Hôm nay,  

Vi Trùng Dân Chủ

17/03/200500:00:00(Xem: 5297)
Ngày thứ hai tuần này một cuộc biểu tình khổng lồ có đến hàng trăm ngàn người tham dự đã diễn ra ở Beirut thủ đô Lebanon, đòi hỏi Syria rút hết quân ra khỏi nước này. Theo đài TV độc lập của Lebanon, có đến 1 triệu người biểu tình, tức khoảng 1/4 dân số cả nước. Nhưng hôm sau thứ ba lại có một cuộc biểu tình ủng hộ Syria trước Sứ quán Mỹ tại Lebanon, phản đối Mỹ can thiệp. Cuộc biểu tình này chỉ có hơn 2,000 người. Cố nhiên biểu tình không phải bầu cử, nhưng nếu nhìn lại các cuộc biểu tình thuận hay chống mấy tuần gần đây, người ta cũng thấy một điểm rất có ý nghĩa. Sau khi một vị cựu Thủ tướng, ông Hariri, bị khủng bố đánh bom giết chết, ngày 16-2 khoảng 200,000 người tham dự tang lễ đã hô khẩu hiệu chống Syria. Ngày 21-2, hàng trăm ngàn người chống Syria đã diễn hành qua các đường phố Beirut đến tập hợp trước mồ ông Hariri. Ngày 28-2, 25,000 người đã biểu tình chống Syria trước Quốc hội Lebanon. Ngày 5-3, một ngàn người biểu tình tại Công Trường Tuẫn Tiết chống sự hiện diện của quân đội Syria. Ngày 7-3, khoảng 70,000 người chống Syria tập hợp ở Công trường Tuẫn Tiết. Ngày 8-3, khoảng 500,000 người biểu tình ủng hộ Syria do Hezbollah tổ chức tại Beirut. Ngày chủ nhật 13-3, Hezbollah lại tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ Syria ít nhất có 100,000 người tham dự ở thành phố chợ Nabatiyeh ở Nam Lebanon. Đến đầu tuần này có hai cuộc biểu tình như đã thấy. Tính chung số người biểu tình của phe đối lập chống Syria vẫn đông hơn các cuộc biểu tình của Hezbollah thân Syria.

Trước đó Syria đã chính thức nhận lời rút hết 15,000 quân, phần lớn bố trí lại ở Thung lũng Bekaa trên lãnh thổ Đông Lebanon, nhưng cuối tuần qua đã có vài ngàn quân vượt biên trở về Syria. Chưa biết Syria có chịu rút hết quân về nước trước cuộc bầu cử tháng 5 của Lebanon hay không, nhưng Syria đưa ra điều kiện mới: chỉ rút hết quân sau khi Lebanon có chính phủ. Về chuyện này lại có vấn đề. Sau vụ ông Hariri bị giết, trước áp lực của dư luận trong và ngoài nước, Thủ tướng Omar Karami thân Syria đã phải từ chức. Nhưng ngày 10-3, hai ngày sau cuộc biểu tình 500,000 người do Hezbollah tổ chức, Karami lại được bổ nhiệm lại làm Thủ tướng. Karami đề nghị lập chính phủ liên hiệp quốc gia, nhưng xem ra rất khó khăn vì phe đối lập nay đã có sức mạnh rõ rệt.

Hãy nhìn qua sự phân bố chính trị và tôn giáo của Lebanon cho đến nay. Lebanon có 4 triệu dân trong đó 70% là Hồi giáo, 30% là Công giáo. Nhưng trong thành phần Hồi giáo lại có Shi-a đông nhất, kế đến Sunni và nhóm Druze cũng có gốc là Hồi giáo. Còn Công giáo đông nhất là giáo phái Maronite. Về sắc tộc, Ả rập chiếm 95%, còn 5% là người gốc Armenia. Theo thỏa ước kết thúc nội chiến năm 1990, ghế Tổng Thống được dành cho người của giáo phái Maronite, ghế Thủ tướng dành cho người Hồi giáo Sunni và ghế Chủ tịch Quốc hội dành cho người gốc Hồi giáo Shi-a. Tổng Thống Emile Lahoud hiện nay được bầu năm 1998 với sự chấp thuận của Syria. Còn Thủ tướng Karami là dòng dõi một gia đình Hồi giáo Sunni. Năm 1992, Karami đã phải từ chức lần đầu tiên vì dân chúng biểu tình chống kế hoạch cải cách kinh tế của ông. Sau đó ông Hariri lên làm Thủ tướng. Năm 2001, Karami lại lên làm Thủ tướng và sau vụ Hariri bị giết, Karami phải từ chức lần thứ hai. Và bây giờ lần thứ ba Karami được làm Thủ tướng trở lại cho đến khi có kết quả bầu cử toàn quốc vào tháng 5 sắp tới.

