Hôm nay,  

Quan Sát Nhân Quyền 2005: Hồ Sơ Việt Nam

28/01/200600:00:00(Xem: 5224)
Trong thời gian chờ đợi kết quả của đơn xin gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhà cầm quyền Việt Nam đã có những biện pháp nhằm làm giảm thiểu sự lên án của cộng đồng quốc tế về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Nhà cầm quyền trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến, những nhà lãnh đạo tôn giáo, cấm đoán việc ép buộc tín hữu bỏ đạo, và xuất bản một bạch thư để tự bào chữa cho những thành tích về nhân quyền.

Nhưng bất kể những hành động này, nhà cầm quyền VN vẫn từ chối những quyền căn bản và hầu hết không có gì thay đổi trong năm 2005. Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp những giáo hội độc lập, áp chế sự kiểm soát trên mạng luới Internet và báo chí, cấm đoán sự hội họp và bỏ tù người dân Việt Nam khi họ bày tỏ quan điểm tôn giáo và chính trị của họ. Luật pháp Việt Nam vẫn cho phép nhà cầm quyền “quản chế” hai năm và không cần phải ra toà sét xử bất công dân nào bị nghi là mối đe dọa nền an ninh quốc gia.

Trong năm 2005, nhà cầm quyền trả tự do cho muời hai nhà lãnh đạo tôn giáo và nhà bất đồng chính kiến nhưng họ lại đồng thời bắt thêm nhiều người khác. Hầu hết những người bị bằt đều là tín hữu của giáo hội Thiên Chúa Giáo của người thiểu số của vùng Cao Nguyên có tên gọi là Montagnards, và những tín hữu này đã bị gán cho danh hiệu ly khai. Hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tiếp tục bị giam lỏng tại nhà. Ít nhất là bảy tín hữu của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo đã bị cầm tù trong năm 2005.

* Kiểm Soát của sự tự do ngôn luận và Internet

Tại Việt Nam hoàn toàn không có cơ quan truyền thông độc lập và tư hữu. Báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của nhà cầm quyền, và những chỉ trích nhắm thẳng vào Ðảng Cộng Sản hoàn toàn bị cấm. Những đại diện của các cơ quan truyền thông quốc tế buộc phải xin phép của Bộ Ngoại Giao khi đi ra ngoài phạm vi của Hà Nội.

Nhà cầm quyền Việt Nam cố gắng kiểm soát những phương tiện truy cập Internet đại chúng và phong toả những tranh nhà được xem là có nội dung chính trị bất lợi cho chế độ. Tháng 5 năm 2005, nhà cầm quyền VN phong toả trang nhà bằng Việt ngữ của British Broadcasting Corporation (BBC). Tháng 7 năm 2005 chính phủ VN ra lệnh cấm sự sử dụng Internet đối với “những lực lượng phản động”. Năm 2004 Bộ Công An thành lập văn phòng để theo dõi sự sử dụng Internet trái phép và có nội dung “bất hợp pháp”, bao gồm việc lưu truyền “bí mật quốc gia.” Vào tháng Giêng năm 2004, lệnh của chính quyền đòi hỏi chủ nhân của các tiệm Internet phải theo dõi nội dung điện thư (email) của khách hàng, và phong toả những trang nhà bị cấm.

Vài nhà bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù vì tội vi phạm “an ninh quốc gia” sau khi họ dùng Internet để bày tỏ quan điểm của họ. Những người này là Phạm Hồng Sơn, bị án tù 5 năm vì tội gián điệp sau khi ông phân phát một bài báo nói về dân chủ trên Internet; Nguyễn Khắc Toàn bị án tù 12 năm sau khi bị bắt tại một dịch vụ Internet vì chống đối lãnh đạo của nhà cầm quyền trong những điện thư mà ông đăng trên Internet với nội dung lên án nhà cầm quyền.

