, từ số lượng giới hạn mỗi năm là 480,000 lên 960,000 chiếu khán. Dự luật cũng đưa ra ba chương trình hợp pháp hóa, gồm có: Một chương trình hợp pháp hóa cho những cư dân ở quá hạn lâu năm, những người có thể chứng minh họ xứng đáng được hưởng sự hợp pháp hóa này; chương trình thứ hai dành cho trẻ em đã từng đi học tại các trường ở Hoa Kỳ trên 5 năm; và chương trình thứ ba dành cho những người sống không hợp lệ ở Hoa Kỳ từ năm 1986.
Sự hợp pháp hóa này sẽ chấp nhận những người dân Haiti không có giấy tờ ở Hoa kỳ được hưởng quy chế thường trú nhân hợp pháp. Thêm vào đó, chương trình này cũng sẽ mang lại quy chế thường trú nhân cho người dân Liberia từng sống ở Mỹ trên 10 năm, qua một quy chế chấp thuận đoản kỳ đã được gia hạn trước đây bởi đạo luật Quy Chế Bảo Vệ Tạm Thời, sau khi họ được đưa sang Hoa Kỳ.
Liên quan đến vấn đề an ninh biên giới, Đạo luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện Hoa Kỳ sẽ thưởng tiền và cấp chiếu khán "thông tin" cho những ngoại kiều mong muốn giúp đỡ điều tra và truy tố những hoạt động buôn lậu hàng hóa, hay những hoạt động giả mạo giấy tờ thương mại. Một ban đặc nhiệm sẽ được thành lập để thu thập và phố biến những thông tin về những giấy tờ giả mạo được dùng để nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp. Nhân viên điều tra di trú sẽ được tăng cường ở các cửa khẩu nhập cảnh.
Toàn bộ các về vấn đề kể trên có thể đọc trên trang điện tử: http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/Z"c109:h.r.2092.ih;
Trong một diễn biến khác có liên hệ đến các vấn đề kể trên, Bộ trưởng Bộ Nội An Hoa Kỳ, Michael Chertoff, vừa loan báo việc tái cấu trúc hoạt động quan trọng của bộ này. Bộ Nội An đang thay đổi cách thức điều hành công việc tình báo, thiết lập các chính sách và quản lý các hoạt động thi hành luật pháp quan trọng.
Theo bản thông cáo báo chí vừa được Bộ Nội An phổ biến, liên quan đến những tổng kết được soạn thảo từ chương trình Duyệt Xét Gia Đoạn Hai, một chương trình nghiên cứu rất cẩn thận của Bộ Nội An về các chính sách, hoạt động và cơ cấu điều hành. Chương trình Duyệt Xét Giai Đọan Hai thẩm định từng cơ phận của Bộ Nội An để bộ này có thể đối phó với những trường hợp bị đe dọa, bị tấn công hay những tình huống khẩn cấp khác, cũng như đưa ra hàng loạt những bước bảo vệ và ngăn ngừa những trường hợp phải gia tăng mức an ninh lên nhiều lần.
Bản thông cáo báo chí còn đưa ra chương trình làm việc 6 điểm của Bộ Nội An như sau:
- Tăng cường những sự chuẩn bị toàn bộ, đặc biệt để đối phó những biến cố thảm khốc;
- Lập những hệ thống an ninh chuyên chở để di chuyển dân chúng và hàng hóa an toàn và hữu hiệu hơn;
- Tăng cường an ninh biên giới và thi hành luật pháp nội địa, cũng như cải tổ những giải quyết về di trú;
- Gia tăng việc trao đổi thông tin với các cơ quan bạn;
- Cải thiện việc quản trị tài chánh của Bộ Nội An; cũng như cải tổ việc phát triển nhân sự, và cải tổ kỹ thuật thông tin;
- Tái cấu trúc tổ chức Bộ Nội An để gia tăng tối đa chức năng điều hành của bộ này.
Bài viết trên đây được tổng hơpï từ tập san di trú Siskind.
II. LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 9-05
A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 15-04-2001
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 22-09-2001
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-04-1996
E- Ưu tiên F3: Xét đến 15-03-1998
F- Ưu tiên F4: Xét đến 15-12-1993
G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

HT Quảng Độ Nói Về Lễ Vu Lan Trong Xã Hội VN Ngày Nay
Đài Á châu Tự do trong chương trình phát về Việt Nam ngày 23.8.2005, phóng viên ÝLan đã phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ về ý nghĩa lễ Vu Lan, Mùa Báo hiếu, trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay. Sau đây chúng tôi xin chép lại nguyên văn cuộc phỏng vấn ấy để cống hiến bạn đọc một cái nhìn thức thời từ nơi quê hương Việt:
Đài Á châu Tự do: Nhân dịp Mùa Vu Lan Phật lịch 2549 năm nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã dành cho Phái viên ÝLan của Ban Việt ngữ một cuộc phỏng vấn về ý nghĩa ngày Vu Lan Báo hiếu. Mời quý vị theo dõi:
ÝLan: Kính chào Hòa thượng Thích Quảng Độ. Vừa qua Hòa thượng gửi một Thông bạch Vu Lan đến chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong và ngoài nước. Kính xin Hòa thượng hoan hỉ cho thính giả được biết nội dung của Thông bạch này.
HT. Thích Quảng Độ: Cũng như Đạo hữu biết, Vu Lan là ngày truyền thống, ngày báo hiếu. Trước kia chứ bây giờ thì cũng hơi nhạt nhạt. Bây giờ người ta có coi tổ tiên, cha mẹ có ra cái gì đâu! Bây giờ chính nền tảng gia đình của người Việt Nam cũng bị hủy hoại dần dần. Họ nói thờ cúng tổ tiên là mê tín dị đoan. Chết là hết, còn gì, việc gì mà thờ cúng với hiếu nghĩa. Cho nên cái ý nghĩa Vu Lan bây giờ cũng đã phai nhạt. Họ nhồi vào những tư tưởng Duy vật như vậy, thành ra cũng phai mờ dần.
Nhưng mà còn nước còn tát, giấy rách giữ lấy lề, cho nên mỗi lần Vu Lan về thì Giáo hội kêu gọi những người Phật tử nếu còn giữ được tâm Phật, còn hiếu dưỡng đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì nên nhớ đến ngày đó, để mà nhớ ơn, trả ơn. Đối với ông bà, tổ tiên, cha mẹ cái ơn ấy rất sâu nặng. Ngoài ra lại còn ơn đối với chúng sinh, đối với xã hội. Bởi vì thế giới theo Phật là thế giới nhân quyên. Nó là những quan hệ chằng chịt, ràng buộc với nhau. Không ai có thể, từ cá nhân đến gia đình, đến xã hội, không ai có thể sống cô lập. Nhất là thế giới ngày nay. Chỉ một cái dầu hỏa mà nó cạn kiệt đi là cả thế giới nguy hiểm.


Ai cũng phải nghĩ đến ân nghĩa với tổ tiên, cha mẹ, ông bà trong gia đình. Ân nghĩa của chúng sinh trong xã hội. Bây giờ nói đây, thí dụ như tôi có thể ngồi đây tụng kinh, cầu nguyện, giảng đạo cho tín đồ, nếu như họ còn có nhu cầu, thì đó là cái việc tôi làm, rồi họ nuôi tôi bằng cách họ bố thí, cúng dường để trả ơn. Thế thì bây giờ ngoài xã hội cũng thế, một ông Quốc trưởng, ông Thủ tướng, ông Bộ trưởng chẳng hạn, ông có làm ra được hạt gạo đâu" Cũng phải nhờ những người nông dân chân lấm tay bùn làm ra hạt gạo. Chứ mấy ông có làm ra được gạo để ăn đâu" Thành ra các ông phải có nợ với người nông dân. Ông có thể dệt lấy tấc vải ông mặc đâu" Ông phải đi mua, thì ông lại phải có nợ với người trồng bông, những người chế ra máy dệt, những người công nhân dệt, rồi những người thợ may may thành quần áo. Thành cứ nói một cách thế thôi. Thậm chí cái đinh nhỏ trong giày của ông, ông cũng không làm được!
Thế mà rồi ông về ông lên án, hồi 75, ông lên án các ông Sư ở đây là ăn bám; nên ta phải quyết tâm tiêu diệt cái bọn ăn bám xã hội. Hồi đó tôi đã đưa ra giảng đường Ấn Quang tôi nói: Ai ăn bám xã hội" Các ông cũng ăn bám thôi! Mà giả dụ các Sư ăn bám thì cũng không gây nên tội. Các Sư đâu có giết người, hại người để mà ăn bám" Còn họ ăn bám, họ còn giết bao nhiêu người nữa. Thủ đoạn chính trị nó tàn bạo lắm, vừa ăn bám vừa hại người. Cái đó tôi nói hẳn như vậy đó.
