Hôm nay,  

Tâm Tình Thầy Trò: Bệnh Tự Kỷ

04/03/201800:00:00(Xem: 2299)
Tuong Chinh
Chị Tường Chinh.
 

Kỳ 2 (tiếp theo)

2. Sự Đồng Cảm và Thấu Hiểu Các Tâm Trạng Của Người Xung Quanh

Đối với các em bị bịnh tự kỷ, việc thấu hiểu tâm trạng vui buồn, những câu chuyện dí dỏm sẽ là một thử thách lớn cho các em. Do vì các em không thích giao tiếp và kém cõi về mặt ngôn ngữ nên các em khó có sự đồng cảm với tâm trạng những người xung quanh.

3. Va Chạm Về Thể Xác

Phần lớn các em bị chứng tự kỷ không thích được ôm ấp hoặc đụng chạm vào cơ thể. Các em không thích người khác, dù là người thân quá gần gũi hoạc ôm mình như những đứa trẻ bình thường. Các em thường xa lánh bạn bè, thích một mình và sợ đám đông, người lạ.

4. Tiếng Động Lớn, Mùi Vị và Ánh Sáng.

Những tiếng động lớn, mùi vị hay ánh sáng cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng đến cuộc sống của các em bị ASD. Các em thường cảm thấy khó chịu, và vô cùng nhạy cảm trước những trường hợp nói trên.

Các em chịu sự ảnh hưởng và giới hạn về vấn đề trò chuyện. Càng bị nặng, các em càng bị giới hạn thấp trong vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ, hoặc các em chỉ có thể bắt chước và lập lại những gì người đối diện nói, nhưng các em không hoàn toàn hiểu ý nghĩa của câu nói từ miệng mình. Triệu chứng thấy rõ nhất là các em từ 1 đến 3 tuổi, không có dấu hiệu nói chuyện, các em thường cầm tay và ra dấu cho bố mẹ mỗi khi cần điều gì.

Asperger’s syndrome là một trong nhóm ASD, các em bị Asperger thì lại nói năng hoạt bát, lưu loát hơn các em bị ASD.

(còn tiếp)

Tường Chinh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.