* Tự Do Hội Họp

Những cuộc biểu tình rất hiếm khi xảy ra, nhất là sau khi nhà cầm quyền dùng bạo lực đàn áp những cuộc biểu tình tại vùng Cao Nguyên trong năm 2001 và 2004. Tháng 3 năm 2005, Thủ Tướng ký sắc lệnh 38/1005/ND-CP nhằm gia tăng sự kiểm soát của tự do hội họp. Sắc lệnh này cấm sự tụ họp trước những địa điểm nơi có những cuộc hội nghị của chính phủ, đảng, và quốc tế. Sắc lệnh này đồng thời đòi hỏi những cơ quan tổ chức những cuộc tập họp đại chúng phải xin phép trước.

* Tự do tôn giáo

Tín hữu của những tôn giáo không được công nhận bởi nhà cầm quyền VN tiếp tục bị bắt bớ. Lực lượng Công An được sai đến để giải tán những sinh hoạt tôn giáo, tịch thu tài liệu tôn giáo, và ép buộc lãnh đạo các tôn giáo đến các trạm công an để tra hỏi.

Năm 2004, Hoa Kỳ xếp VN vào danh sách “những quốc gia cần quan tâm” vì những vi phạm tự do tôn giáo. Áp lực quốc tế mang lại kết quả của sự trả tự do cho những tù nhân lương tâm trong năm 2005 và sự thông qua của đạo luật mới về tôn giáo trong 2004. Tháng 2 năm 2005, Thủ Tướng ký sắc lệnh cấm sự ép buộc tín hữu từ bỏ tôn giáo của họ, và đồng thời nhà cầm quyền nới lỏng những giới hạn đối với những giáo hội Thiên Chúa Giáo.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đòi hỏi những tổ chức tôn giáo phải đăng ký với chính quyền để được xem là hợp pháp, và nghiêm cấm tất cả những sinh hoạt có thể gây ra sự mất trật tự, gây nguy hại đến nền an ninh quốc gia, hoặc gây chia rẽ. Nhà cầm quyền tại địa phương đã dùng luật mới này là lý do để bắt người thiểu số thuộc giáo hội Thiên Chúa Giáo khi bi nghi ngờ là họ là tín hữu của giáo hội độc lập. Ngoài ra, tín hữu vẫn tiếp tục bị ép buộc phải từ bỏ tôn giáo của mình vẫn tiếp tục xảy ra cho dù đã có sắc lệnh cấm. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2005, tổ chức Human Right Watch đã nhận được báo cáo của nhiều nghi thức từ bỏ tôn giáo xảy ra tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi, Hà Giang và Gia Lai. Tháng 6 và 7 năm 2005, tín hữu Thiên Chúa Giáo đăng ký sinh hoạt của họ những đã bị chính quyền của những tỉnh như Tuyên Quang, Quảng Nam, Dak Lak, Hà Giang, và Cà Mau từ chối.

* Tín hữu Thiên Chúa Giáo thiểu số

Tín hữu Thiên Chúa Giáo Hmong tại vùng đông bắc và tín hữu người Hre tại tỉnh Quảng Ngãi (Quang Nai) đã bị đánh đập dã man, bị bắt giữ và bị áp lực bởi nhà cầm quyền địa phương để từ bỏ tôn giáo của họ và ngưng tham dự những buổi tụ họp. Tháng 2 và 3 năm 2005, đàn áp tôn giáo và sự tham dự của quân đội tại tỉnh Lai Châu đã làm cho nhiều gia đình người Hmong theo Thiên Chúa Giáo tỵ nạn qua những quốc gia lân cận như Trung Quốc, Burma và Lào. Tháng 3 năm 2005, nhà cầm quyền tại tỉnh Điện Biên xuất phát một chiến dịch kéo dài 4 tháng để tẩy xoá Giáo Hội Tin Lành nơi người Hmong.