Tất cả, theo Đức Phật, thì chúng sinh đều có nợ lẫn nhau. Cho nên nói luân hồi, thì chúng sinh bao nhiêu kiếp trước đều là cha mẹ, họ hàng, vợ chồng, con cái lẫn nhau cả. Như vậy là thế giới đều có nợ với nhau cả. Cho nên ngày Vu Lan nhắc nhở người ta ai cũng có nợ, lo mà trả nợ một phần nào. Chứ đừng vong ân phụ nghĩa. Cho nên Cộng sản chủ trương không thờ ông bà tổ tiên, đó là cái thất bại của chủ nghĩa Cộng sản. Người gần nhất với mọi người, là ông bà, tổ tiên, cha mẹ mình, mà nếu không nhớ ơn, làm sao nhớ ơn nước" Kêu gọi yêu nước, yêu tổ quốc, nhưng mà họ đã không có hiếu đạo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên họ, thì họ biết tổ quốc là ai" Thế cho nên bây giờ lại đổi ra yêu Tổ quốc, yêu Đảng, "Trung với Đảng, hiếu với dân". Bây giờ bố mẹ họ, họ cũng không hiếu.
Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã. Tất cả các việc tốt bắt đầu từ gia đình. Không cho người ta hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đổ bàn thờ người ta đi, thì như vậy là cái kêu gọi hão, giả dối thôi. Cho nên phá cái phong tục thờ cúng tổ tiên là phá hoại đạo lý Việt Nam. Ai mà không còn biết thờ cúng tổ tiên, không thắp được nén hương, là người ấy bạc bẽo, phản bội tổ tiên Việt Nam. Mà phản bội tổ tiên Việt Nam là phản bội tổ quốc Việt Nam. Tất cả những phong tục ấy đều bắt nguồn từ Hồng Bàng, mà Hồng Bàng là Tổ quốc của mình, là người sáng lập ra đất nước này. Mà bây giờ bố mẹ, tổ tiên mình mình không cúng, không thờ thì mình còn nhớ gì đến Tổ Hùng Vương nữa đâu. Bây giờ đây, nói xa đi thì cái Nhà nước Cộng sản này chẳng còn non sông đất nước nữa. Bây giờ người ta đặt tên núi Các-mác, suối Lê-nin. Ngày xưa các cụ nói Non sông gấm vóc. Cả dải non sông này là gấm vóc của dân tộc Việt Nam. Bây giờ thì Núi Các-mác, suối Lê-nin, thì non sông ấy dâng cho Các-mác, Lê-nin, còn tổ tiên, ông bà còn ai nữa đâu, còn tấc đất nào đâu!
Cho nên bây giờ Vu Lan là nhắc nhở cho toàn thể dân tộc Việt Nam phải nhớ đến ân nghĩa của tổ tiên, người chết, người sống. Người sống mà người ta giúp mình, ai có nợ với mình thì phải trả. Người chết thì phải nhớ ơn xây dựng đất nước, xây dựng gia đình, phải nhớ ơn họ. Người Việt Nam nào không nhớ cái ơn đó thì không phải là người Việt Nam. Cho nên nội dung Vu Lan, thì năm nào cũng nhắc nhở. Không những chỉ dịp Vu Lan thôi, bất cứ dịp nào, Giỗ, Tết... có dịp là các Sư đều nhắc nhở đồng bào Phật tử như thế. Ăn quả thì nhớ người trồng cây.
