Hôm nay,  

Biển Đông: Chập Chờn

01/09/201600:00:00(Xem: 5284)

Trong khi các quốc gia lân bang của Trung Quốc hồi hộp, dò tìm hỗ trợ từ các nước lớn gần xa... bỗng nhiên, có tin TQ mua chuộc được ít nhất là một quan chức Úc Châu.

Chuyện TQ mua chuộc Lào hay Cam Bốt, sẽ dễ hiểu, nếu may ra hai nước này tỉnh ngộ, đất nước VN còn nhờ cậy.

Nhưng quan chức Úc mà bị TQ mua chuộc thì cả vấn đề, vì Úc trước giờ được hiểu như một mảng Tây Âu và Bắc Mỹ...

Các báo Úc Châu kể Thượng nghị sĩ Úc Châu Sam Dastyari bị một số đồng viện chất vấn, sau khi có tin Dastyari tuyên bố ủng hộ TQ trong tranh chấp Biển Đông trong một sự kiện tổ chức bởi một ông người Úc gốc Hoa và là người từng góp tiền cho ông chi trả hóa đơn pháp lý.

Đó là buổi họp báo hôi tháng 6-2016 với báo chí tiếng Trung Hoa, TNS Dastyari tuyên bố rằng ông cam kết ủng hộ lập trường Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông kình với các nước Châu Á khác và Hoa Kỳ.

Như thế là trái nghịch lập trường của Đảng Lao Động. Tin này do báo The Australian Financial Review tiết lộ.

Người Úc gốc Việt nhớ kỹ tên họ ông Thượng nghị sĩ trở cờ đó nhé.

Trong khi đó, Thủ Tướng Liên Minh Josh Frydenberg nói rằng chuyện ông TNS trở cờ, ủng hộ TQ ở Biển Đông, là điều rất lo ngại.

Có một số người kêu gọi ông nghị trở cờ nêu trên phải từ chức, sau khi thông tấn Fairfax Media tiết lộ ông gốc Hoa trả một hóa đơn 1670 đôla giùm cho ông nghị Dastyari.

Chỉ có nhiêu đó tiền sao? Có thiệt hông? Hay là có thêm một giai nhân Thượng Hải nào phía sau ánh đèn mờ nữa?

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận tình hình Biển Đông: ASEAN, Trung Quốc dự kiến thông qua Quy tắc tránh va chạm.

RFI ghi rằng truyền thông Philippines GMA hôm 31/08/2016, dẫn một nguồn tin ngoại giao cho hay ASEAN và Bắc Kinh đã đạt thỏa thuận về việc thông qua «Bộ quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển» (Code for Unplanned Encounters at Sea), gọi tắt là CUES, trong thượng đỉnh ASEAN tại Lào vào tuần tới. Nếu diễn ra như dự kiến, Bộ quy tắc quan trọng - giúp cho việc xử lý các va chạm trên biển giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á - sẽ được thông qua đúng vào dịp khối ASEAN kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại với Trung Quốc.

RFI ghi rằng Bộ quy tắc xử lý các va chạm trên biển không mang tính chất bắt buộc lần đầu tiên được thông qua giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và 18 quốc gia ven bờ tây Thái Bình Dương tại Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) năm 2014, có mục tiêu giảm thiểu nguy cơ va chạm và ngăn ngừa sự cố trên biển và trên không bùng phát thành xung đột.

Hội thảo Hải quân Tây Thái Bình Dương (Western Pacific Naval Symposium) được thành lập năm 1988 là nơi lãnh đạo hải quân các nước của khu vực này gặp nhau hàng năm để trao đổi về các vấn đề an ninh hàng hải. Bộ quy tắc tránh va chạm được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2000.

Bộ quy tắc tránh va chạm trên biển được Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khởi sự đàm phán từ đầu tháng 5/2016, trên cơ sở đề nghị của Singapore, quốc gia phụ trách điều phối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, với nhiệm kỳ ba năm. Đề nghị được đưa ra trong bối cảnh Biển Đông rất căng thẳng, ít tuần trước khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Hay ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc.