Tại vùng Cao Nguyên, nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp người Montagnard, nhất là những tín hữu của hệ phái “Thiên Chúa Giáo Dega”. Nhóm này đã bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm hoạt động. Bắt đầu từ năm 2001, gần 300 tín hữu Thiên Chúa Giáo Montanards đã bị bỏ tù họ là những người ly khai lạm dụng tôn giáo để “làm nguy hại đoàn kết quốc gia”. Nhà cầm quyền tại khu vực đông bắc cũng báo cáo những trường hợp tương tự rằng người Hmong theo đạo Vang Chu là tiền tuyến của những sinh hoạt ly khai. Giáo hội Menonite Việt Nam tiếp tục trong tình trạng bị theo dõi, và tín hữu của giáo hội này tiếp tục phải trực diện với những xung khắc với chính quyền địa phương. Trong khi Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Tổng Thư Ký của giáo hội Mennonite, đã được trả tự do trong năm 2005, nhà truyền giáo Phạm Ngọc Thạch vẫn tiếp tục bị cầm tù.

* Phật Giáo

Một tăng sĩ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), Thích Thiện Miên, đã được trả tự do trong năm 2005. Tuy nhiên, nhà cầm quyền tiếp tục bắt bớ GHPGVNTH và từ chối công nhận sự hiện hữu của giáo hội này cho dù là GHPGVNTH đã từng là giáo hội lớn nhất VN. Ðức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hoà Thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục bị giam lỏng và bị công an theo dõi thường xuyên. Bộ Ngoại Giao giới hạn khách thăm viếng đến với hai tăng sĩ này, kể cả những ngoại giao và báo chí với lý do là hai tăng sĩ này đang bị điều tra vì tang trữ “bí mật quốc gia”.

Tuy là Phật Giáo Hòa Hảo được công nhận bởi nhà cầm quyền, Phật tử Hòa Hảo luôn bị sách nhiễu và bị theo dõi. Hai Phật tử Hòa Hảo bị bắt vào tháng 2 năm 2005 vì ấn hành băng video với nội dung tôn giáo. Tháng 5 và 6 năm 2005, công an cắt ngang và giải tán nghi thức an táng là buổi thờ phượng, biểu ngữ tôn giáo và bàn thờ đã bị phá hủy. Vào tháng 6 năm 2005, Phật tử Hoà Hảo tuyên bố tuyệt thực để phản đối sự chậm trễ trong sự phản ứng của nhà cầm quyền đối với khiếu nại của 500 Phật tử vì họ đã bị “khủng bố và đàn áp” bởi nhà chức trách tại An Giang.

Hai Phật tử Hòa Hảo là Võ Văn Bửu và Trần Văn Út đã tự thiêu vào ngày 5 tháng 8 năm 2005 để phản đối sự đàn áp và giam cầm lãnh đạo tôn giáo của họ. Công an đã dùng hơi cay và súng ép nước để giải tán đám tang của hai người này với sự tham dự của hằng ngàn Phật tử. Bộ Ngoại Giao gọi sự tự thiêu của Trần Văn Út là “một hành động cực đoan tử hủy hoại”. Vào tháng 9 năm 2005, giáo sĩ Phật giáo Hòa Hảo Võ Văn Thanh Liêm, người đã nộp bản viết nhân chứng về nhân quyền tại Việt Nam tại buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2005, đã bị kết án chín năm tù. Ít nhất là sáu Phật tử Hòa Hảo đã bị giam cầm trong năm 2005.

Vào tháng 7 năm 2005, chín tín hữu của tôn giáo Cao Dai đã bị kết án tù từ ba đến 13 năm vì tội “chốn ra ngoại quốc để chống chính quyền.” Những người này đã bị bắt và bị hồi hương từ Cambodia vào tháng 9 năm 2004 khi họ cố gắng chuyển một lá thư phản đối những nhà ngoại giao quốc tế tại hội nghị ASEAN tại Phnom Penh.

Bắt Người Tùy Tiện, Tra Tấn, Toà Án Bất Công

Hằng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị hiện đang bị giam cầm tại VN. Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự tra tấn và ngược đãi đối với những tù nhân này. Ðiều kiện nhà tù vô cùng khó khăn và không đúng theo tiêu chuẩn của nhà tù. Tổ chức Human Right Watch đã nhận được nhiều báo cáo tù nhân bị giam cách biệt trong những phòng chật hẹp, tối tăm, dơ bẩn, bị từ chối dịch vụ chăm sóc y khoa, và bị công an đánh đập, đá, dùng roi điện tra tấn, và cho phép tội phạm hình sự đánh đập tù nhân tôn giáo và chính trị mà không bị trừng phạt.

