Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

23/06/200100:00:00(Xem: 5307)
Hỏi (ông Trương Triệu Phong): Tôi lập công ty xuất nhập khẩu để buôn bán và nhập cảng hàng hóa vào nước Uùc. Sau hơn 2 năm điều khiển công ty, tôi được các bạn bè làm ăn cùng ngành nghề cố vấn là nên mở LC để dễ dàng hơn trong việc mua và nhập cảng hàng hóa vào Uùc.

Tôi cùng người bạn đến ngân hàng để liên lạc xin mở LC, tôi có xuất trình giấy tờ làm ăn của công ty và các đơn đặt hàng tại các nước Á Châu. Tôi cũng có đưa cho ngân hàng giấy tờ mà công ty của tôi đã khai thuế trong 2 năm qua. Sau đó nhân viên ngân hàng có giải thích cho tôi về những thủ tục để mở LC, nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ về những lời giải thích này của ngân hàng.

Xin LS giải thích về việc mở LC này, vì sợ rằng nếu tôi ký vào những giấy tờ đó sau này sẽ bị ràng buộc và gây trở ngại cho công việc làm ăn của công ty. Xin đa tạ.

Trả lời: Chữ LC mà ông đề cập đến trong thư, theo sự hiểu biết của cá nhân chúng tôi, đó là chữ viết tắt của “letters of credit” (tín dụng thư).

Tín dụng thư là một phương tiện quan trọng và thuận tiện đối với việc mua bán vượt ra ngoài ranh giới của các quốc gia.

Trong các hợp đồng mậu dịch quốc tế, vấn đề mà người mua thường gặp phải là sự lo lắng rằng tại sao họ phải trả tiền trước khi họ nhận được hàng và trước khi kiểm xét lại hàng hóa một cách kỹû lưỡng. Riêng người bán thì lo lắng về việc tại sao phải để cho hàng hóa xuất kho khỏi sự kiểm soát của chính mình trong lúc đó mình chưa nhận được tiền. Vì thế, “tín dụng thư” đã ra đời để giải quyết những bế tắc và lo lắng này của người mua lẫn người bán.

Để hiểu rõ được sự tiện dụng của “tín dụng thư”, chúng ta hãy cùng xét xem những điều mà người bán và người mua cần phải thực hiện trong một hợp đồng mậu dịch quốc tế bằng “tín dụng thư” như thế nào"

Trước tiên “người mua” (the buyer) phải ký kết một hợp đồng với ngân hàng, và ngân hàng này hứa sẽ ứng tiền theo những điều kiện mà 2 bên thỏa thuận với nhau, Ngân hàng này được gọi là “ngân hàng ứng tiền” (the issuing bank).

Ngân hàng này sẽ trả tiền cho “người bán” nếu người bán xuất trình được cho ngân hàng những văn kiện mà “người mua” đã yêu cầu; sau đó “người mua” sẽ hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền mà ngân hàng đã ứng trước cho “người bán”.

Trong trường hợp, nếu sự trả tiền được thực hiện qua một ngân hàng trung gian, ngân hàng này được gọi là “ngân hàng xác nhận” (the confirming bank), thì một hợp đồng sẽ được ký kết giữa “ngân hàng ứng tiền” và “ngân hàng xác nhận”.

Theo hợp đồng này, “ngân hàng ứng tiền” sẽ ủy quyền hoặc yêu cầu “ngân hàng xác nhận” trả tiền cho “người bán” khi nhận được các giấy tờ mua bán liên hệ; rồi “ngân hàng xác nhận” sẽ chuyển các giấy tờ này cho “ngân hàng ứng tiền” để được hoàn lại số tiền đã trả.

Ngoài ra cũng còn có một hợp đồng khác được ký kết giữa “ngân hàng xác nhận” (the confirming bank) và “người bán” (the seller) là ngân hàng sẽ trả cho người bán một số tiền nào đó sau khi nhận được các giấy tờ mua bán liên hệ.

Hy vọng những điểm căn bản về “tín dụng thư” vừa nêu có thể giúp ông hiểu rõ hơn về những điểm mà ông đang thắc mắc.

Để có thể được “ngân hàng” đồng ý ứng tiền trước cho các hợp đồng mua hàng của ông tại ngoại quốc, ông cần phải có tài sản hoặc phải có người đứng ra bảo đảm cho ông trong việc này. Chúc ông thành công.

