Hôm nay,  

Về Kiến Nghị Của Canada

02/05/201800:00:00(Xem: 3353)
Vi Anh
 

Kiến nghị của Thượng Viện Canada do Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải bảo trợ, phóng chiếu vào hiện tình Tây Âu, Bắc Mỹ, Ấn độ Thái bình dương tự do, rộng mở để ngăn chận TC khống chế Biển Đông - là một hình thức thúc đẩy phong trào quốc tế hoá Biển Đông đang bị Trung Cộng bạo ngược xâm lấn, xâm chiếm. Đó là một chiến lược quốc tế dùng số đông quốc gia tranh đấu, chiến đấu sẽ làm cho TC thua vì TC là chế độ cục bộ, vị kỷ trong cộng đồng thế giới.

Thực vậy. Một, về thời sự và sự kiện. Một dự thảo kiến nghị đã được đệ nạp gần hai năm, Thượng Viện Canada mới  thảo luận, biểu quyết thông qua ngày 24/4/2018 với đa số phiếu 43/29. Nội dung chánh yếu chỉ trích ‘cách ứng xử leo thang thù nghịch’ của Trung Quốc trên Biển Đông.

 Kiến nghị này do Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt là Ô. Ngô Thanh Hải một cựu giới chức ngoại giao VN Cộng hoà tỵ nạn CS bảo trợ. Ông bày tỏ hy vọng bản kiến nghị sẽ khiến chế độ Việt Nam CS thức tỉnh và hành động.

Phát biểu trên đài VOA ngày 28-4, Ông cho biết “Kiến nghị được đưa ra từ năm 2016 tuy nhiên chỉ mới được thông qua sau 2 năm tranh luận ở Thượng viện, theo nghị sĩ có nhiều hoạt động trong cộng đồng người Việt tại thành phố Ottawa. “Trong kiến nghị của tôi, tôi muốn Canada đóng một vai trò chủ đạo trong vấn đề thúc giục các quốc gia tranh chấp trong vùng (Biển Đông) phải công nhận luật pháp quốc tế và chấm dứt mọi hành động làm leo thang tranh chấp để bảo vệ nền an ninh trong vùng biển Đông.”

Là một nhân vật gốc VN Cộng hoà, chống CS nhiều kinh nghiệm, theo sát thời cuộc Biển Đông, TNS Hải đánh trúng đại huyệt của TC. Chỉ một ngày sau là Trung Quốc phản pháo. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa ra thông cáo nói nghị sĩ Ngô Thanh Hải đang tìm cách "khuấy động rắc rối" một tình hình đang yên ổn.

Còn TNS Hải trình bày trên một số đài phát thanh của Mỹ như RFA, VOA, ý Ông là muốn thông qua kiến nghị để “yêu cầu chính phủ Canada phải chủ động ủng hộ các quốc gia đồng minh ngoại giao của mình tại vùng Đông Nam Á” vì “chính phủ Canada không thể làm ngơ trước thực tế đang phát sinh từ các cuộc tranh chấp trên biển Đông.”

“Trong những năm qua từ khi TQ tăng cường lấn chiếm biển Đông bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự trên biển Đông, không có quốc gia nào đứng ra tiếp tục lên án TQ," theo nghị sĩ Canada. "Họ im lìm để cho các quốc gia có liên quan tại vùng Đông Nam Á phải đương đầu trực tiếp với TQ.”“Trung Cộng không bao giờ chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế La Haye do đó tời giờ phút này vấn đề đó vẫn chưa giải quyết được." "Với hành động đó chúng ta thấy rằng Trung Cộng có thể dùng Biển Đông để áp lực tất cả các quốc gia trên thế giới. Trung Cộng muốn làm bá chủ vùng châu Á Thái Bình Dương.” “Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề Biển Đông cứ để TQ xâm chiếm và không ai lên án thì TQ sẽ làm tới, chiếm đóng và mặc hồi phân giải.”

Hai, đi vào phân tích. Kiến nghị của Thượng Viện Canada khuyến nghị Chánh Phủ Canada đóng một vai trò chủ đạo trong vấn đề thúc giục các quốc gia tranh chấp trong vùng (biển Đông) phải công nhận luật pháp quốc tế và chấm dứt mọi hành động làm leo thang tranh chấp để bảo vệ nền an ninh trong vùng biển Đông.”

