Hôm nay,  

Tưởng Niệm Hải Chiến Hoàng Sa

19/01/201700:00:00(Xem: 3319)
Hôm nay ngày 19/1/2016... cũng là ngày tưởng niệm mất Hoàng Sa.

Vào ngày 19/1/1974, Hải quân Trung Quốc bao vây, tấn công Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đảo Hoàng Sa.

Tự điển Bách khoa Mở viết rằng Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà cả 2 phía đều tuyên bố chủ quyền.

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi còn quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.

Hỏa lực lúc đó là: Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Khu trục hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là: 02 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp 6604 (nhái theo lớp Krondstadt của Liên Xô) mang số hiệu 274 và số 271, 02 tàu quét thủy lôi lớp Type 010 mang số hiệu 389 và số 396 (nhái theo tàu lớp T-43 của Liên Xô), 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407.[18] Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát (không rõ số lượng binh sĩ). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì tàu chống ngầm số 282, tàu chống ngầm số 281 mới đến tăng viện, coi như không tham chiến.

Bản tin RFA trong bài viết “Giới trẻ biết về ngày mất Hoàng Sa như thế nào?” đã tìm hiểu suy nghĩ của thế hệ trẻ về Hoàng Sa.

RFA ghi rằng biến cố ngày 19/1/1974 cùng với 75 chiến sỹ hải quân QLVNCH tử trận trong trận hải chiến gìn giữ đảo Hoàng Sa do Trung Cộng xâm lược đã trở thành một ngày lịch sử đối với rất nhiều người dân Việt Nam.


Tuy nhiên, điều này chưa từng được giảng dạy trong những chương trình giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ sau này. Nhưng, những người trẻ ấy vẫn tìm đến lịch sử để biết về sự thật của lịch sử.

Có những bạn qua truyền thông mạng, Facebook, họ đã biết về ngày này, như trường hợp của Thái Minh Hải từ Hà Nội, anh biết về biến cố từ những người bạn trên Facebook, khi họ đi tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ và bị chính quyền ngăn cản.

Bạn Thái Minh Hải nói với RFA:

“Theo em được biết ngày 19 tháng 1 là ngày của trận chiến Hoàng Sa, Việt Cộng Hoà và Trung Quốc 1974. Cũng là ngày tưởng nhớ các tử sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến 1974.”

“Ngoài ra em biết đến ngày này sau khi em nghe bài Vọng Nam Quan thì em có lên mạng tìm hiểu thì em biết ngày này là ngày kỷ niệm sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa.”

Tại sao nhà nước CSVN bưng bít thông tin về Hải chiến Hoàng Sa? RFA nêu câu hỏi này với giới trẻ.

Sau khi tự tìm đến các tài liệu để biết vì sao lại có buổi lễ tưởng niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa mỗi năm, những bạn trẻ này cũng hiểu cả vấn đề vì sao họ không được biết về một sự kiện lịch sử trong những buổi học ở trường? Và vì sao hoàn toàn không có các công bố về những gì đã xảy ra ở Hoàng Sa, Trường Sa ngày 19/1/1974? Vì sao ngày này không được nhà nước VN ghi nhớ?...

RFA ghi về trường hợp của An Khang, đang làm việc ở Bình Dương, Sài Gòn, được cho biết anh chỉ biết và tìm hiểu về ngày này từ năm 2011, sau 1 sự kiện.

“Từ khi tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp vào năm 2011 thì em mới bắt đầu tìm hiểu thêm về lịch sử, ngày này năm 1974 đã xảy ra một trận chiến.”

“Sau khi tìm hiểu thì em thấy do chính quyền Việt Nam, cụ thể là đảng cộng sản Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc trong cuộc chiến tương tàn giữa 2 miền. sau đó thì chính quyền Trung Quốc đã cướp biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì chính quyền Việt Nam không dám lên tiếng bảo vệ. Vì sự phụ thuộc quá lớn nên họ không dám công bố về cuộc chiến này hay sự mất mát của biển đảo.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.