*


Hỏi (ông Nguyễn Phong): Tôi hiện cư ngụ tại Cabramatta West, xin LS vui lòng giải đáp giùm tôi một vấn đề nêu sau đây:

Nguyên mấy năm trước đây, tôi có mua một căn nhà, nhưng vì không đủ tiền nên tôi có mượn tạm của các anh chị trong gia đình tôi mỗi người một ít. Vì vậy, trong bản bằng khoán được ghi như sau:
First Schedule: Ghi tên tôi
Second Schedule: Ghi tên những người cho tôi mượn tiền.

Nay số tiền mượn của các anh, chị, em; tôi đã trả xong đầy đủ, không còn thiếu của ai cả. Bây giờ tôi muốn được xóa tên những người đã cho tôi mượn tiền ở chỗ Second Schedule trong bản bằng khoán này, thì tôi phải làm thủ tục giấy tờ như thế nào" Và phải liên hệ với những cơ quan nào" Và xin được biết rõ địa chỉ của những cơ quan này. Xin cám ơn.

Trả lời: Oâng cho biết là trên “Phần Phụ Lục Thứ Nhì” (Second Schedule) của giấy tờ bằng khoán đã ghi tên những người cho ông mượn tiền, nhưng ông không nói rõ là ghi tên của họ với tư cách là gì"

(a) Thông thường, trên giấy tờ bằng khoán, nếu ông có mượn tiền thì tên của các cá nhân [hoặc ngân hàng cho ông mượn tiền] sẽ đăng ký tên của họ với tư cách là “người [hoặc ngân hàng] nhận nhà cầm cố” (the mortgagee), và nếu có đăng ký, như trong trường hợp hiện tại của ông, thì sẽ có dòng chữ như các ví dụ được liệt kê dưới đây:
123 mortgage to Nguyen A
456 mortgage to Nguyen B
789 Mortgage to Nguyen C

123 là số đăng ký văn kiện nợ mà ông đã mượn của “Nguyen A” tại “Sở Đăng Ký Bằng Khoán Đất Đai” (Land Titles Office). “Mortgage to Nguyen A” có nghĩa là ông đã “thế chấp cho Nguyễn A”.

(b) Nếu các anh chị, em trong gia đình của ông khi cho ông mượn tiền, họ không có ý định cho ông mượn với tư cách là “người nhận nhà cầm cố” (mortgagee), mà chỉ muốn cho ông mượn tiền vì thấy ông đang gặp khó khăn, tuy nhiên, để dự phòng những trường hợp bất trắc có thể xảy ra, chẳng hạn như họ sợ rằng ông có thể âm thầm bán nhà để tiêu xài mà họ không hay biết. Trong trường hợp này, họ có thể đã nhờ luật sư đăng ký “cáo tri pháp lý” (caveat) trên giấy tờ bằng khoán của ông. Oâng không thể bán nhà nếu họ không chịu rút lại “cáo tri pháp lý này”. Vì thế, bất cứ lúc nào ông muốn bán nhà thì ông buộc phải báo cho họ biết để họ rút lại các “cáo tri pháp lý” này. Để có thể rút lại “cáo tri pháp lý” này thì ông phải trả lại tiền mà ông đã mượn họ trước đâyï, hoặc LS của ông phải bảo đảm điều đó cho họ.

Trong trường hợp có đăng ký “cáo tri pháp lý”, thì trên giấy tờ bằng khoán của ông, ông sẽ thấy dòng chữ được dòng chữ ghi ở “Phần Phụ Lục Thứ Nhì” (Second Schedule) là “12345 Caveat by Nguyen A” (12345 Cáo Tri Pháp Lý đã nộp Bởi Nguyễn A) (12345 là mã số [tưởng tượng để làm ví dụ] của “cáo tri pháp lý”).

Tôi không biết trên giấy tờ bằng khoán của ông đã liệt kê những gì trong “Phần Phụ Lục Thứ Nhì” nên tôi không thể trả lời rõ cho ông được. Tôi chỉ có thể trả lời cho ông nếu ông điện thoại và cho tôi biết các chi tiết đó.

Tuy nhiên, dù đó là “Mortgage” hay đó là “Caveat” thì ông đều phải đến “Land Titles Office” để lập thủ tục hầu xóa bỏ tên các chủ nợ đó của ông khỏi giấy tờ bằng khoán, sau khi họ chịu ký tên để rút lại “Caveat” hoặc ký tên để “giải trừ nợ” (discharge of mortgage) cho ông.

Địa chỉ của “Land Titles Office” là Sydney Queens Square. Số điện thọai: 9228 6666. Gần “Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang” (The Supreme Court of NSW).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.