 Đầu tiên khuyến nghị này phù họp với xu thế của các siêu cường của Tây Phương. Tây Âu và Bắc Mỹ phần lớn của Thế giới Tự do từng bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh cho Đại Tây Dương suốt 70 năm qua, đã thành truyền thống. Mỹ lâu nay cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không những duy trì bằng ngoại giao, giao thương, yểm trợ mà Mỹ còn giúp đỡ về quân sự nữa. Chính quyền Mỹ nhứt là thời TT Trump còn đưa lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tàu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục ngàn quân nhân Mỹ vào vùng chiến thuật Ấn độ- Thái bình dương này nữa.


Bạn bè cũ không rủ cũng tới. Thời sự và tin tức cho biết lãnh đạo các nước G7 bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ hôm 23/4 ra tuyên bố phản đối TC và kêu gọi việc phi quân sự hóa khu vực Biển Đông để duy trì hòa bình và ổ định trong khu vực. Còn Thượng viện Canada hôm 24/4/2018 đã thông qua nghị quyết lên án "hành vi thù địch" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Pháp cũng thiết tha với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp. Tổng thống Macron hôm 10/03/2018 còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.

Anh từ năm 2017, Bộ trưởng Ngoại giao đã cam kết điều hai chiếc tàu sân bay mới đóng của Anh sẽ tham gia vào nhiệm vụ duy trì tự do hạng hải trên Biển Đông, dĩ nhiên là phải chống TQ khống chế Biển Đông, tức vi phạm tự do hàng hải.

Việc quốc tế hoá Biển Đông của Á châu Thái bình dương với Ấn độ dương và phối hợp với các đồng minh đối tác của Mỹ như Nhựt, Đài Loan, Úc, Nam dương, và phần lớn các nước của ASEAN là chuyện những nước vừa kể thấy phải làm, làm ngay trước tình hình TC khống chế chặt chẽ Biển Đông.

Thứ đến khuyến nghị này nhắc nhở nhà cầm quyền CSVN phải thức tỉnh, phải hành động bảo vệ biển đảo của đất nước ông bà VN để lại cho con cháu VN, dứt khoác một tấc đất cũng không nhường cho Trung Quốc, dù núi xương, sông máu cũng phải bảo vệ.

Phi luật tân nhỏ yếu hơn VN mà còn đưa nội vụ TC xâm lấn biển đảo ra Toà Trọng Tài về Luật Biển. TC không dự nhưng bị Toà tuyên phán những tuyên bố đơn phương chủ quyền của TC trên biển đảo đã xâm chiếm là phi pháp, vô căn cứ lịch sử.

Và Mỹ bất chấp những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của TC. Mỹ thường xuyên tuần tra bên trong vùng 12 hải lý mà TC đơn phương tuyên bố chủ quyến của TC. Nhưng Đảng Nhà Nước CSVN vì quá lệ thuộc TC giả bộ nói bảo vệ biển đảo mà không hành động cụ thể, tỏ ra khôn vặt chờ nước khác tranh đấu, chiến đấu xong thì hưởng lây, ăn ké, danh từ CS gọi là ‘ăn theo’. Lý lẽ chánh đáng cho thấy biển đảo của mình bị xâm lược Nhà Nước mình không bảo vệ, không tranh đấu, chiến đấu, thì nước nào đứng ra giúp mình.

Nên TNS  Ngô Thanh Hải một người Việt ty nạn CS bảo trợ cho Kiến Nghị của Thượng Viện bày tỏ hy vọng bản kiến nghị sẽ khiến Việt Nam thức tỉnh và hành động.

Ba và sau cùng, nếu vận động được nhiều nước quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, như TNS Hải nguời Mỹ gốc Việt vận động  chánh phủ Canada  tham gia, góp phần ngăn chận TC khống chế Biển Đông, thì TC sẽ thua là cái chắc. Lâu nay Trung Cộng khăng khăng bám lấy lập trường giải quyết mọi tranh chấp biển đảo với các nước Á châu Thái bình dương láng giềng, trên nguyên tắc song phương. Bên cạnh lý do cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng (la raison du plus fort est toujours la meilleure/ The reason of the strongest is always the best), còn có một lý do sâu sắc nữa là TC là một chế độ cục bộ, cô đơn cùng cực trên phương diện ngoại giao trong cộng đồng thế giới, không bao nhiêu nước ủng hộ cái lý sự cùn của TC.

 Nếu CSVN nghe theo TC giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc song phương, VN sẽ như con cừu non nạp mạng cho con sói đói như bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine viết, lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng trong tương quan tay đôi. Vì lẽ đó TC nằn nằn quyết một chủ trương, đòi hỏi giải quyết tranh chấp biển đảo trên nguyên tắc song phương, tay đôi mà thôi.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.