Hôm nay,  

Báo Động Sạt Lở Bờ Sông Cửu Long

25/09/201900:00:00(Xem: 1285)

Biến đổi khí hậu và xây đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mê Kông làm cho các nước ở hạ nguồn bị nhiều ảnh hưởng mà việc sạt lở đất hai bên bờ sông là hậu quả thấy rõ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 24 tháng 9.

Bản tin RFA trích thuật tin của Reuters cho biết như sau.

Reuters vào ngày 24 tháng 9 dẫn truyền thông trong nước cho biết, chính quyền 6 tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau đã công bố tình trạng khẩn cấp chống sạt lở bờ sông do xói mòn.

Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau, hơn 25km bờ sông cần phải có biện pháp xử lý khẩn cấp nếu không một trong những khu vực bị ảnh hưởng sẽ là phía Tây Nam của TPHCM.

Đặc biệt, tình trạng sạt lở, xói mòn còn ảnh hưởng đến các khu dân cư, khu hành chính, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Thay đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân chính được nhắc đến nhiều năm nay khiến cho tình trạng sạt lở ở ĐBSCL càng tăng. Có thể nói, nguyên nhân chính là những con đập ở thượng nguồn các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc đã ngăn chặn sự bồi lắng ở hạ nguồn sông Mekong.

Trong tháng 7, độ sâu của sông Mekong đoạn biên giới giữa Lào và Đông Bắc Thái Lan đã giảm dưới 1.5 mét so với mức trung bình là 8m vào cùng thời điểm trong năm bởi vì khô hạn và hoạt động của các con đập ở thượng nguồn.

Chính quyền tỉnh Cà Mau đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 74 tỉ đồng cho các dự án khẩn cấp bảo vệ kè biển chống xói lở phía Tây của tỉnh.

Hiện tại tỉnh Cà Mau, một khu vực mất khoảng 80 to 100m đất mỗi năm do xói mòn, sạt lở bao gồm cả khu vực rừng phòng hộ.

Trong hình, lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau khẩn trương khắc phục những đoạn đê bị sạt lở.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.