Hezbollah là nhóm du kích Shi-a ở Lebanon thời nội chiến, lúc đầu được Iran giúp và có liên hệ chặt chẽ với Iran mà đa số là Hồi giáo Shi-a. Nhưng sau khi Syria tiến quân vào Lebanon năm 1976, Hezbollah đã lệ thuộc Syria mà đa số dân là Hồi giáo Sunni. Syria cũng có đảng Baath như Hồi giáo Sunni của Saddam Hussein. Shi-a và Sunni là hai hệ phái Hồi giáo đã từng có những cuộc xung đột đẫm máu trong lịch sử về vấn đề kế vị Đấng Tiên tri Mohammed. Điều đáng chú ý là mới đây sau cuộc bầu cử thành công ở Iraq, Syria (Sunni) và Iran (Shi-a) đã tuyên bố lập mặt trận liên minh. Dù vậy bom khủng bố nghi là của al-Qaida và thành phần Sunni của chế độ Saddam vẫn nổ làm chết người Shi-a. Những nhận định đó làm nổi bật hình ảnh một chuỗi liên hoàn có 4 nước biên giới nối tiếp nhau từ Lebanon, qua Syria, đến Iraq và Iran. Chuỗi xích đó còn chắc là nhờ cuộc chiến chống Israel của người Ả rập Hồi giáo ở Palestine. Cuộc chiến Palestine còn, liên hoàn còn. Và ngược lại cũng đúng: liên hoàn còn chiến cuộc Palestine chưa thể dứt. Vậy cái nào dứt trước" Có thể cả hai cùng dứt như có phép lạ chăng" Iran đang bị Mỹ và Âu châu ép về vấn đề vũ khí nguyên tử. Ở Iraq, hai phe Shi-a và Kurd đã triệu tập Quốc hội mới bầu, coi như không cần đến Sunni vẫn có thể thành lập chính quyền mới. Còn Syria đã bị ép phải rút quân ra khỏi Lebanon. Quan trọng nhất vẫn là tình hình chính trị trong giai đoạn này ở Lebanon.

Cuộc ngừng bắn Israel-Palestine vẫn tiếp tục và Israel đã trao thêm hai thành phố ở Tây Ngạn cho Palestine. Nếu Hezbollah chấp nhận giải giới và cuộc bầu cử thực sự tự do diễn vào tháng 5 để một nước Lebanon hoàn toàn độc lập hưởng ứng việc hòa giải Israel-Palestine như nhiều nước Ả rập đã làm, liên hoàn sẽ rã và hòa bình Trung Đông sẽ được củng cố. Lúc này còn quá sớm để bàn đến vai trò của LHQ ở Lebanon nhưng nếu có nội loạn ở đây sau khi Syria rút hết quân, Mỹ và Pháp, hai nước soạn thảo nghị quyết LHQ đòi Syria rút quân, sẽ có trách nhiệm thành lập đoàn quân quốc tế gìn giữ hòa bình thay thế quân đội Syria.

Trong khi chờ đợi một sự đột xuất, rất có thể các cuộc biểu tình tương phản, thuận và chống, còn tiếp tục xẩy ra. Biểu tình trong lúc này cần nhất phải làm trong ôn hòa và trật tự, đề phòng phá hoại, triệt để tránh xung đột đổ máu. Biểu tình bất luận thuộc khuynh hướng nào cũng tốt vì nó làm lan truyền vi trùng một thứ bệnh mà cả thế giới cũng nên mắc phải cho lẹ. Đó là vi trùng dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.