Công an thường xuyên bắt người và lưu giữ người mà không có án lệnh của toà án. Toà án xử những tù nhân chính trị không cho phép báo chí quốc tế, công chúng và ngay cả gia đình của tù nhân tham dự. Bị cáo không được sự cố vấn pháp lý bởi luật sư độc lập.

Bảo vệ nhân quyền

Tại Việt Nam không có sự hiện diện của tổ chức nhân quyền độc lập hoặc phi chính phủ hoạt động tại VN. Vào tháng 9 năm 2004, nhà cầm quyền VN từ chối cấp Visa cho dân biểu liên bang Loretta Sanchez, người luôn phê bình mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền tại VN và là đồng sáng lập Congressional Caucus on Viet Nam. Vào tháng 8 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Việt Nam ấn hành bản bạch thư dầy 82 trang với tựa đề “Những Thành Tựu Trong Việc Bảo Vệ Và Đề Cao Nhân Quyền Tại Việt Nam.”

Những Quốc Gia Quốc Tế Quan Trọng

Những quốc gia tài trợ cho Việt Nam bao gồm khoảng 50 song phương và đa phương, đã hứa sẽ tài trợ 3.4 tỷ USD tại Nghị Hội Cố Vấn vào tháng 12 năm 2004. Trong khi những quốc gia tài trợ chú trọng vào sự phát triển kinh tế và xoá sự nghèo khó, những quốc gia này ngày càng gia tăng bày tỏ sự quan ngại về sự đối sử của nhà cầm quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến, đàn áp tự do ngôn luận, và sự hành sử yếu kém đối với cuộc khủng hoảng tại Cao Nguyên.

Vào năm 2005, Nhóm Hành Động Chống Việc Bắt Người Tuỳ Tiện của Liên Hiệp Quốc tuyên bố là Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hoà Thượng Thích Quảng Độ là nạn nhân của việc giam giữ vô cớ (hoặc giam giũ tùy tiện). Trong năm 2005, Cao Uỷ Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc và nhiều nhà ngoại giao quốc tế đến thăm vùng Cao Nguyên vài lần. Những người Montanards trở về từ trại tỵ nạn tại Campuchia cũng đã được thăm viếng. Hầu hết những cuộc thăm viếng này xảy ra với sự có mặt của nhà cầm quyền và đảng. Một bản hiệp ước được ký vào tháng Giêng năm 2005 giữa Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và chính quyền VN và Campuchia. Bản hiệp ước tuyên hứa VN sẽ không trừng phạt những người trờ về sau cuộc ra đi bất hợp phát, nhưng bản hiệp ước không nói gì đến việc hứa sẽ không trừng phạt và bắt bớ những người hồi hương khi họ thực hành tôn giáo và trình bày quan điểm chính trị của họ.

Nhiều quốc gia nới rộng sự ủng hộ công khai của họ đối với những nhà bất đồng chính kiến trong năm 2005. Sau nhiều lầu yêu cầu, Đại sứ Anh Quốc và lãnh đạo của phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu đến VN đã được cho phép đến thăm Hoà Thượng Thích Quảng Độ vào tháng 9. Quốc Hội Liên Hiệp Châu Âu đã tổ chức một buổi điều trần vào tháng 9 năm 2005 về nhân quyền tại Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Vào tháng 11 năm 2005, toà đại sứ Hoa Kỳ khen ngợi việc VN trả tự do cho tù nhân tôn giáo và tuyên bố luật mới về tôn giáo, tuy nhiên Hoa Kỳ tiếp tục duy trì Việt Nam trong tình trạng “những quốc gia cần quan tâm” vì những vi phạm tự do tôn giáo. Vào tháng 6 năm 2005, Thủ tướng Phan Van Khải đến thăm Hoa Kỳ, đây là cuộc thăm viếng ở cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Nguyên Văn: http://hrw.org/english/docs/2006/01/18/vietna12249.htm

Chuyển dịch: Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ Gốc Việt (VPAC)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.