Đạo Phật vào Việt Nam nó tự nhiên như nước thấm vào đất vậy. Bởi vì dân tộc Việt Nam là dân tộc trọng hiếu nghĩa, thì đạo Phật cũng trọng chữ hiếu. Ngài Mục Liên là bài học chữ hiếu cho toàn thể người Phật tử của Việt Nam cũng như cho thế giới. Cho nên đạo Phật đi đến đâu là hòa nhập với văn hóa địa phương, y như nước thấm vào lòng đất vậy, không gây ra một xung đột nào. Trước kia, hầu hết Á Đông là đất của Phật giáo, kể cả vùng Trung Đông, Ba Tư... Ngài An Thế Cao là gốc nước An Tức, tức là Irak ngày nay, toàn là của Phật giáo. Tất cả các nơi Phật giáo như vậy, truyền đi đến đâu là hòa nhập ngay, hòa đồng ngay với văn hóa địa phương, không gây ra một sự xung đột nào. Trong lịch sử Phật giáo hơn 2500 năm qua chưa có một trang sử nào ghi nhận vì sự truyền bá Phật giáo mà một giọt máu đổ ra. Chưa có. Chưa một giọt máu đổ ra vì sự truyền bá Phật giáo, từ Ấn Độ sang đến Nhật Bản. Cho nên bây giờ truyền thống ấy cứ phải nhắc lại. Phật giáo là tôn giáo hòa bình, chỉ thích hòa bình, bất bạo động. Có được nền giáo lý như vậy, là vì xây dựng trên lòng Từ Bi. Lòng từ bi là tình thương. Đức Phật thương không phải chỉ thương loài người không, mà cả đến từng con kiến cũng thương. Cho nên mỗi độ Vu Lan về là phải nhắc nhở cái ơn nghĩa đó, chứ không nên quên cái đó. Phong tục tập quán cũng có cái hay, cái dở. Cái dở mình nên bỏ đi hoặc thay bằng cái hay. Nhưng cái hay thì không bao giờ nên bỏ.
Cho nên Cộng sản chủ trương không thờ ông bà, tổ tiên là cái thất bại của chủ nghĩa Cộng sản. Cho nên khi ra Vũ Đoài năm 82, 83, tôi ra ngoài Vũ Đoài (1), tôi bảo người dân quê: "Này các vị cứ cố giữ lấy bàn thờ tổ tiên, ông bà, thì ông Mác, ông Lê-nin phải cuốn gói thôi!". Họ bảo tại sao như thế" - Bởi vì tổ tiên, ông bà là cái nguồn gốc của gia đình và là của tổ quốc nữa. Bây giờ, nếu ông Mác, ông Lê-nin các ông ấy bảo mê tín dị đoan, chết là hết còn gì mà thờ. Tôi giả dụ bây giờ một người nước ngoài nào đến một gia đình Việt Nam, người ta thấy mình thờ tổ tiên, ông bà, người ta thắp cho một nén hương. Người ta xã giao, lịch sự, người Tây phương có khi họ rất văn minh, lịch sự, họ thấy phong tục tập quán như vậy, họ thấy mình để dép bên ngoài, họ cũng tháo giày ra để ngoài, rồi họ vào thắp nén hương, khoanh tay, cúi đầu. Ôi giời, thấy dễ thương quá! Tôi nghe cô ÝLan nói tiếng Việt tôi thương lắm, dễ thông cảm lắm, coi như cô là người Việt chính cống rồi. Ấy đấy, đằng này ông Mác, ông Lê-nin ông vào, ông trợn trừng bảo: "Ừ, cái thứ này thờ ai đây" Chết là hết rồi còn thờ cái gì"! Quăng đi!". Ông dẹp gia đình người ta đi, dẹp bàn thờ người ta đi. Tôi bảo nếu làm như thế người tha đánh cho là tốt, rồi người ta mời ông ra khỏi nhà!
Cho nên lễ Vu Lan để giáo dục con em. Người sống, người lớn có bổn phận đóng góp, còn phải dạy cho con em uống nước nhớ nguồn. Cho nên Cộng sản ngày nay thất bại là bởi vì bảo uống nước rồi lấp giếng đi. Ngày Vu Lan nhắc nhở người ta nhớ ơn, trả ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ...
ÝLan: Xin cám ơn Hòa thượng đã dành cho Đài Á châu Tự do cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
GHI CHÚ:
(1) Năm 1977 Hòa thượng Thích Quảng Độ bị bắt cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và 7 vị lãnh đạo Viện Hóa Đạo, bị hành hạ, ngược đãi trong tù, nhưng nhờ dư luận quốc tế phản đối, các tổ chức nhân quyền quốc tế can thiệp, nên Hòa thượng được trả tự do ngày 12.12.1979. Sang ngày 25.2.1982, Hòa thượng bị bắt lại cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang vì "tội" chống kháng Đảng cộng sản can thiệp vào nội bộ Phật giáo, thành lập một giáo hội công cụ phục vụ chính trị cho Đảng. Hòa thượng Thích Huyền Quang bị lưu đày về Quảng Ngãi, Hòa thượng Thích Quảng Độ bị lưu đày về nguyên quán ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình ở miền Bắc. Thân mẫu Hòa thượng cũng bị đày ra đây và đã chết trong hoàn cảnh đói lạnh, không thuốc men năm 1985.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.