Hôm nay,  

Biển Đông: Xài Bản Đồ Cũ

27/02/201800:00:00(Xem: 4560)
Trần Khải

Các mẫu hạm Mỹ vẫn hiên ngang vào Biển Đông, đi xuyên qua các vùng hải lưu truyền thóng, bất kể Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo để làm như đất cắm dùi, khoanh vùng bản đồ lãnh thổ.

Phóng viên Ron Gagalac của thông tấn ABS-CBN News cuủ Philippines, trong bản tin ngày 26/2/2018 viết từ trên boong tàu mẫu hạm ghi rằng không hề có chuyện sửa đổi bản đồ gì, hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn tiến vào vùng biển đang tranh chấp.

Các viên chức Hải quân Mỹ giải thích rằng đó là dấu hiệu minh bạch: không có chuyện vẽ bản đồ mới, rằng mọi chuyện vẫn y như cũ, Biển Đông là Biển Đông, kể cả vùng biển Philippines.

Mẫu hạm USS Carl Vinson có trang bị vũ khí nguyên tử, đi tuần dưới quyền của Hạm Trưởng Douglas Verissimo.

Verissimo nói với các phóng viên rằng Mỹ không đổi bản đồ gì hết. vì nếu đổi bản đồ sẽ gây xung khắc mới và sinh khởi vấn đề mới -- và những gì Mỹ làm ở Biển Đông là theo quy lệ từ 50 năm qua.

Trong khi đó, thông tấn Nga Sputnik News kể chuyện: Việt Nam sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân quốc tế quy mô lớn.

Bản tin ghi rằng ít nhất 17 quốc gia sẵn sàng tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn "Milan-2018" do Ấn Độ tổ chức từ ngày 6 đến 13 tháng 3, đại diện chính thức của hải quân nước này, thuyền trưởng Dee Kay Sharma cho hay.

Cuộc diễn tập sẽ được tiến hành tại Quần đảo Andaman và Nicobar. Các đội Úc, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Kenya, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanma, New Zealand, Oman, Singapore, Thái Lan, Tanzania và Sri Lanka sẽ tham gia.

Người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ cho biết: "Milan" đã phát triển từ cuộc diễn tập cấp khu vực thành một sự kiện quốc tế có uy tín liên quan đến hải quân không chỉ các nước Vịnh Bengal và Đông Nam Á, mà cả toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương".

Theo ông, mục đích chính của cuộc tập trận này là phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống hoạt động bất hợp pháp ở Ấn Độ Dương. Theo kênh truyền hình NDTV, trong cuộc thảo luận về thao diễn, hai bên sẽ đề cập vấn đề ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Cần ghi nhận: Hải quân 17 quôc gia tập trận "Milan-2018" và không mời Hải quân Trung Quôc tham dự.

Nghĩa là, Hải quân 17 quôc gia ra biển rủ nhau bắns úng chơi, nhưng nhất định không mời Hải quân Trung Quốc.

Nghĩa là, Trung Quốc không phải là một cái tên dễ mến.

Thậm chí tàu cá TQ cũng đi vét cá lậu xa tận Châu Mỹ.

Bản tin RFA hôm Thúứ hai kê chuyện: Lực lượng tuần duyên Argentina đã phải bắn vào một chiếc tàu cá Trung Quốc khi chiếc tàu này đánh bắt cá trái phép ở vùng nước của Argentina. Lực lượng tuần duyên nước này loan tin hôm thứ sáu ngày 23/2.

Tuyên bố của Hải quân Argentina cho biết phía Argentina đã bắn nhiều phát đạn về phía tàu Jing Yuan 626 của Trung Quốc sau khi chiếc tàu này bị phát hiện đang đánh bắt cá trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Argentina.

Môt video được công bố hôm thứ bảy tuần rồi cho thấy một sĩ quan Argentina đã dùng loa lên tiếng cảnh báo tàu Trung Quốc trước khi bắn. Viên sĩ quan này nói đại ý rằng phía tàu cá Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của những người đi trên tàu và của tàu. Viên sĩ quan cảnh báo chiếc tàu sẽ bị bắn ở phần đầu tàu.

Sau đó tàu tuần duyên Argentina đã truy đuổi tàu cá Trung Quốc trong suốt 6 tiếng đồng hồ. Cuộc truy đuổi chỉ kết thúc sau khi Bộ Ngoại giao yêu cầu chấm dứt và chiếc tàu Trung Quốc chạy thoát.

Trong khi đó, bản tin VOA kể rằng: Việt Nam và Trung Quốc hồi gần đây bàn về hợp tác tại 4 địa điểm Lạng sơn, Móng Cái, Cao Bằng, Lào Cai, và quảng bá kế hoạch thành lập cái gọi là một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát biên giới”, một vùng tự do thương mại “trung lập”, nơi hai nước có thể bắt tay hợp tác để cùng kiểm soát những sự đi lại và giao lưu của hàng hóa xuyên biên giới, giảm bớt các thủ tục hành chánh rườm rà, và đẩy mạnh trao đổi thương mại.

Vào trung tuần tháng 11 năm 2017, nhân chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước anh em cộng sản ra Tuyên bố chung, khẳng định tình hữu nghị, đồng thời nói rằng kiên trì theo đuổi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa “là lựa chọn đúng đắn”, hai bên mong muốn “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.”

Cả hai nhấn mạnh sự cần thiết phải phát huy vai trò điều phối của các cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Đảng và nhà nước, thúc đẩy hợp tác trong mọi lĩnh vực.

Tuy nhiên trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục có những bước chậm mà chắc hướng tới mục tiêu lâu dài, là thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, đặt cộng đồng quốc tế trước ‘sự đã rồi’, nhiều người Việt lo ngại Việt Nam, là nước nhỏ, sẽ thua thiệt, thậm chí bất lực, trước viễn ảnh ngày càng bị anh láng giềng khổng lồ công khai o ép.

Đáng ngại, đáng ngại... trong khi đó, Tập Cận Bình lên ngôi Hoàng đế kiểu mới, theo bản tin RFI: Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng Cộng Sản nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.

Ông Tập Cận Bình chính thức lên nắm đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc từ năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và cũng như đã thành tiền lệ trong đảng thời hậu Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình sẽ phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo vào năm 2023, tức là sau hai nhiệm kỳ 5 năm. Với đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng không giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo, thông báo hôm Chủ nhật ( 25/02/2018), đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở đường để ông Tập Cận Bình sẽ còn ở lại lâu dài trên đỉnh cao quyền lực.

Nghĩa là, ông  Tập sẽ muôn năm trường trị... nếu không có gì bất ngờ.

Sẽ có hại gì cho Việt Nam không? Dĩ nhiên, có thể hiểu rằng, hễ không trình cống hậu hĩnh, Việt Nam sẽ bị Tập Hoàng Đế chinh phạt...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.