Dụng ý của phía Singapore vào thời điểm đó là thông qua thật nhanh chóng Bộ quy tắc này để bảo đảm an ninh tại Biển Đông và cải thiện niềm tin giữa hai bên trong lúc hai phía đang xúc tiến xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC.

RFI viết:

“Thuận lợi sẵn có để ra được một bộ quy tắc như vậy là 8 trong số 10 quốc gia ASEAN đã tham gia ký kết Quy tắc CUES với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khuôn khổ hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương nói trên. Miến Điện và Lào không tham gia Bộ quy tắc tránh va chạm Tây Thái Bình Dương, nhưng cũng nhận lời tham gia vào thỏa thuận giữa ASEAN với Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Úc Carl Thayer, chuyên gia về quân sự, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, thì việc các nước ASEAN cùng Trung Quốc lập đường dây nóng và thông qua Bộ quy tắc ứng xử về những va chạm ngoài ý muốn trên biển là «một giai đoạn khởi sự, đang đi đúng hướng».

Về phần mình, chuyên gia về Biển Đông Jay Batongbacal thuộc Đại học Philippines tin tưởng là các biện pháp như vậy sẽ rất có ích cho các bên tranh chấp...”

Thực ra chuyện còn lâu lắm. Vì RFI giải thích rằng trong cuộc họp các thứ trưởng ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc tại khu Nội Mông, Trung Quốc, hồi giữa tháng 8/2016, hai bên đã nhất trí về nội dung văn bản Bộ quy tắc ứng xử về các va chạm ngoài ý muốn trên biển, dự kiến sẽ hoàn tất xây dựng được bộ khung cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, gọi tắt là COC, vào giữa năm tới 2017. Hai bên cũng đồng ý lập đường điện thoại nóng dùng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra tại Biển Đông. Bộ quy tắc ứng xử COC được coi là phương tiện pháp lý đặc biệt quan trọng, giúp cho việc ngăn ngừa đụng độ vũ trang bùng phát tại khu vực nhiều tranh chấp chủ quyền này. Trong khi chờ đợi, Bộ quy tắc ứng xử tránh va chạm ngoài ý muốn CUES có thể coi là một bước đệm để gia tăng tin tưởng giữa hai bên.

Theo một số sĩ quan Hoa Kỳ, Bộ quy tắc này cho biết các cách thức mà tàu thuyền các nước thông tin với nhau và điều khiển sao cho an toàn để tránh va chạm đã được hải quân Mỹ và Trung Quốc tuân thủ thành công khi các tàu của hai bên tiến lại gần nhau tại vùng Biển Đông nhiều tranh chấp....

Trong khi đó, môt bản tin VOA ghi lời Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang hôm 30/8, cảnh báo rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

VOA ghi rằng Ông Quang nói như vậy tại một diễn đàn ở Singapore khi công du tới quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này. Nguyên thủ Việt Nam nói thêm rằng các diễn biến gần đây tại biển Đông đe dọa tới an ninh khu vực, nhưng không đề cập cụ thể tới một quốc gia nào, dù Hà Nội gần đây bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc thực hiện các dự án xây đảo nhân tạo quy mô lớn cũng như các cơ sở quân sự trên biển Đông.

Ông Quang cảnh báo rằng nếu “chúng ta để cho bất ổn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp bùng ra xung đột vũ trang, sẽ không có người thắng, kẻ thua, mà tất cả sẽ thua”.

Đúng vậy, hễ chiến tranh là sẽ tan nát... nhưng rủi TQ cứ lấn bước hoài, cứ xây đảo hoài, cứ đưa giàn khoan vào hoài, và cứ đập phá tàu cá ngư dân Việt hoài... thì sao?

Ý kiến bạn đọc
02/09/201600:19:13
Khách
Đảng lao động Úc là nhóm mê cộng sản và rất ghét người Việt tỵ nạn, là đảng ve vuốt việt cộng từ 1973 do chính Gougth Withlam chủ trương không nhận Người Việt tỵ nạn. Con rễ Kevin Rush là chệt, vợ Bob Carr là xẩm....
Sau nhờ có TT Malcom Fraser ( tự do) Người Việt mới ươợc tỵ nạn tại Úc.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.